8. Kết cấu của luận văn
2.3. Vai trò của các vị vua, quan mộ đạo
Nhìn lại lịch sử dân tộc chúng ta đều nhận thấy rất rõ thời Lý kế tiếp đến thời Trần là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của đạo Phật. Đồng thời đây cũng là thời kì nước Đại Việt có bước phát triển vượt bật về kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa xã hội so với hàng ngàn năm trước đó. Đặc biệt vương triều nhà Lý rất quan tâm tới phát triển văn hóa, xây dựng và củng cố khối đại đoàn
kết dân tộc nhằm ổn định an ninh trật tự xã hội. Dưới triều Lý cũng như nhà Trần, Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo đều cùng tồn tại và phát triển nhưng không hề xảy ra xung đột tôn giáo. Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý và sùng bái từ đó đưa ra những chính sách ưu ái tạo điều kiện cho đạo Phật phát triển mạnh mẽ. Dưới thời Lý Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống của quốc gia, nền chính trị dưới thời Lý chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng hướng thiện xuất phát từ đức hạnh từ bi trên tinh thần trí tuệ, giải thoát cứu vớt con người ra khỏi khổ đau từ giáo lý của đạo Phật. Tuy nhiên để đạt được những bước phát triển về kinh tế, xây dựng nhà nước ổn định về chính trị, đời sống nhân dân an lạc thì có vai trò rất lớn của những vị vua mộ đạo đạo, anh minh sáng suốt có tài năng và tầm nhìn sâu rộng. Các vua không những sùng mộ đạo Phật mà còn thâm hiểu Phật pháp, tin sâu nhân quả, nên việc trị quốc an dân đã chịu rất nhiều ảnh hưởng của Phật giáo trong việc hình thành hệ tư tưởng quản lý điều hành đất nước. Đại Việt thời Lý đã có những vị vua quan như thế. Đó là những nhà vua thực nghiệm những chân lý Phật giáo ngay trong cuộc sống bằng sự nghiệp của mình, với họ chân lý không ở đâu xa lạ mà ở ngay trước mặt, ngay trong bản thân. Chính cái tâm hồn nhiên, cỡi mở, bình đẳng, vị tha của họ theo đúng tôn chỉ của Phật giáo đã xóa đi những khác biệt và những mưu tính lợi lạc, hay hoang tưởng trong danh lợi của những người đứng đầu nhà nước đưa họ nhận thức đạt đến giá trị hạnh phúc hoan lạc của đời người. Chính những yếu tố đó đã hun đúc nên những hình tượng ông vua mẫu mực trong xã hội với những triết lý sống thực tế phóng khoáng và để rồi hạn chế lại những tín điều, giáo điều cứng nhắc. Nhờ vậy ngay giữa lòng xã hội phong kiến thời Lý đã tạo ra những mẫu người tuyệt vời mà muôn đời sau thế nhân vẫn còn ngưỡng mộ như Lý Thái tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông…
Lý Thái Tổ (1009-1028) và đường lối cai trị thân dân
Lý Công Uẩn là người Châu Cổ Pháp, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền ông không có cha, mẹ họ Phạm, tên Thị, đi chơi chùa Tiêu Sơn, nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi có thai sinh ra ông. Khi 3 tuổi mẹ đem ông cho sư ở chùa Cổ Tháp tên là Lý Khánh Vân làm con nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Lớn lên ông chuyển qua nghề võ, sau giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, chỉ huy cấm quân ở Kinh đô Hoa Lư, có uy tín trong triều Tiền Lê. Khi triều Tiền Lê suy yếu, vị vua cuối cùng là Lê Long Đĩnh bỏ bê triều chính. Sư Vạn Hạnh hợp tác với Đào Cam Mộc lật đổ vua Lê Ngọa Triều, đưa Lý Công Uẩn lên làm vua [30, tr.88].
Vừa lên ngôi Lý Công Uẩn đã lập tức ban hành một loạt các biện pháp cấp bách nhằm cứu vãn tình hình kinh tế, chính trị và xã hội vốn đã bị khủng hoảng nghiêm trọng dưới thời Lê Long Đĩnh. Công việc đầu tiên là xóa nợ thuế cho những người nghèo khổ trong cả nước, ban bố lệnh bãi bỏ một số qui định không phù hợp và cho phép nhân dân cả nước ai có điều gì oan ức thì bẩm báo, hoàng đế đích thân xét xử. Đầu năm 1011, Lý Công Uẩn lại ban đặc xá cho những người bị Lê Ngọa Triều bắt, cho gạo cơm tiền bạc thuốc men đưa họ về quê cũ.
