Vai trò hình thành nhân cách và tƣ duy ngƣời Việt của Phật giáo

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong chính sách Quân chủ thân dân dưới triều đại nhà Lý (Trang 49)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Vai trò hình thành nhân cách và tƣ duy ngƣời Việt của Phật giáo

ảnh hƣởng tới chính sách Quân chủ thân dân thời Lý

Nói đến sự hưng thịnh của triều đại Lý thì chúng ta không thể không nói tới vai trò to lớn của Phật giáo đối với việc thành lập, xây dựng phát triển kinh đô Thăng Long và nước Đại Việt dưới thời Lý và những thời đại về sau, tức là chúng ta đang nói đến những ảnh hưởng rất to lớn và vô cùng quan trọng của đạo Phật đối với nền chính trị của đất nước trong giai đoạn lịch sử này. Biểu hiện vai trò của Phật giáo trong đường lối cai trị “Quân chủ thân dân” nhà nước Lý thể hiện ở các khía cạnh sau:

* Về mặt tư tưởng xã hội, nhân sinh quan và thế giới quan

Phật giáo đã góp phần xây dựng hình thành nên nhân cách, tư duy của người Việt

Là một tôn giáo, Phật giáo cũng gồm có giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới chính quả. Cả hai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách của các tín đồ. Đồng thời qua những triết lý, giáo lý nhà Phật chúng ta cũng thấy toát lên những giá trị trong nhận thức tư duy, trang bị những quan niệm tư duy nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan cho con người. Người Việt khi đó đã có quan niệm về vũ trụ quan với 3 thế giới: Trời - Đất - Nước. Điều đó cho thấy, tư duy của người Việt đã nhận thức được quy luật của sự vận động vòng tròn để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp nhận dễ dàng thuyết luân hồi nhân quả của Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học luôn hoà vào nhau làm cơ sở luận chứng cho nhau. Ở đây Phật giáo ở tầng sâu, rộng nhất đóng góp cho tư duy

người Việt đó là yếu tố triết học, về mặt này Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người Việt Nam trong đó có những giá trị nhất đinh. Tiếp thu Phật giáo, tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù nói lên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của thế giới quan triết học. Trong nhân sinh quan, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên của con người, đó là quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Bốn giai đoạn của cuộc đời đã nói lên sự phát triển tất yếu của con người, mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc sống đưa tâm lý của người Việt đến bến bờ an lạc, làm cho đời sống tâm linh tín ngưỡng của người Việt trở nên hiền hòa. Giáo lý về ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức là những vấn đề có nhận thức luận sâu xa, tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong quá trình chuyển tiếp của ngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức hợp lý. Từ sự vật khánh quan (Sắc), con người cảm thụ được (Thụ), suy nghĩ (Tưởng), rồi thực hiện (Hành), và cuối cùng là biết (Thức). Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niêm biện chứng, những hạt nhân hợp lý với các khái niệm “vô thường”, “vô ngã”. Điều này cho thấy Phật giáo nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi liên tục thường hằng không có gì là trụ lại mãi, Phật giáo đề cập đến mối nhân duyên đến mối quan hệ nhân quả, nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hành động, ứng xử hiền hòa của người với người trong đời sống nhân dân Đại Việt.

Tạo ra sự cân bằng tư tưởng trong xã hội. Xét một cách khái quát, cả ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho đều mang tính chất nhân văn, lấy việc giải thoát con người, đem lại hạnh phúc cho con người là mục đích cuối cùng. Giáo lý Phật giáo nhập thế còn nhấn mạnh tư tưởng nhân từ bác ái và tinh thần “hiếu sinh” (tôn trọng cuộc sống). Triều đại nhà Lý đã thấm nhuần dòng tư tưởng chủ đạo trên và áp dụng vào thực tiễn trị nước mà cụ thể là chính sách thân dân và tư tưởng nhân văn khai phóng. Theo đó, chủ trương của nhà nước quân chủ cần

có sự tập trung quyền lực song không nên can thiệp, hoặc can thiệp càng ít càng tốt vào cuộc sống tự tại của người dân, để họ tự lo liệu giải quyết. Bởi vậy, đã tạo nên dòng gắn kết, sự cân bằng giữa yêu cầu tập trung quyền lực của nhà nước quân chủ với truyền thống dân chủ của làng xã. Có thể khẳng định rằng Phật giáo chính là nhịp cầu làm gắn kết nhà nước với làng xã, triều đình với dân chúng, giúp an dân, xây dựng cục diện thái bình trong xã hội.

