Tiền đề Kinh tế và chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong chính sách Quân chủ thân dân dưới triều đại nhà Lý (Trang 31)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Tiền đề Kinh tế và chính trị

Sự xác lập lại chủ quyền đất nước độc lập đã trải qua gần một thế kỷ với sự kế tiếp của 3 triều đại: Ngô – Đinh – Tiền Lê, đã để lại những mô hình

cai trị đất nước, những bài học trong việc quản lý thực thi chính sách cai trị đất nước của các vương triều. Ðẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Trong hoàn cảnh độc lập và thanh bình, ổn định, nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt sau khi dời đô về Thăng Long.

Trước những yêu cầu thực tế của quốc gia Đại Việt nhà Lý đã rất chú trọng quan tâm đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong phát triển kinh tế, nhà Lý coi trọng nông nghiệp và đề ra nhiều giải pháp tích cực. Vua Lý tự mình cày ruộng tịch điền, ban chiếu “khuyến nông” để xác lập chính sách “dĩ nông vi bản”. Trong thời Lý nhiều đê sông trong đó có đê Cơ Xá ở Thăng Long và nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng và bảo vệ. Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công được chú ý phát triển. Quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ được mở rộng với sự ra đời của các chợ nông thôn, một số đô thị và thương cảng. Quan hệ buôn bán với nhà Tống thực hiện qua các chợ biên giới gọi là bác dịch trường, trong đó có những chợ đến nay vẫn tồn tại và qua đường biển. Thương cảng Vân Ðồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với thuyền buôn nhiều nước Ðông Á và Ðông Nam Á như Trung Quốc, Xiêm La (Thái Lan)...

Tại kinh đô về mặt kinh tế, chợ - bến giữ vai trò rất quan trọng hoạt động công thương nghiệp của Thăng Long. Trên sông Nhị, sông Tô Lịch có nhiều bến thuyền, quan trọng và sầm uất nhất là bến Giang Khẩu và bến Triều Ðông. Cùng với các phường, trong thành Thăng Long vẫn còn những trại nông nghiệp như trại Thủ Lệ và các trại phía tây Hoàng Thành. Quanh thành Thăng Long, bên cạnh các làng nông nghiệp, đã hình thành một số làng thủ công nghiệp như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), các làng thủ công, các trại trồng dâu nuôi tằm quanh Hồ Tây. Do nhu cầu phát triển của đô thị, nhiều thợ thủ công, nhà buôn các nơi tìm về Thăng Long làm ăn, góp phần làm thay đổi

bộ mặt kinh tế và tạo nên những hoạt động công thương nghiệp nổi trội của đất kinh kỳ. Kết cấu kinh tế của Thăng Long vẫn là nông - công - thương, nhưng hoạt động công - thương vươn lên giữ vai trò chi phối. Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế có quan hệ giao lưu với nhiều vùng trong nước và thuyền buôn nước ngoài.

Trong xây dựng đất nước, nhà Lý rất có ý thức lo củng cố quốc phòng và kết hợp kinh tế với quốc phòng. Nhà Lý đã áp dụng chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nông) chia quân lính thành các phiên để thay nhau về quê làm ruộng, nhằm tự cấp và bảo đảm lực lượng lao động nông nghiệp, làm cho đường lối chính trị thân dân đó đã tăng sức đề kháng. Nền quân sự đời Lý đạt đến trình độ cao.

Kinh tế phát triển, quốc phòng hùng hậu, đó là những thành tựu cơ bản bảo đảm cho sự cường thịnh của nước Ðại Việt đời Lý.

Vương triều Lý mở ra một kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử dân tộc gọi là Kỷ nguyên văn minh Ðại Việt. Ðó là thời kỳ cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ trong xây dựng lại đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc và sau thời kỳ đầu khôi phục chủ quyền độc lập đời Ngô, Ðinh, Tiền Lê, thực hiện thành công một cuộc phục hưng dân tộc lớn lao. Nước Ðại Việt nhanh chóng trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và văn minh, thịnh đạt ở Ðông Nam Á.

