4.1.1. Tuổi
Theo bảng 3.1, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 41-60 (69,04%), gặp với tỷ lệ thấp nhất là nhóm d−ới 40 tuổi (9,2%), độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân đ−ợc nghiên cứu là 52,38 ± 9,76. Kết quả này khá phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác: tuổi trung bình là 50 trong nghiên cứu 68 bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng của tác giả Goreishizadeh M.A và cộng sự (2010) [21]; tuổi trung bình là 54,65 ± 15,44 trong một nghiên cứu khác của Enrique.P và cộng sự (2008) trên 369 bệnh nhân [18].
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 78,57% bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng d−ới 60 tuổi, đây là độ tuổi lao động nên tình trạng bệnh sẽ gây ảnh h−ởng không nhỏ về kinh tế xã hội cho bệnh nhân và gia đình.
Thực tế trên lâm sàng, những bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng phải nhập viện th−ờng có những rối loạn cảm xúc và hành vi kèm theo. Chính vì vậy, thực tế còn một số l−ợng bệnh nhân không nhỏ vẫn đang sống và sinh hoạt gần nh− bình th−ờng ngoài cộng đồng. Bản thân những đối t−ợng này cũng đã có những rối loạn về cảm xúc hành vi nh−ng ch−a đi khám và điều trị vì rất nhiều lý do khác nhau: xã hội vẫn còn có thể chấp nhận đ−ợc, d− luận xã hội, quan niệm… Chỉ khi ng−ời bệnh có những rối loạn cảm xúc, hành vi nặng nề nh−: liên quan đến pháp luật, kích động, tự sát, không ăn… thì bệnh nhân mới đ−ợc gia đình cho đi khám và điều trị.
4.1.2. Tuổi khởi phát
Theo bảng 3.2, đa số các bệnh nhân nghiên cứu khởi phát ở độ tuổi 30-50 (71,34%). Nhiều tác giả trên thế giới cho rằng rối loạn hoang t−ởng dai dẳng có tuổi khởi phát muộn hơn tâm thần phân liệt, th−ờng từ 35-40 tuổi [43]. Kendler (2006), khi phân tích từ 17 nghiên cứu cho rằng tuổi khởi phát rối loạn hoang t−ởng dai dẳng từ 35-45 tuổi [18]. Nh− vậy tuổi khởi phát của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khá t−ơng đồng với các tác giả khác.
Cũng theo bảng 3.2, tuổi khởi phát trung bình theo là 42,02 ± 8,97, khá phù hợp với nghiên cứu của Goreishizadeh M.A và cộng sự (2010) cho rằng tuổi khởi phát trung bình của rối loạn hoang t−ởng dai dẳng là 43 tuổi [21], [40]. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Maina và cộng sự (2001) đ−a ra tuổi khởi phát trung bình là 37,9 ± 10,5 thì kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ nên ch−a đại diện.
Theo Kaplan và Sadock (2000), tuổi khởi phát của rối loạn hoang t−ởng dai dẳng th−ờng muộn hơn so với tâm thần phân liệt (tuổi khởi phát tâm thần phân liệt nằm trong khoảng cuối tuổi vị thành viên cho tới đầu tuổi tr−ởng thành) [48]. Chính vì vậy, ảnh h−ởng của bệnh lý rối loạn hoang t−ởng dai dẳng đến gia đình và xã hội là không lớn bằng tâm thần phân liệt.
4.1.3. Đặc điểm về giới tính
Biểu đồ 3.1 cho thấy trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, nữ chiếm 85,71% và nam chiếm 14,29%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Tỉ lệ nữ/nam là 6/1. Theo các tác giả Munro và Mok (1995), tỷ lệ nữ/nam bị rối loạn hoang t−ởng dai dẳng là 3/2 [43] . Enrique.P và cộng sự (2008) nghiên cứu trên 370 bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng, tỷ lệ nữ/nam là 1/1,4 [18]. Nghiên cứu đ−ợc tiến hành bởi Maina và cộng sự
(2001) cho thấy tỷ lện nữ/nam là 1,9/1[40]. Hsiao và cộng sự (1999) đ−a ra tỷ lệ nữ/nam ở bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng là 3/1 [26].
