Bắc Bộ qua thực hành nghi lễ thờ cúng
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình ở đồng bằng Bắc Bộ, đạo Phật và đạo Mẫu luôn gắn bó và có mối quan hệ tương giao với nhau, cùng nương tựa vào nhau, dung hòa, bổ sung cho nhau. Do đạo Phật và đạo Mẫu đều được hình thành và phát triển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ dựa trên nền tảng của hệ tín ngưỡng nông nghiệp (hay hệ tín ngưỡng dân gian) bản địa nên trong chúng chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tương đồng. Trong tâm thức người dân đồng bằng Bắc Bộ, ngoài việc thực hành nghi lễ ở chùa, phủ là một dẫn chứng tiêu biểu cho mối giao duyên giữa đạo Phật với đạo Mẫu, điều này được thể hiện trong lễ hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào đầu tháng ba âm lịch, ngoài phần nghi lễ trọng thể dâng hương tưởng niệm Mẫu Liễu Hạnh, còn có những cuộc rước “Thỉnh kinh” diễn ra như sau: mồng bốn từ Phủ Giáp Ba (đền Bảo Ngũ) sang chùa
Thông, mồng năm từ Phủ Vân Cát sang chùa Dần, mồng sáu là cuộc rước lớn từ Phủ Tiên Hương đến chùa Gôi và ngược trở lại [xem 12;18]. Theo quan niệm dân gian thì đó là sự biểu hiện việc quy theo đạo Phật của Mẫu Liễu Hạnh.
Lễ rước “Thỉnh Kinh” trong ngày mồng sáu còn nói lê sự giao kết của đạo Mẫu với đạo Phật, vì ở chùa Gôi là nơi thờ ông Đề Sát (hay Tướng Lữ Gia thời Triệu) tu hành đắc đạo. Ngài vốn là nhân vật có nhiều công lao cứu nước, giúp dân và cứu giúp Mẫu Liễu Hạnh trong nhiều phen hoạn nạn. Theo sự tích “Sùng Sơn đại chiến”, khi Liễu Hạnh tung hoành ở núi Sòng (Thanh Hóa), sau những ngày “đại chiến kinh hoàng”, tiền quân Thánh đã bắt được Liễu Hạnh, nhưng cả vua và Tam Thánh cũng không xử phạt được Bà. Chỉ khi đức Phật hiện ra, giải cứu cho công chúa con gái Ngọc Hoàng [xem 35;106], thì Liễu Hạnh mới qui phục. Đây là một bằng chứng sinh động nói lên mối quan hệ gắn bó của đạo Phật với đạo Mẫu dân gian mà Mẫu Liễu Hạnh làm đại diện trong việc quy y cửa Phật, như Bà đã chính thức tuyên bố: “Ta là Công chúa Quỳnh Hoa ở cung Tiên thấy đạo Phật từ bi, nên muốn quy y tụng niệm” [12;81].
Có thể thấy điều này rõ nhất trong thực hành nghi lễ thờ cúng trong hội ở các ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhất là ở Nam Định là chùa Thông, chùa Dần và chùa Gôi được đặt trong quần thể tín ngưỡng và có mối quan hệ đặc biệt với phủ chính thờ đức Mẫu Liễu ở Tiên Hương, Phủ Dầy Nam Định.
Hàng năm, các chùa ở Tiên Hương và Phủ Giầy mở hội từ mồng một tết đến hết mồng mười tháng ba (âm lịch) mới rã đám, gọi là Phủ Giầy hội Thánh Mẫu Vân Hương. Đây là một trong những hội nổi tiếng nhất miền Bắc, thông qua hội thể hiện rất sâu sắc mối quan hệ giữa đạo Mẫu với quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam trong việc thực hành nghi lễ thờ
cúng tại chùa, phủ. Hội được mở rất linh đình, nhộn nhịp thu hút được một số lượng lớn dân chúng đông đảo.