Những chính sách ảnh hưởng đậm nét tinh thần phật giáo của Lý Thái Tổ
- Việc đầu tiên Lý Công Uẩn cho xây dựng chùa chiền khắp nơi, tạo điều kiện cho tăng ni tu học, dĩ nhiên cũng gặp không ít trở ngại vì đất nước còn gặp nhiều khó khăn.
- Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018) vua sai quan là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang Trung Quốc thỉnh kinh Tam tạng mang về để vào kho Đại Hưng. [30, tr.88]
Vua Tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền vốn đã có từ trước, đến đây được hoàn
chỉnh thêm một bước. Đứng đầu nhà nước là hoàng đế nhà Lý với một phạm vi quyền hạn ngày càng mở rộng. Sau Hoàng đế là triều đình được xây dựng và hoạt động một cách chính quy. Những người trong thân tộc và những người có công tập hợp nhau lại thành tầng lớp thống trị mới, chiếm giữ hầu hết các vị trí then chốt trong triều Lý, đây là loại hình nhà nước quân chủ nhưng thân dân – loại hình nhà nước mà ở đấy, quý tộc họ Lý và những người có công với đất nước có vai trò chi phối. Họ làm việc dưới quyền điều khiển của hoàng đế và tất cả được chia thành chín phẩm cao thấp khác nhau. Đứng sau các đại thần là đội ngũ quan lại gồm hai ban văn và võ. Văn thì có thượng thư, tả hữu Tham tri, tả hữu Gián nghị đại phu, Trung thư thị lang, Viên ngoại lang, Phủ sĩ sư, Học sĩ … võ thì có Đô thống, Nguyên soái, Tổng quản, Tả hữu kim ngô, Thượng tướng, Đại tướng, Vệ tướng, Chỉ huy sứ… ngoài ra, nhà Lý còn có một số quan chức chuyên trông coi việc xét xử án kiện và ngục tụng, vua thường xuyên quan tâm đến việc xét xử hình ngục. Quan lại ở các địa phương cũng gồm đủ cả văn lẫn võ. Đó là đội ngũ các tri phủ, tri châu và các quan binh, trấn thủ.
Vua cho xây dựng củng cố lực lượng vũ trang: xuất thân là Điện tiền chỉ huy sứ quân ngay khi vừa lên ngôi, Lý Công Uẩn đã rất chăm lo đến việc tổ chức xây dựng lực lượng quân sự để an dân và bảo vệ đất nước, có bốn bộ phận sau đây:
Thiên tử quân: là quân chủ lực của triều đình, làm nhiệm vụ bảo vệ kinh đô, bảo vệ triều đình và đóng giữ tại những vị trí chiến lược của quốc gia. Đây cũng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giữ nước.
Quân các lộ: là lực lượng quân sự của các lộ, làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, đồng thời, chốt giữ tại những vị trí trọng yếu của địa phương.
Quân vương hầu: là quân đội tư nhân của các bậc vương tuớc và hầu tước. Loại hình quân đội tư nhân này tồn tại mãi cho đến khi nhà Hậu Lê được dựng lên mới bị xóa bỏ hoàn toàn.
Dân binh: là lực lượng bán vũ trang do nhân dân các làng xã tổ chức và quản lý. Nhiệm vụ chủ yếu của dân binh là bảo vệ an ninh trật tự trong làng xã của mình.
Khi cần, nhà nước có thể huy động cả bốn loại lực lượng vũ trang nói trên. Để xây dựng quân đội, nhà Lý đã thực hiện chế độ quản lý nhân binh trong khắp cả nước.
Mềm dẻo, linh hoạt và nhân văn trong chính sách đối ngoại: Đối với Chiêm Thành, triều Lý luôn giữ mối quan hệ hòa hiếu. Năm 1044, Lý Thái Tông cầm quân đánh Chiêm Thành bắt được hơn 5000 tù binh. Vua không những không cho giết mà còn cho họ nhận hộ thuộc làm ăn sinh sống ở Vĩnh Khang (Nghệ An ngày nay). Đối với nhà Tống, triều Lý có quan hệ hòa hiếu, ân cần nhận sắc phong đồng thời thực hiện lễ sính và triều cống đều đặn. Sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống triều Lý giao trả cho nhà Tống những dân phu, quân lính bị bắt tại Khâm Châu, Ung Châu năm 1075.