Nh− vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đ−a ra cùng một nhận định nh− nhiều tác giả trên thế giới là có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ mắc rối loạn hoang t−ởng dai dẳng, nữ nhiều hơn nam, tuy rằng tỷ lệ nữ/nam thì khác nhau giữa các nghiên cứu và khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi.
Sở dĩ có sự khác biệt nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác có thể do cỡ mẫu của chúng tôi ch−a đủ lớn nên ch−a có tính đại diện, đồng thời do đặc điểm nền văn hóa của của các n−ớc Đông Nam á vẫn còn t−
t−ởng trọng nam khinh nữ cũng nh− bệnh lí tâm thần vẫn bị cả xã hội khinh rẻ. Chính vì vậy, những gia đình có ng−ời bị bệnh tâm thần th−ờng phải giấu kín.
Để lý giải cho sự khác biệt về giới trong rối loạn hoang t−ởng dai dẳng đã có rất nhiều giả thuyết đ−ợc nêu ra liên quan đến hoạt động tâm lý khác nhau giữa nam và nữ, nh−ng ch−a có một nghiên cứu nào thực sự khẳng định điều này, vần đề cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu thêm [33].
4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân tr−ớc khi bị bệnh
Nghề nghiệp của bệnh nhân phần nào phản ánh trình độ học vấn của họ, theo biểu đồ 3.2, trong những bệnh nhân nghiên cứu, gần một nửa là lao động chân tay (47,60%), chỉ có 28,60% bệnh nhân làm nghề kinh doanh và 23,80% lao động trí óc. Kết quả này phù hợp với nhận định của Kaplan và Sadock (2005) cho rằng rối loạn hoang t−ởng gặp nhiều ở những ng−ời lao động chân tay. Kết quả này cho đến nay vẫn ch−a có sự lý giải một cách thỏa đáng cũng nh− ch−a có một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ [31].
4.1.5. Trình độ học vấn
Theo biểu đồ 3.3, nhóm bệnh nhân có trình độ văn hóa trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,62%, tiếp sau là nhóm trung học cơ sở: 33,33%, thấp nhất là nhóm cao đẳng, đại học: 7,14%. Kết quả này khá phù hợp với nhận định của Kendler (1982) rằng những bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng có trình độ văn hóa thấp hơn những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc [33]. Nh−ng nếu so sánh chi tiết tỷ lệ bệnh nhân ở từng cấp học thì có sự khác biệt nhỏ với nghiên cứu của Goreishizadeh M.A và cộng sự (2010): chỉ có 9% bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng có trình độ đại học và trên đại học, 12% trình độ phổ thông trung học, 49% trung học cơ sở và 30% tiểu học [21].
4.1.6. Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.3 cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh nhân ch−a kết hôn (35,71%), sau đó đến nhóm có gia đình (21,43%), đối với các tr−ờng hợp đã có gia đình, ly hôn và góa chiếm tỷ lệ khá cao (9/29 và 5/27) điều này cho thấy bản thân những cá nhân bị bệnh khó có cuộc sống hoà hợp trong gia đình. Kết quả này không khác biệt nhiều với nghiên cứu của Cục Thống kê Sức khỏe Tâm thần Canada (1932-1976), khi thống kê các tr−ờng hợp có rối loạn hoang t−ởng dai dẳng cho kết quả 32% các tr−ờng hợp ch−a từng kết hôn [12], cũng nh− nghiên cứu của Enrique.P và cộng sự (2008) cho thấy tỷ lệ ch−a kết hôn: 27,6%; có gia đình: 48,8%; ly dị, ly thân: 15,6%; góa: 7,9% [18]. Nh−ng nếu so sánh với một nghiên cứu khác đ−ợc tiến hành bởi Goreishizadeh M.A (2009) và cộng sự cho thấy 82% bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng có gia đình thì kết quả thì kết quả của chúng tôi thấp hơn [21]. Lý giải điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn ít đồng thời tuổi kết hôn ở các n−ớc, các dân tộc khác nhau trong khi bệnh lý xuất hiện muộn.