* Vai trò trong giáo dục nhân cách con người Việt Nam

Thời Lý tạo ra các trung tâm về giáo dục ngay tại các nhà chùa Phật giáo: Kể từ khi bước vào kỷ nguyên độc lập, những người trí thức đầu tiên chính là tầng lớp sư sãi. Họ không dừng lại ở cương vị là người tu hành thoát tục, mà còn tham gia cả vào những hoạt động nội trị và ngoại giao, trong đó có hoạt động giáo dục. Mặc dù đến thời Lý, năm 1070 đã xây dựng Văn Miếu Quốc tử giám thì nền giáo dục Nho học đã xuất hiện trên đất nước ta nhưng các trường học Nho giáo chưa đóng vai trò quan trọng mà nhà chùa mới là nơi dạy học, truyền bá văn hóa và đào tạo tầng lớp trí thức. Cùng với việc các vua Lý và những quý tộc, quan chức cao cấp khác bỏ tiền của xây dựng chùa chiền ở khắp nơi, nhà chùa đã “trở thành một thế lực kinh tế, chính trị, văn hóa lớn trong xã hội”. Chính vì vậy, thời Lý xây dựng nhiều công trình chùa, tháp bề thế, phần lớn là kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo. Trong đó còn có các chùa tháp lớn như chùa Phật Tích, chùa Đọi, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long... Có thể khẳng định, nghệ thuật kiến trúc phát triển trên nền tảng kinh tế phát đạt, đời sống nhân dân ổn định, tôn giáo phát triển nên nhiều kiến trúc có quy mô lớn, bề thế, nghệ thuật tạo dáng rất đẹp, nghệ thuật trang trí tinh tế, như rồng thời Lý rất mềm mại, uyển chuyển, trau chuốt, chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Có thể nói, trên cơ sở tiếp nối cội rễ sâu xa và nền tảng vững chắc bên trong, với sự phát triển của các trung tâm Phật giáo, thì

những ngôi chùa đã tạo nên sự tụ họp và quần tụ thành một trung tâm tu hành và giáo dục con người thời bấy giờ.

* Tư duy chính trị:

Phật giáo góp phần định hình tư tưởng trị nước của các vị vua thời Lý

Lý Thái Tổ vốn xuất thân từ cửa Phật nên sớm thấm nhuần tư tưởng của đạo Phật: “Thái Tổ vốn ở trong phái Phật học mà ra nên khi ở ngôi vua, ngài hết sức sùng trọng Phật giáo”[68]. Vì thế Phật giáo sớm có ảnh hưởng đến đường lối, tinh thần nhân trị của không chỉ Lý Công Uẩn mà còn có các vị vua triều Lý khác thông qua đội ngũ tăng quan trực tiếp tham gia đào tạo, tham mưu các công việc triều chính.

Tư tưởng Phật giáo của các Tăng quan trực tiếp tác động đến phương thức hành xử trong đạo trị nước của các vị vua triều Lý. Biểu hiện cụ thể vào năm 1044, vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành bắt được nhiều tù binh, vua động lòng thương xót mới xuống chiếu: “kẻ nào giết người Chiêm Thành sẽ bị giết không tha”. Hay vào mùa đông năm 1055, trời giá lạnh, Lý Thái Tông đã hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và cơm cho các tù phạm. Một hôm, vua Lý Thánh Tông ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án, có Động Thiên Công chúa đứng hầu bên cạnh, ngài chỉ công chúa và bảo các quan rằng “Lòng trẫm yêu dân như yêu con vậy, Trẫm vì trăm họ ngu dại làm càn phản bội, Trẫm lấy làm thương lắm, vậy từ nay về sau tội gì cũng giảm bớt đi”. Thái Hậu Ỷ Lan vợ vua Lý Nhân Tông xuất thân từ một cô gái làng quê nên biết rõ những khổ đau của người nông dân. Bà đã khuyên Nhân Tông nên phạt nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu gây nên tình trạng không có trâu để cày. Năm 1013, Thái Hậu cho lấy của kho chuộc những người đàn bà con gái vì nghèo phải đem thân đi ở khế nợ, không thể đi lấy chồng. Với những nhà chính trị có từ tâm và những người xuất gia biết lo giáo dục, thực hành đạo từ bi trong dân chúng, đời sống xã hội Lý trở nên thuần từ và đẹp đẽ. Đạo đức và