Sau khi Lý Công Uẩn được sự hậu thuẫn của sư Vạn Hạnh quyết định dời đô về Thăng long, thì Thăng Long được xem như là nơi “rồng cuộn hổ ngồi”, là nơi có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Thay cho Hoa Lư vì nơi đây chỉ được xem là chỉ thuận lợi về mặt quân sự và phòng ngự trong chiến tranh. Về mặt địa lý tự nhiên, thành Thăng Long ở vào vị trí trung tâm của đất nước thời bấy giờ, một đầu mối giao thông thủy bộ thuận tiện. Vị trí, điều kiện tự nhiên và tiến trình lịch sử đã tạo dựng những những tiền đề cho Ðại

La - Thăng Long đóng vai trò kinh đô của đất nước thời kỳ phục hưng dân tộc. Nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định là nhận thức ra những tiền đề đó cũng như xác định được yêu cầu và khả năng tạo ra sức mạnh của đất nước, để xây dựng và bảo vệ đô thành trên một địa bàn trọng yếu nhưng rất trống trải về địa hình như thế. Cống hiến lớn lao của vua Lý Thái Tổ là nhận thức được điều đó, tự tin ở sức mạnh của đất nước và đi đến một quyết đoán lịch sử. Những ý tưởng và suy tính của nhà vua được trình bày ngắn gọn trong văn kiện lịch sử “Chiếu dời đô”, phản ánh một tư duy chiến lược bao quát, một tầm nhìn xa trông rộng, trong đó có sự đóng góp của thiền sư - cố vấn chính trị Vạn Hạnh. Vua Lý Thái Tổ là người sáng lập kinh thành Thăng Long. Nhưng điều có ý nghĩa cơ bản là Lý Thái Tổ và các vua Lý kế nhiệm đã dày công kiến lập để Thăng Long xứng đáng với vị trí và vai trò kinh đô của nước Ðại Việt trên con đường phục hưng dân tộc, và dĩ nhiên công việc xây dựng đô thành phải gắn liền với công việc xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, và là điều kiện để cho Phật giáo hưng thịnh.

Với chính sách cai trị đất nước theo định hướng quân chủ thân dân, Thành Thăng Long từ trung tâm chính trị của nhà nước quân chủ đã sớm phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, một đô thị phát đạt nhất của nước Ðại Việt.

1.2.2 Tiền đề văn hóa xã hội và Tƣ tƣởng

* Về mặt văn hóa xã hội

Mở đầu kỷ nguyên văn minh Ðại Việt. Nhà Lý rất quan tâm phát triển giáo dục, mở mang văn hoá. trước hết đó là chú trọng Nho học, năm 1070 dựng Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 lập Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam. Ðó là những sự kiện và niên đại đầy ý nghĩa, đặt cơ sở cho sự ra đời nền giáo dục, thi cử nói chung và nền giáo dục đại học nói riêng của Việt Nam.

Cùng với giáo dục Nho học, một tầng lớp trí thức Nho học ra đời và ảnh hưởng Nho giáo cũng gia tăng dần, góp phần tích cực vào việc xây dựng thiết chế chính trị của Nhà nước tập quyền song đồng thời phải nhận thấy vai trò của Phật giáo trong giáo dục thời Lý. Các vua Lý và nhiều quý tộc, quan chức cao cấp đều tôn sùng đạo Phật, bỏ tiền của xây dựng chùa khắp nơi, cúng ruộng cho chùa. Nhà chùa trở thành một thế lực kinh tế, chính trị, văn hóa lớn trong xã hội. Phật giáo đời Lý phát triển trong sự gắn bó với lợi ích và vận mạng dân tộc. Một số vua Lý tu Phật như Lý Thái Tông là thế hệ thứ bảy của phái Vô Ngôn Thông, vua Lý Thánh Tông là thế hệ thứ nhất của phái Thảo Ðường và thuộc phái này còn có vua Lý Anh Tông thuộc thế hệ thứ ba, Lý Cao Tông thế hệ thứ năm.

Về phương diện văn hoá, Thăng Long trở thành trung tâm hội tụ và đào tạo nhân tài của cả nước. Ðây là đế đô của vương triều Lý, với nhiều Hoàng đế tài ba nhiều tướng soái kiệt xuất. Ðây cũng là nơi đào tạo đội ngũ trí thức, đồng thời đây cũng là một trung tâm Phật giáo với tên tuổi nhiều cao tăng như Sư Vạn Hạnh, Quốc sư Viên Thông, Minh Không, Thông Biện... Trong đó có nhiều người đã đến Trung Quốc, xuống Nam Dương, sang Ấn Độ để tìm hiểu mở rộng thêm kiến thức. Lực lượng Phật giáo, các nhà sư và tín đồ đã thực sự tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống áp bức, giành lại độc lập cho đất nước.