Nh− vậy, đa số các tác giả đều cho rằng tỷ lệ ng−ời có gia đình trong rối loạn hoang t−ởng dai dẳng chiếm một tỷ lệ khá cao. Có thể lý giải điều này do tuổi khởi phát của bệnh lý này th−ờng muộn nên bệnh nhân cũng đã xây dựng gia đình, trái ng−ợc với bệnh nhân tâm thần phân liệt, do khởi phát sớm tr−ớc tuổi tr−ởng thành nên tỷ lệ có gia đình th−ờng thấp hơn.
Trong những tr−ờng hợp có gia đình, tỷ lệ ly hôn khá cao do bản thân những ng−ời bệnh khó hòa hợp vợ (chồng) mình vì những suy luận quá mức của bản thân bệnh nhân những ghen tuông vô lối... Chính vì vậy ảnh h−ởng lớn đến cuộc sống gia đình, nhiều tr−ờng hợp phải tìm lối thoát bằng cách ly hôn, ly thân. Nh− vậy kết quả nghiên cứu phần nào phản ảnh ảnh h−ởng của rối loạn hoang t−ởng dai dẳng lên bản thân cá nhân, gia đình ng−ời bệnh.
4.2. Đặc điểm lâm sμng của rối loạn hoang t−ởng dai dẳng
4.2.1. Tính chất xuất hiện của hoang t−ởng
Theo bảng 3.4, tính chất xuất hiện của các loại hoang t−ởng trong rối loạn hoang t−ởng dai dẳng phần lớn là từ từ (68,63%), xuất hiện bán cấp chỉ chiếm 31,37%. Kết quả này phù hợp với nhiều tác giả trên thế giới cho rằng ở bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng, các hoang t−ởng th−ờng xuất hiện từ từ, trải qua lần l−ợt các giai đoạn của quá trình hình thành hoang t−ởng, do vậy có kết cấu vững chắc, tồn tại dai dẳng [33].
Đây chính là điểm mấu chốt cơ bản khác với những hoang t−ởng ở các bệnh lý loạn thần khác. Đồng thời, do xuất hiện từ từ và hình thành vững chắc nên hoang t−ởng tồn tại lâu dài, dẫn đến việc điều trị cũng phải lâu dài, kết hợp nhiều ph−ơng pháp khác nhau, bên cạnh việc sử dụng hóa d−ợc. Trên thực tế lâm sàng, bệnh nhân th−ờng phủ định bệnh nên việc điều trị và tuân thủ uống thuốc cũng nh− những ph−ơng pháp điều trị khác rất khó
4.2.2. Đặc điểm biểu hiện lâm sàng của các loại hoang t−ởng
Bảng 3.5, cho thấy hoang t−ởng bị hại là loại hoang t−ởng chiếm tỷ lệ cao nhất 71,43%, sau đó đến hoang t−ởng ghen tuông (19,05%), các hoang t−ởng khác nh− hoang t−ởng đ−ợc yêu, hoang t−ởng tự cao xuất hiện với tỷ lệ thấp 4,76% và 7,14%.
Kết quả này phù hợp với một số tác giả cho rằng hoang t−ởng bị hại là loại hoang t−ởng th−ờng gặp nhất trong rối loạn hoang t−ởng dai dẳng với tỷ lệ 71% [9]. Nh−ng một số nghiên cứu khác đ−a ra tỷ lệ thấp hơn: Someya và cộng sự thấy 64% bệnh nhân có hoang t−ởng bị hại [18]; Yamada và cộng sự (1998) công bố tỷ lệ 51% bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng có hoang t−ởng bị hại [23]. Enrique.P và cộng sự (2008) đ−a ra tỷ lệ 47,4%. Nh− vậy, tuy các tác giả đ−a ra tỷ lệ khác nhau, song đều nhận định hoang t−ởng bị hại là hoang t−ởng xuất hiện nhiều và chiếm tỷ lệ cao nhất [18].