từ bi đã không làm cho dân nghèo, nước yếu mà trái lại những yếu tố này đã tạo nên phú cường. Chính sự dẫn dắt tinh thần của Phật tử đã khiến cho “Một ông vua ngôi cao chót vót trên đầu nhân dân mới có thể cảm thông thấu đáo nguyện vọng thầm kín của người dân” [64, tr144-145].

Tư tưởng đó không phải được hình thành trong một triều vua, mà trải qua một quá trình lâu dài bằng nhiều phương thức khác nhau, từ việc các vị vua triều Lý trực tiếp được thụ học ở đội ngũ tăng quan những kiến nghị, đề xuất trong việc trị nước, đến việc một số vua Lý đã học Phật và tu theo sự hướng dẫn của các vị tăng quan. Dù bằng phương thức nào đi chăng nữa, thì trong khi ảnh hưởng về đường lối nhân trị của Nho giáo còn chưa sâu đậm thì việc kết hợp với vấn đề đức trị, nhân trị mà triều Lý thi hành mà cốt lõi là Phật giáo đó còn là kết quả của sự ảnh hưởng tinh thần Phật giáo.

Tạo ra sự nhập thế Phật giáo tham gia vào chính sự:

Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống chính trị xã hội. Với tư tưởng nhập thế để phục vụ đời sống nhân sinh thì không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở các đời trước. Nhà Lý tôn chuộng đạo Phật trong bối cảnh của sự khoan dung, hoà hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật Giáo và Nho giáo, giữa giáo lí và thực tiễn đời sống.

Ở thời nhà Lý sau này là nhà Trần, tầng lớp trí thức là sư sãi giữ vị trí quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước với vai trò là cố vấn chính trị cao cấp của nhà vua, là chính trị gia bên cạnh các tướng lĩnh của triều đình. Sư Vạn Hạnh có vai trò to lớn trong việc thành lập vương triều Lý; sư Đa Bảo được Lý Thái Tổ mời đến kinh đô tham gia chính sự. Những nhà sư có tài năng và uy tín lớn như sư Viên Thông, sư Thông Biện còn được phong làm quốc sư, có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước.

Ngoài việc ổn định về mặt chính trị, tạo ra sự phát triển về mặt kinh tế, góp phần xây dựng một trung tâm giáo dục rộng lớn ngay tại nhà chùa. Thì Phật giáo còn đóng vai trò khá quan trọng trong việc hậu thuẫn cho những chiến lược quan hệ đối nội và đối ngoại của triều Lý lúc bấy giờ.

Tư duy chính sách đối ngoại mềm dẻo linh hoạt

Mềm dẻo nhưng cương quyết trong quan hệ đối với phương bắc: Trong hoạt động đối ngoại của các nhà nước phong kiến Việt Nam thời trung đại nói chung, thời Lý - Trần nói riêng, quan hệ với Trung Hoa ở phía Bắc nổi lên hàng đầu và là mối quan tâm bậc nhất. Dường như sau hơn 1000 năm đô hộ, với tư thế là một quốc gia lớn mạnh, có quan hệ liền kề về không gian, lãnh thổ, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, văn minh, các tập đoàn phong kiến cầm đầu đế chế Trung Hoa tự cho mình quyền “che chở”, “định đoạt” của “Thiên triều” đối với một nước nhỏ ở phía Nam và trong suy nghĩ và hành động của các nhà nước phong kiến Trung Hoa cho đến cận đại - nhà Thanh, bao giờ họ cũng nhìn nhận Đại Việt - Việt Nam (quốc hiệu từ năm 1804 thời Gia Long) như một nước chư hầu, phiên thuộc, phải thần phục.