Chính sách ngoại giao khôn khéo của triều Lý đối với Chiêm Thành và nhà Tống trước hết là nhằm bảo vệ, củng cố chính quyền của giai cấp phong kiến nó tưởng chừng như không có liên quan gì đến tôn giáo, song việc triều Lý đối xử nhân ái với những tù binh bị bắt trong chiến tranh xuất phát từ cái tâm của người cầm quyền. Cái tâm ấy được tắm mình trong truyền thống nhân ái của người Việt hòa quyện với tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật.
Xuất thân từ Phật giáo, thấm đượm tinh thần Phật trong tư tưởng cai trị đất nước, đã cho thấy Lý Thái Tổ là người đức độ khoan hòa, một bậc đế
vương anh minh, được lòng dân ủng hộ. Và trong suốt thời kì sau của triều đại nhà Lý cũng phải kể đến các bậc vua sùng mộ đạo Phật như: Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông… Nhưng sâu sắc hơn, phải kể đến vua Lý Nhân Tông, là vị vua giỏi, ông là người coi trọng cả Phật, Nho và Đạo nên có những tư tưởng rất tiến bộ trong việc trọng dụng các đạo này vào công cuộc cai trị đất nước, ổn định lòng dân. Việc tìm hiểu thái độ của vua Lý Nhân Tông đối với tam giáo sẽ giúp chúng ta lý giải được phần nào mối quan hệ nhà nước với tôn giáo dưới thời Lý, cũng như nguyên nhân thịnh trị của xã hội ở thời kỳ này
Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127)
Là con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Ông lên ngôi năm 1072, trị vì 56 năm. Dưới triều đại của ông, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn làm ăn, cả văn học và quân sự đều phát triển. Ông được coi là vị vua giỏi của triều Lý. Dưới thời Lý Nhân Tông, cùng với sự phát triển đặc biệt của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo cũng rất được coi trọng và phát triển. Hiện tượng tam giáo đồng nguyên này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội, tạo nên một đời sống tinh thần phong phú ở thời kỳ này.
Vua Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý, lên ngôi trong bối cảnh đất nước thái bình, thịnh trị, nên được kế thừa những thành quả xây dựng triều đại về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa từ các vị vua trước đó. Sự coi trọng tam giáo với nền tảng là Phật giáo trong tư tưởng trị nước đã được thiết lập từ các triều vua trước, tiếp tục được Lý Nhân Tông duy trì và phát triển. Phật giáo vốn đã được sùng mộ từ thời Lý Thái Tổ, đến thời Lý Nhân Tông được Hoàng thái hậu Ỷ Lan tôn sùng đã trở thành một lực lượng mạnh, có ảnh hưởng lớn cả về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Bên cạnh hai phái Thiền Tì ni đa lưu chi và Vô Ngôn Thông thịnh hành dưới triều Lý thì Mật
Tông từ một nhánh Phật giáo kết hợp với Đạo giáo đã có ảnh hưởng rộng rãi từ thế kỷ trước, đến thời kỳ này lại càng phát triển.
Lý Nhân Tông là một vị vua có nhiều phẩm chất lý tưởng về tài đức của một nhà vua nhưng cũng rất chuộng mộ đạo Phật trong đó ông có những cách nhìn nhận khác nhau về tam giáo: Phật, Nho và Đạo.
Lý Nhân Tông chú trọng việc củng cố bộ máy chính quyền trung ương và mở rộng quyền lực thực sự. Ông tìm thấy vai trò của Nho giáo trong việc tổ chức bộ máy triều chính, như tuyển chọn quan cho việc quản lý của chính quyền trung ương. Năm 1073, nhà vua xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Đây là kỳ thi Nho học đầu tiên của Việt Nam. Năm sau, 1076, vua cho lập Quốc Tử Giám và chọn những người biết chữ trong quan viên văn chức cho vào học. 10 năm sau, năm 1086, nhà vua mới tổ chức tiếp kỳ thi chọn người văn học vào Viện hàn lâm. Cùng với việc tiếp tục cất nhắc những người hiền lương, có tài văn võ vào bộ máy nhân sự, vua Lý Nhân Tông là vị vua đầu tiên của Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ quan lại một cách bài bản, sử dụng trí thức Nho học vào bộ máy nhân sự. Từ đó trở đi, khoa cử được sử dụng như một phương pháp quan trọng để tuyển chọn người hiền tài vào bộ máy triều chính. Dần dần, cùng với sự mở rộng và phát triển giáo dục Nho học thì khoa cử cũng ngày càng được hoàn chỉnh và trở thành phương thức chủ yếu của nền giáo dục và đào tạo nhân sự cho chính quyền phong kiến Việt Nam.