Các hoang t−ởng khác, theo một số tác giả đều gặp ít hơn hoang t−ởng bị hại: Enrique.P và cộng sự (2008): 10% hoang t−ởng ghen tuông, 14% hoang t−ởng biến đổi về cơ thể, 2% hoang t−ởng tự cao [18]; Maina G và cộng sự (2001): 17,4% hoang t−ởng biến đổi về cơ thể, 6,5% hoang t−ởng ghen tuông, 15,2% loại hỗn hợp [40].
Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hoang t−ởng trên bệnh nhân th−ờng xuất hiện sau một biến cố của đời sống cá nhân nh−: mâu thuẫn với chồng con, về h−u sớm,... Các biến cố này đ−ợc bệnh nhân gán cho những ý nghĩa cao hơn mức bình th−ờng, trầm trọng hơn trên cơ sở những suy đoán logic của họ, nh−ng ở mức độ khuyếch đại dần hình thành hoang t−ởng. Các triệu chứng hoang t−ởng th−ờng khởi đầu chậm chạp, âm ỉ nhiều năm tháng khó có thể khẳng định chính xác, dần theo thời gian, thông qua các mối quan hệ gia đình, xã hội hoang t−ởng ngày càng biểu hiện rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với Kaplan và Sadock (2005) cho rằng những biến cố trong cuộc sống của của bệnh nhân đ−ợc bệnh nhân
gán cho những ý nghĩa quá mức làm cơ sở cho việc hình thành hoang t−ởng. Th−ờng những biến cố đau buồn là cơ sở cho việc hình thành hoang t−ởng bị hại, là hoang t−ởng gặp nhiều nhất trong rối loạn hoang t−ởng dai dẳng[31].
Hoang t−ởng bị hại th−ờng với nội dung tập trung vào một hoặc một nhóm các đối t−ợng có quan hệ thân thiết, gần gũi với bệnh nhân. Bệnh nhân cho rằng những đối t−ợng này có ý không tốt với mình, mọi cử chỉ hành vi của họ đều đ−ợc bệnh nhân suy diễn theo h−ớng không tốt, bệnh nhân luôn trong tình trạng đề phòng, lo lắng, có hành vi chống lại: xung động tấn công, kích động, chửi bới...Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng t−ơng tự nh− mô tả của các tác giả [6], [18], [22], [23] .
Hoang t−ởng ghen tuông xuất hiện th−ờng dựa trên những sự kiện, bằng chứng không chắc chắn, về sự không “chung thủy của ng−ời thân ”(vợ hoặc chồng). Tuy nhiên, bệnh nhân luôn khẳng định đó là những bằng chứng chắc chắn và suy luận logic vấn đề theo h−ớng đó. Lúc đầu, hoang t−ởng đ−ợc đánh dấu bằng sự xuất hiện hiện một ý t−ởng cố định là sự ghen tuông, bệnh nhân thấy rằng mình trải qua những tình huống phản bội không chính xác lắm mà chỉ nh− là có khả năng này, hoang t−ởng xuất hiện dựa trên những lý do không có thực. Bệnh nhân luôn tìm kiếm, thu thập những chứng cớ của vợ/chồng, luôn theo dõi kiểm tra mọi hành động cử chỉ, th− từ, đồng thời xuất hiện nhiều ý t−ởng suy diễn khác. Những mô tả này là phù hợp với Nguyễn Thị Kim Mai và cộng sự (2007) khi mô tả rối loạn hoang t−ởng ở bệnh nhân nữ trên 50 tuổi [6].
