8. Kết cấu của luận văn
2.5. Một số bài học kinh nghiệm của thời Lý
Có thể nói, Phật giáo thời Lý đã làm nên những trang sử vẻ vang, huy hoàng trong qua trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Phật giáo thời này có sức sống mãnh liệt bằng tinh tinh thần vô ngã vị tha, thể hiện sức sống tự lực tự, cường với tinh thần độc lập dân tộc. Phật giáo thời Lý đã đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Bởi vì về cả phương diện tinh thần và phương diện vật chất, ảnh hưởng của Phật giáo giai đoạn này là quá rõ trên tất cả các hoạt động trong nước, đặc biệt là trong việc hình thành chính sách quân chủ thân dân của triều Lý. Thời đại ấy, tinh thần đạo Phật không tách khỏi tinh thần dân tộc, văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Lịch sử để lại cho chúng ta một di sản vô giá mà từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học rất có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay, trong việc điều hành xây dựng đất nước, xây dựng những giá trị chuẩn mực đạo đức của một xã hội mới. Sau đây là một số bài học đáng lưu ý:
Thứ nhất: Xây dựng nhà nước thống nhất thịnh trị, đoàn kết dân tộc
trên cơ sở thiết lập một trật tự xã hội thực thi chính sách “quân chủ thân dân” của triều Lý đã làm nổi bật lên được tư tưởng khoan dung yêu dân, thương dân và coi trọng nhân dân, đây là cơ sở để xây dựng khối thống nhất toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng triều đại nhà Lý, duy trì và bảo vệ dân tộc.
Kinh nghiệm lớn nhất của nhà Lý và cả lịch sử nước ta là muốn độc lập tự cường, thì nhà nước và quân đội giữ vai trò cực kỳ quan trọng nhưng chưa đủ. Sức mạnh trường tồn của đất nước, nhất là khi đứng trước mối đe dọa hay nguy cơ xâm lược của nước ngoài, sức mạnh tiềm tàng, vô tận của Việt Nam là sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh toàn dân thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước và các giá trị văn hóa nhân văn dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện bằng lời kêu gọi chung chung
mà phải bằng những chính sách cụ thể tạo nên sự thuận hòa của xã hội, đời sống ổn định cho toàn dân. Thời Lý, nước Đại Việt đã trở thành một quốc gia văn minh và cường thịnh theo hướng đó với những định hướng của chế độ quân chủ thân dân lúc bấy giờ, mà cụ thể là thông qua người đứng đầu vua quan của triều Lý, đã chịu ảnh hưởng rất lớn của tinh thần Phật giáo.
Thứ hai: Chính sách Quân chủ thân dân với nội hàm chính yếu là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở coi trọng đời sống sinh hoạt và tinh thần “tam giáo dung thông” trên nền tảng Phật giáo của nhân dân, lấy hạnh phúc an lạc và thịnh vượng của dân làm nền tảng cơ bản, là bệ đỡ tinh thần cho con người trong thời nhà Lý nhằm tạo thế cân bằng trong đời sống xã hội. Xây dựng đời sống vật chất ổn định tinh thần lành mạnh, đồng thời qua đó tập trung được sức mạnh tinh thần của “tam giáo” nói chung Phật giáo nói riêng cho công cuộc ổn định và xây dựng xã hội trong thời đại Lý.
Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đời Lý đã vươn lên trở thành tôn giáo nhập thế tích cực mà vẫn giữ được tính siêu việt, thể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, nó đi đúng đường lối tu hành đạo Phật, dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc để tạo thành một nét đặc thù cho nền Thiền học và văn hóa Việt Nam thời Lý và tiếp theo được nhà Trần kế thừa và phát triển. Ngày nay chúng ta nên tiếp nhận nâng cao, tạo cơ sở cho sự tiếp nhận giao thoa văn hóa, tôn giáo…trong thời kì hội nhập và quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
Thứ ba: Từ chính sách Quân chủ thân dân được thực thi trong thời Lý rút ra bài học trong cách ứng xử của nhà Lý với các tôn giáo khác nhau.
Dưới thời Lý, đời sống văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng với sự chung sống, cùng tồn tại đan xen của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, không có sự áp đặt, không có xung đột, tạo nên đời sống cởi mở, hài hòa trên một tinh thần dân tộc rất cao. Chính trên cơ sở đó đã tạo nên một nền văn hóa hòa đồng
dung hợp, tránh được quan điểm bảo thủ, phiến điện trong việc nhìn nhận đánh giá về các tôn giáo, nhất là trong việc chống lại sự lợi dụng tôn giáo để chống phá khối đại đoàn kết, xâm hại an ninh đất nước của các thế lực thù địch. Trong cách ứng xử của triều đại nhà Lý với các tôn giáo khá khoan dung thoáng đạt, nhằm tận dụng hết vai trò, sức mạnh và ưu việt của từng tôn giáo khác khác nhau cho công cuộc xây dựng một thể chế mới hoàn bị hơn giai đoạn trước để bảo vệ đất nước hùng mạnh, mà vai trò lớn nhất phải kể đến ảnh hưởng từ tinh thần khoan dung của Phật giáo.