Điểm chú ý là bên cạnh việc coi trọng Nho Giáo thì Lý Nhân Tông là một trong những vị vua sùng mộ đạo Phật nhất thời Lý. Chịu ảnh hưởng của Hoàng thái hậu Ỷ Lan, ông là người ủng hộ Phật giáo trên cả phương diện tôn giáo và kinh tế. Có thể nói, dưới sự bảo trợ của vua Lý Nhân Tông với sự hậu thuẫn của Hoàng thái hậu, Phật giáo thời kỳ này đã phát triển tới mức huy hoàng cả về mặt tổ chức, số lượng chùa và tăng ni, tiềm lực kinh tế và tư
tưởng giáo lý. Về mặt tổ chức, Lý Nhân Tông tiếp tục truyền thống từ các đời vua trước, coi trọng vai trò cố vấn và nhất thống Phật giáo của các vị cao tăng. Năm 1088, nhà vua phong nhà sư Khô Đầu làm Quốc sư để hỏi việc nước. Cho quan văn chức cao kiêm làm Đề cử (chuyên quản lý ruộng đất và tài sản của nhà chùa). Việc tổ chức các lễ hội Phật giáo, dưới thời cai trị của ông, lần đầu tiên chúng ta biết tới Hội đèn Quảng Chiếu như một lễ hội kỳ an của Phật giáo được nhà nước đứng ra tổ chức hết sức huy hoàng. Nghi thức tắm Phật vào ngày rằm, mồng một hàng tháng và ngày Phật đản mồng 8 tháng 4 cũng được nhà vua định làm lệ thường từ năm 1105. Như vậy, với sự chính thức hóa các ngày lễ hội của Phật giáo, Lý Nhân Tông đã góp phần củng cố vị trí số 1 của Phật giáo và phát huy tối đa vai trò thống nhất nhân tâm của Phật giáo vào quản lý nhà nước.
Dưới thời Lý Nhân Tông, số lượng chùa được xây dựng và số tăng ni cũng tăng lên đáng kể. Bia chùa Linh Xứng chép: "Hễ có cảnh đẹp núi non thì không nơi nào là không mở mang để xây dựng chùa chiền", nhiều chùa được xây dựng cả ở các vùng dân tộc thiểu số, như chùa Bảo Ninh Sùng Phúc ở Hà Tuyên năm 1107. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép năm 1097, “bấy giờ trong nước giàu đủ, Thái hậu làm nhiều chùa Phật”, năm 1115 “Thái hậu dựng chùa thờ Phật trước sau hơn một trăm chùa”, như: chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ năm 1118, chùa Tịnh Lự năm 1119, chùa Báo thiên năm 1121, bảo tháp Sùng Điện Diên Linh năm 1122... Cùng với việc xây dựng nhiều chùa tháp Phật giáo thì số lượng tăng ni tại các chùa này cũng trở nên đông đảo do chính sách khuyến khích tu hành của nhà Lý... Việc dựng chùa và khuyến khích dân chúng tu hành như vậy được đông đảo vua quan, hoàng thân quốc thích nhà Lý ủng hộ, đóng góp cả về vật chất và tinh thần. Họ đã bỏ tiền của để xây chùa, lại cúng nhiều ruộng đất cho chùa làm phương tiện sinh sống, khiến cho Phật giáo thời kỳ này trở thành một lực lượng xã hội rất mạnh
về kinh tế. Tiềm lực kinh tế mạnh, chùa tháp nhiều, sư đồ đông đảo, điều đó cho thấy Phật giáo thời kỳ này đã được sự nâng đỡ mạnh mẽ của triều đình và phát triển thành một lực lượng có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội to lớn.
Vị trí quốc giáo của Phật giáo thời Lý Nhân Tông còn được khẳng định và củng cố thêm trên phương diện tư tưởng, chú trọng phát triển giáo lý Phật