Thăng Long không những tập trung những cung điện của triều đình, mà còn là nơi xuất hiện những trung tâm Phật giáo mới với nhiều chùa tháp nổi tiếng. Từ thế kỷ VI, Lý Nam đế đã cho xây dựng chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc) cho đến thế kỷ thứ X, chùa này là nơi trụ trì của thiền sư Vân Phong, người thuộc thế hệ thứ 3 của dòng thiền Vô Ngôn Thông, học trò của Vân phong là Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, vị tăng thống thời Đinh và Tiền Lê đã mở mang chùa Khai Quốc, biến nơi đây thành một trung tâm truyền thụ

Phật giáo. Trong đấy cũng phải kể đến chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), chùa Sùng Khánh Báo Thiên (chùa Báo Thiên) là trong 4 công trình nghệ thuật được coi là "An Nam tứ đại khí" của thời Lý. Kinh thành là nơi qui tụ cư dân và tài năng của cả nước nên cũng là trung tâm hấp thụ và toả sáng di sản văn hoá của dân tộc. Tại đây có những lễ hội lớn như hội đền Ðồng Cổ, hội Dóng, hội đền Hai Bà, những lễ hội Phật giáo... Các hình thức nghệ thuật biểu diễn như múa rối nước, hát tuồng, hát chèo... Như vậy, sự hình thành các trung tâm Phật giáo và những hoạt động mang tính chất văn hóa xã hội, đã nói lên sự ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội thời kì này.

Các vị vua triều Lý đều dựa trên nền tảng của tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc vững vàng, đồng thời chịu ảnh hưởng của Tam giáo: Phật - Nho - Ðạo đặc biệt là Phật giáo, điều đó cũng tác động đến các triều thần cũng làm tăng thêm sự lan tỏa vào dân chúng tạo nên nét đặc sắc trong đời sống tư tưởng thời nhà Lý. Văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc đều phát triển trong tinh thần ấy và để lại những di sản vô giá trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá đời Lý qua giao lưu, tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc, Ấn Ðộ và Ðông Nam á. Ðó là một nền văn hóa vừa mang đậm tính dân tộc, vừa biểu thị tính đa dạng, phóng khoáng, cởi mở, dung hợp.

Sau hai thế kỷ xây dựng, Thăng Long đời Lý đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Ðại Việt, một đô thị phồn vinh. Trong thời gian thịnh đạt của vương triều, nhà Lý đã bảo vệ vững chắc kinh đô, cuộc xâm lăng của quân Tống bị chặn đứng và đánh bại trên phòng tuyến Như Nguyệt, tạo nên một thời kỳ ổn định và thanh bình cho công cuộc kiến lập kinh thành. Thăng Long là trung tâm qui tụ, kết tinh tài năng, trí tuệ dân tộc, tạo nên phong cách và truyền thống văn hoá Thăng Long để từ đây toả chiếu ảnh hưởng ra cả nước.

* Về mặt tư tưởng:

Tuy phải thăng trầm cùng lịch sử dân tộc như vậy nhưng vai trò của Phật giáo thời Lý vẫn không hề thay đổi mà ngày càng có những ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người dân nước ta. Biểu hiện trong đời sống chính trị và pháp luật, trong văn học, ca dao dân ca, trong quan niệm đạo lý, tư tưởng, trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trong ý thức thẫm mỹ, nghệ thuật… Nhất là sau một thời kì dài đất nước bị đô hộ, sau khi giành lại chính quyền xây dựng đất nước theo thể chế mới, lấy lòng nhân từ, từ bi để làm chuẩn mực cho hành động, và ứng xử trong xã hội. Chính những tư tưởng tích cực trong triết lý nhân sinh của Phật giáo sẽ góp phần điều chỉnh hành vi và nhân cách con người trong xã hội.