Hoang t−ởng đ−ợc yêu gặp ở hai bệnh nhân trong nghiên cứu này. Họ sống khép kín, tin và khẳng định mãnh liệt rằng có ng−ời yêu mình, ng−ời này ở những vị trí cao trong xã hội, mọi cảm xúc hành vi của bệnh nhân đều phù hợp với niềm tin này. Tuy nhiên, sau một thời gian, vài thàng đến vài năm bệnh nhân biết ng−ời yêu của mình không chọn mình, bệnh nhân th−ờng có những hành vi mang tính chất báo thù: gặp ng−ời yêu để lăng mạ,
nh−ng vẫn đến bày tỏ tình cảm và trở nên thù ghét vợ của đối t−ợng vì cho rằng chính cô ta đã c−ớp mất ng−ời yêu của mình.
Hoang t−ởng tự cao gặp ở 3 bệnh nhân trong nghiên cứu, có 2 bệnh nhân tin t−ởng rằng mình có khả năng to lớn nh−ng ch−a đ−ợc biết, 1 bệnh nhân cho rằng mình có những mối quan hệ đặc biệt với lãnh tụ trên thế giới nh− tổng thống Mỹ. Từ những suy nghĩ đó, bệnh nhân luôn có những cuộc tranh cãi với đồng nghiệp, ng−ời thân, những đòi hỏi vô lý trong cơ quan, những cách ứng xử khác th−ờng với ng−ời thân, ng−ời xung quanh. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với mô tả của Kaplan và Sadock (2005) hoang t−ởng của bệnh nhân đ−ợc xây dựng trên cơ sở niềm tin rằng họ có khả năng to lớn (nh−ng ch−a đ−ợc biết) hoặc tiềm năng khám phá lớn. Hiếm hơn, bệnh nhân có thể có hoang t−ởng rằng họ có một mối liên quan đặc biệt với các bậc vĩ nhân (một cố vấn của tổng thống), thậm chí họ cho rằng mình là một nhân vật vĩ đại. Hoang t−ởng tự cao có thể có nội dung tôn giáo (ví dụ bệnh nhân tin rằng mình có một thông điệp của th−ợng đế)[31].
Hoang t−ởng biến đổi về cơ thể gặp ở 5 bệnh nhân trong nghiên cứu. Cũng giống nh− mô tả trong y văn [27], [31], các bệnh nhân đều cho rằng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể mình bị hỏng không thể hoạt động đ−ợc (1 bệnh nhân hỏng tim, 2 bệnh nhân hỏng đại tràng, 2 bệnh nhân hỏng dạ dày), bệnh nhân đã đi khám nhiều chuyên khoa khác nhau, tuy nhiên các kết quả đều bình th−ờng. Nh− vậy các hoang t−ởng biến đổi về cơ thể trong nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu liên quan đến cơ quan tiêu hóa của cơ thể.
Hoang t−ởng kiện cáo trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở 3 bệnh nhân: 1 bệnh nhân nam, 2 bệnh nhân nữ. Cả ba bệnh nhân này đều có yếu tố khởi phát liên quan đến làm ăn, nghề nghiệp. Từ đó, họ luôn có ý t−ởng rằng mình bị thua thiệt nh− vậy do bản thân ng−ời bạn lừa mình, bệnh nhân luôn theo đuổi kiện cáo từ nhiều năm nay (ng−ời nhiều nhất là 20 năm) và đều
khẳng định là mình đúng, có lý và vẫn phải tiếp tục kiện. Mô tả của chúng tôi phù hợp với Kaplan và Sadock (2006) cho rằng những bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng có hoang t−ởng kiện cáo th−ờng có các vấn đề liên quan đến pháp luật, tòa án và chính quyền [31].
Nh− vậy, ở bệnh nhân rối loạn hoang t−ởng dai dẳng, hoang t−ởng đ−ợc xây dựng một cách vững chắc, có kết cấu rõ ràng chủ yếu tập trung vào