Thứ tƣ: Trong thời Lý việc thực thi chính sách Quân chủ thân dân, về lĩnh vực tinh thần còn coi trọng về đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, hiện nay ta có 54 dân tộc. Một nhà nước mạnh, một quốc gia hùng cường trong đặc điểm đa tộc người ở Việt Nam là phải rất coi trong chính sách và cách ứng xử với các dân tộc thiểu số miền núi. Nước ta không phải là nước lớn, càng không phải là đế chế, nên không thể xây dựng một quốc gia tập quyền và thống nhất theo chế độ “chuyên chế, cực trị”, dùng quyền lực mạnh của Nhà nước trung ương để áp đặt và đàn áp các dân tộc thiểu số (trừ trường hợp phản loạn, cát cứ). Bài học hay của nhà Lý là tôn trọng các dân tộc miền núi, tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của từng dân tộc, tập hợp họ lại trong một quốc gia thống nhất bằng chính sách mềm mỏng phù hợp với bối cảnh lúc đó, được họ chấp thuận. Nhà Lý đã thực hiện thành công chính sách đoàn kết dân tộc, nên thời bình thì giữ được an ninh vùng biên cương, khi có giặc ngoại xâm thì toàn dân tham gia kháng chiến, và các thủ lĩnh miền núi giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
Thứ năm: Chính sách Quân chủ thân dân của triều Lý đã xây dựng được một nền giáo dục tương đối toàn diện và rộng mở. Giáo dục theo tinh thần dung thông tam giáo trên cở sở Phật giáo. Phật giáo giai đoạn này đã
cung cấp cho dân tộc những anh tài có thể đảm đương và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà lịch sử đã giao phó, nỗi bật nhất là nhiệm vụ bảo vệ độc lập của tổ quốc và phát triển đất nước. Không những nền giáo dục này không khép kín và giới hạn mà nó còn có độ mở, tạo điều kiện cho con em ra nước ngoài học tập. Trong nữa thế kỷ thứ 7 ta đã thấy một loạt các nhà sư trẻ Việt Nam như Vân Kỳ, Huệ Diệm, Khuy Xung, Giải Thoát Thiên và Trí Hành đã đi về các nước phía Nam để chiêm bái và học hỏi. Thời Lý tiếp tục thâu lượm hấp thụ văn hóa bên ngoài, tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển.
Nền giáo dục của Phật giáo nhằm phát triển tâm thức, đưa đến cho con người một trí tuệ minh triết, siêu phàm, an tịnh giải thoát. Đạo Phật vì lấy nhân quả để tu nên khi hành giả cải rửa thân tâm, sống hướng thiện là góp phần xây dựng, cải tạo gia đình, xã hội, đem lại an vui hạnh phúc cho mọi người. Vì cá nhân có an vui thì gia đình, xã hội mới bình an. Phật giáo thời Lý nói riêng, phật giáo thời kì Lý - Trần nói chung đã góp phần xây dựng con người đạo đức nhân văn hiếu sinh cho dân tộc. Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý đã đi đúng con đường này nên đã cống hiến cho dân tộc những danh tăng với trí tuệ minh triết, giúp vua, giúp nước thoát cảnh nông nô mà lịch sử còn ghi lại và thế hệ mai sau.
Tuy vậy bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, đạo Phật còn có những ảnh hưởng mang tính chất không tiến bộ; nhiều khi các vua Lý bị chi phối bởi quan điểm duy tâm, việc xây dựng quá nhiều chùa, Tháp có quy mô hoành tráng đã ảnh hưởng tới quốc khố của nhà nước. Với sự hỗ trợ, nâng đỡ của nhà vua và triều đình là điều kiện khiến nhiều sư sãi làm trái với điều răn của Phật, quy định của nhà nước, đôi khi còn lộng hành trên vũ đài chính trị làm rối loạn triều đình và là một trong những lý do góp phần khiến cho triều Lý suy vong sau này.