Về mặt tư tưởng, người Việt có một đời sống tín ngưỡng phong phú đặc sắc đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố truyền thống, có giá trị ý nghĩa tâm linh rất lớn như: Thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ mẫu, thờ thần thổ địa… Khi du nhập vào Việt Nam Phật giáo không những không bị bài xích, mà còn được dân chúng hoan nghênh, bởi sự phù hợp và tương đồng giữa tín ngưỡng bản địa và tư tưởng Phật giáo. Việc một văn hóa mới du nhập và được chấp nhận phụ thuộc rất nhiều vào tính cách và sự tương đồng với văn hóa của người dân bản địa. Đối với người Việt tính, cách đó được hình thành dựa trên nền văn hóa mang tính chất sản xuất nông nghiệp. Công việc trị thủy là yếu tố khách quan làm gắn kết, cố kết cộng đồng làng xã, tập thể. Điều đó chính là cơ sở để hình thành nên tính cách làng xã của người Việt. Phật giáo Đại Việt thừ thời Lý chủ yếu là Thiền - Tịnh - Mật dung thông với tư tưởng tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn đã bồi đắp thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng làng xóm và nhất là khi có giặc ngoại xâm nó biến thành tinh thần yêu nước.

Tuy với hệ thống giáo lý cao siêu nhưng lại gần gũi với con người, thời Lý Phật giáo với hình ảnh của đức Phật đã hòa nhập vào tâm hồn, tình cảm của người dân Việt. Tư tưởng Phật giáo được thể hiện tập trung trong tư tưởng triết lý nhân sinh, từ, bi, hỉ, xã của đạo Phật.

Quan niệm của đạo Phật về triết lý nhân sinh thể hiện trong thuyết “Thập nhị nhân duyên”. Trong mười hai nhân duyên thì vô minh là căn bản. Từ nhân quá khứ sang quả hiện tại, quả hiện tại lại làm lại nhân cho quả tương lai. Cũng theo Phật giáo nguồn gốc vũ trụ và con người không do lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra mà cho rằng thế giới là vô cùng, vô tận. Ngoài thế giới mà chúng ta đang sống còn có nhiều thế giới khác. Điều này được thuyết minh trong kinh “Hoa Nghiêm”, kinh “Khởi thế nhân bổn” (Nikàya), kinh “Tiểu duyên” (Agama).

Phật giáo cho rằng sự tồn tại của con người là đau khổ, điều này được đề cập trong “Khổ đế” (Dukkha), nỗi khổ có thể phân loại làm “Tam khổ” hay “Bát khổ”. Về “Tam khổ” có Khổ khổ; Hoại khổ và Hành khổ. Về “Bát khổ” có “Sinh khổ”; “Lão khổ”; “Bệnh khổ; “Tử khổ”; “Ái biệt ly khổ”; “Cầu bất đắc khổ”; “Oán tăng hội khổ” và “Ngũ ấm xí thạnh khổ”. Phật giáo cũng chỉ ra nguyên nhân của đau khổ, được thuyết minh trong “Tập đế” (Samudaya). Nguyên nhân đó là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến. Tuy nhiên, Phật giáo cũng đưa ra khả năng để khắc phục sự đau khổ đó là “Diệt đế” (Nirodha Dukkha). Khi con người diệt hết mọi phiền não, mê mờ tận gốc của nó thì sẽ đạt tới cõi Niết Bàn - hạnh phúc tuyệt đối, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Để thoát khỏi đau khổ và đạt tới cõi Niết Bàn cần có con đường đi, đó chính là “Đạo đế” (Magga). Đạo đế gồm: Tứ Niệm Xứ; Tứ Chánh Cần; Tứ Như Ý Túc; Ngũ Căn; Ngũ Lực; Thất Giác Chi; Bát Chánh Đạo.

Qua các giáo lý trên của Phật giáo ta thấy rõ những giá trị nhân văn mà Phật giáo đã đạt đến, đó là: Đứng trước phật tính mọi người đều bình đẳng, coi con người chiếm địa vị độc tôn trên thế giới. Luôn tôn trọng sự sống, xem sự sống trên tất cả. Coi cái “ngã” là con người lớn để biểu thị chân lý tự do, tự tại của con người trong trời đất, Phật giáo có mục đích đưa con người trở về với chân - thiện - mỹ.

Đạo Phật là tôn giáo luôn đề cao hòa hợp, đoàn kết trên tinh thần giải thoát và giác ngộ của con người, nên khi truyền đến dân tộc nào cũng tùy

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong chính sách Quân chủ thân dân dưới triều đại nhà Lý (Trang 31)