Dường như lịch sử đã tạo điều kiện và tiền đề cho mối quan hệ đó tiếp diễn với những nét đặc biệt. Tuy nhiên, quan hệ đối ngoại và hệ quả của nó bao giờ cũng tùy thuộc vào cả hai bên hữu quan. Ở đây, mưu đồ lập lại nền đô hộ trên đất Đại Việt vẫn thường trực ở phía Hán, Đường, Tống, nhưng giữ vững quyền tự chủ quốc gia Đại Việt do người Việt làm chủ là điều bất di bất dịch, không thể nhân nhượng của nhà nước Lý. Tinh thần này được biểu hiện mạnh mẽ như một tuyên ngôn đanh thép trong bài thơ thần được Lý Thường Kiệt tuyên đọc năm 1077: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư…”

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vô cớ, từ thế kỷ X, với họ Khúc, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, các vị vua sau khi lên cầm quyền đều “xin mệnh” và nhận tước phong của Nam Hán, Lương, Tống. Không chỉ nhận

tước phong mà còn thường xuyên phái sứ giả sang triều cống, tỏ ý thần phục. Với hình thức đó, các nhà nước thời này đã tranh thủ sự “công nhận”, khẳng định tính hợp thức trong quan hệ bang giao giữa hai nước cùng song song tồn tại. Bài học và kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ đối ngoại với phương Bắc từ thế kỷ X được nhà nước Lý kế thừa, ứng dụng và nâng lên tầm cao mới.

Ngay sau khi lên ngôi, để tranh thủ sự đồng tình, công nhận, kết mối giao hảo, giao lưu với Trung Hoa, vua Lý Thái Tổ cử sứ giả sang Tống đáp lễ vào năm 1011 và kết hảo năm 1012. Tiếp đó, tuy chưa thành lệ định kỳ, nhưng nhà Lý thường cử sứ giả sang Tống báo tin thắng trận trong đánh dẹp hoặc biếu, cống nạp ngựa, voi, tê ngưu, cũng có khi kèm theo vàng bạc (năm 1126). Đã thành thường lệ, mỗi khi vua Đại Việt mất, nhà Tống cử sứ giả sang phúng viếng và tiếp tục sắc phong vua mới lên ngôi. Đó là các trường hợp: Lý Thái Tông năm 1029, Lý Thánh Tông năm 1055, Lý Nhân Tông năm 1073, Lý Thần Tông năm 1132, Lý Anh Tông năm 1139, đều sắc phong Giao Chỉ quận vương.

Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XII, mặc dù đã có sự đụng độ lớn với nhà Tống trong chiến tranh bảo vệ đất nước trên chiến trường Như Nguyệt vào thế kỷ trước, nhưng bằng biện pháp mềm dẻo về quan hệ giao hảo, các vua nhà Lý đã tranh thủ được sự công nhận quyền tự chủ của đất nước Đại Việt. Sau thất bại, nhà Tống buộc phải công nhận quốc gia Đại Việt. Chính vì vậy, đối sách mềm dẻo, tỏ thái độ thần phục là cần thiết để có được hòa hiếu, tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại hòa bình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là để mất chủ quyền. Một khi họ tỏ thái độ không thiện chí với mục đích xâm lược, nhà nước Lý đã dùng biện pháp cứng rắn để giữ quốc thể, tranh thủ hòa hoãn nhằm xây dựng lực lượng, huy động toàn quân, toàn dân cầm vũ khí bảo vệ đất nước.

Linh hoạt nhưng kiên quyết với phương Nam. Trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia phía nam vào thời nhà Lý chủ yếu là quan hệ với Chiêm Thành.

Chiêm Thành và Đại Việt, mặc dù có lịch sử lập nước sớm, muộn khác nhau, có cội nguồn văn hóa văn minh khác nhau, nhưng đều là quốc gia nhỏ bé trong khu vực ở vào đường giáp ranh của hai nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Thế nhưng từ khi lập nước (thế kỷ II) trên dải đất hẹp ven biển phía đông Trường Sơn, từ Đèo Ngang trở vào với các tên gọi Lâm Ấp (các thế kỷ II - VII), Hoàn Vương (các thế kỷ VIII - IX) rồi Chiêm Thành (Chăm Pa từ thế kỷ IX) họ vẫn thường xuyên cướp phá, tiến công bên ngoài dãy Hoành Sơn. Là cư dân nông nghiệp nương rẫy, kết hợp với ít nhiều lúa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo trong chính sách Quân chủ thân dân dưới triều đại nhà Lý (Trang 49)