KẾT LUẬN
Phật giáo được du nhập vào nước rất sớm, từ đầu Công nguyên. Qua một thời gian dài du nhập và bám rễ, Phật giáo khởi sắc cũng kỷ nguyên độc lập của dân tộc trải qua thế kỷ X với những thành tựu nhất định làm cơ sở nền tảng để tạo nên bước hưng thịnh của thời Lý. Có thể nói Phật giáo dưới triều đại nhà Lý là một trong thời đoạn Phật giáo cực thịnh nhất của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tồn tại và song hành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Phật giáo đã đóng góp một vai trò to lớn cho nước nhà. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến chính sách cai trị Quân chủ thân dân thời Lý đặt mầm móng vững chắc để xây dựng một nền tảng văn hóa Đại Việt hưng thịnh đầu tiên cho lịch sử nước nhà nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng. Sự vận dụng tư tưởng và những giá trị của đạo Phật đã góp phần vào việc xây dựng một xã hội an bình thịnh trị, một hệ tư tưởng đạo đức Phật giáo từ bi bác ái trong tính cách cũng như hành động của người Việt trong lịch sử. Tinh thần đạo Phật thẩm thấu vào đường lối cai trị của vua quan triều Lý trong giai đoạn này đưa con người Việt Nam đến bờ an lạc hạnh phúc, làm cho họ có chiều sâu về tâm linh nội tâm, và nếp văn hóa Việt được thể hiện qua đó. Phật giáo đã để lại một nền văn hóa dân tộc qua kiến trúc nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, đời sống tinh thần một dấu ấn cho đời sau, cũng như các văn thơ cho cả một giai đoạn văn học và tư tưởng. Việc phân tích vai trò, vị trí và ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đến đường lối chính trị quân chủ thân dân để khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chúng ta chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống xã hội thời Lý là điều cần thiết. Qua đó làm nổi bật ý nghĩa những giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ trong tư tưởng triết lý Phật
giáo sẽ giúp phần làm phong phú đời sống tinh thần, hệ giá trị đạo đức của dân tộc và hữu ích trong công cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay.
Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung là một trong những bộ phận không thể thiếu được trong kiến trúc thượng tầng nước ta. Du nhập từ thế kỷ II-SCN, được bản địa hóa cho phù hợp với văn hóa người Việt Nam, vì thế mà Phật giáo đã có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nói chung và đời sống chính trị nói riêng của thời Lý. Trong xu thế mở của hội nhập Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế - chính trị - xã hội đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng cần cảnh báo về những mặt trái của chúng nhất là hiện tượng suy thoái đời sống tinh thần, đạo đức, nhân cách con người đang gây ra những băn khoăn trong dư luận xã hội. Việc nghiên vai trò, tác động của triết lý Phật giáo nói chung, quá trình du nhập, tồn tại và tác động của Phật giáo Việt Nam thời Lý nói riêng đến hệ tư tưởng chính trị, lối sống đạo đức sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao Phật giáo lại có những ảnh hưởng mạnh mẽ như thế đến đời sống tinh thần người dân Việt. Đồng thời qua đó chắt lọc, kế thừa những bài học kinh nghiệm, hạn chế những mặt tiêu cực để vận dụng nó vào trong việc xây dựng thể chế chính trị vững chắc, toàn diện. Phật giáo đóng góp một vai trò không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đổi mới. Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã, đang và sẽ đồng hành cùng dân tộc, góp phần hình thành, củng cố, điều chỉnh và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhân cách con người Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, xnb Văn hóa thông tin
2. Huỳnh Công Bá (2006), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
3. Thích Đồng Bổn (2006), Vai trò chính trị của các tăng sĩ Phật giáo thời đại Lý - Trần, Nxb Tôn giáo
4. Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb Văn Học Hà Nội 5. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch. Tập 1.
Nxb Sử học, Hà Nội.
6. Lê Thị Cúc (2010), Vai trò của phật giáo thời Lý với sự hình thành và phát triển văn minh Đại Việt, http://daitangkinhvietnam. Org
7. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (1999), Các triều đại Việt Nam, Xnb Thanh Niên
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) 2007, Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Tập 1 Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
9. Trương Văn Chung (1996). Luận văn phó tiến sĩ khoa triết học: Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. TTKHXHVNQG, Viện triết học.
10. Phan Đại Doãn (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 11. Lê Quý Đôn (1995), Toàn Việt thi lục, Nxb Khoa học xã hội.
12. Thích Thông Đức, “Vai trò của Phật giáo thời Lý góp phần giáo dân thông qua lễ hội Phật giáo” Web: http://www.daophatngaynay.com
13. Trần Văn Giáp (2000), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, Tuệ Sĩ dịch, Nxb Sài Gòn, TPHCM
14. Giáo Hội PGVN, ĐHQGHN (2011), Hội thảo khoa học quốc tế Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập.
15. Hoàng Xuân Hãn (1950). Lý Thường Kiệt, tập 1, Nxb Hà Nội
16. Hoàng Xuân Hãn (2003), Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, Nxb Quân đội nhân dân.
17. Hoàng Xuân Hãn (2008) Đạo Phật thời Lý, http//:giacngo.vn
18. Th.S Trần Thị Hạnh (2012): “Nội dung cơ bản của Triết học Phật giáo thời Lý” GV.Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQGHN 19. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Hội nhà văn.
21. Nguyễn Duy Hinh (1986) Hệ tư tưởng Lý, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số1.
22. Kiều Thu Hoạch (1965), Tìm hiểu thơ văn các nhà sư thời Lý Trần, Tạp chí Văn học số 6, tr64
23. Phan Nhật Huân, Luận văn Thạc sĩ triết học (2011) “Ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam (thời Lí – Trần)” Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG HN
24. Lê Tuấn Huy, Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong các thế kỷ X – XIV. www.daitangkinhvietnam.org
25. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long Hà Nội, Nxb Hà Nội
26. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (12/2011), Tham luận: “Phật giáo và chính trị đầu kỉ nguyên độc lập – tiếp cận từ một luận đề của Max Weber” Trường