Từ chiều cuối cùng của tháng hai (âm lịch) khắp các chùa ở Tiên Hương, đền, miếu của quần thể kiến trúc Phủ Dầy đã rực rỡ cờ quạt nhiều màu, tối đến ánh đèn rạng lên một vùng thôn quê. Sáng sớm mồng một tháng ba, một lá cờ lộng lẫy treo cao giữa sân rộng Phủ chính. Sinh hoạt nghi lễ được tiến hành theo chế định như sau:
Lễ tế theo nghi thức được tổ chức trong ngày mồng một, hai, ba. Mồng một làm lễ nhập hội, gọi là lễ mở cửa Phủ, dòng họ Trần Lê tế tại Phủ chính (Tiên Hương) để mở các cửa đền, phủ, và tại các chùa cũng mở lễ tế mừng hội. Sáng hôm sau đó, mấy hồi chiêng trống nổi lên, các vị dự tế mặc áo thụng, quần ống sớ, đội khăn lượt, đi hài thêu, có mấy vị “tiên nữ” mặc áo vàng, mũ giát bạc, quần lụa, tất trắng, mang tua vải màu cánh sen hoặc xanh nõn chuối, tây cầm quạt, dáng khoan thai cùng tiến vào nơi hành lễ. Tiếp theo là Lễ lục cúng gồm các nghi thức dân hương hoa, đèn nến, rượu quả… theo câu xướng và nhịp chiêng trống. Sau lễ trên đến lễ tạ. Giòn giã một hồi chiêng trống báo hiệu Thánh Mẫu đã chứng kiến cho bắt đầu lễ hội. Các giá đồng biểu diễn. Các trò vui rộn ràng sân phủ, đường đi chật ních khách thập phương hồ hởi, sôi nổi tham dự.
Ngày mồng hai, làng Tiên Hương làm lễ mộc dục (Lễ tắm tượng) để lau chùi, rồi thay khăn áo cho các tượng thánh. Lễ này cũng tương tự như lễ mộc dục trong Phật giáo, có nhiều điểm tương đồng với lễ tắm tượng trong ngày Phật đản sinh của Phật giáo. Mở đầu lễ này là lễ rước nước. Nước được rước từ đền Giếng gần đó về. Tám thanh nữ trong y phục ngày hội khiêng một chiếc kiệu kết bằng vải màu, trên đặt một bình nước, miệng bình phủ lụa đỏ, có dải lụa xanh chằng hai bên cho chắc chắn. Đám rước bắt đầu từ đền Giếng, kết thúc ở phủ chính. Lễ mộc dục cũng do bốn thanh
nữ tiến hành. Vào lễ, một bức màn hoa được căng lên trước cửa cung đệ tam (hậu cung) nơi ngự của Thánh Mẫu. Bốn cô gái đồng trinh lấy khăn lụa đỏ nhúng vào nước giếng đựng trong một chiếc chậu thau đồng, lau mình tượng. Sau đó, lau lại bằng một thứ nước nấu sẵn bởi năm thứ lá: trạch lan (đỏ tía), trầm hương (vàng), uất kim cương (xanh), an tức (đen) và nhân long.
Ở cung đệ nhị và trước cửa cung đệ tam, những người dự lễ chen chúc nhau để chờ tranh được một mảnh khăn lụa đỏ hoặc một chén nước lau mình thánh. Dải khăn này sẽ được họ mang trong mình làm bùa hộ mệnh. Nghi thức này phải chăng khi đạo Phật du nhập vào, trong lễ mộc dục, tắm Phật ngày đản sinh, mồng 8 tháng 4 người ta cũng tranh nhau mảnh vải đỏ tắm Phật, theo dân gian, mảnh vải đó chính là “áo bụt”, người mang nó bên mình để trừ ma tà và những điều xui xẻo. Trong lễ mộc dục Thánh Mẫu, nước lau mình Thánh được người dân tin rằng uống vào sẽ chữa được bách bệnh (màu sắc của đạo giáo). Nhưng, như đã thành lệ, để lấy “khước” do Mẫu ban, thau nước tắm được các chức sắc trong làng lấy tay nhúng vào xoa lên mặt, còn vuông khăn vải lụa đỏ được xé nhỏ chia phần cho nhau. Sau đó, số còn lại mới đến tay những người khác.
Ngày mồng ba tháng ba- ngày giỗ Mẫu, tiến hành theo nghi thức quốc lễ, nghi thức của triều đình phải làm đủ thập cúng (mười cỗ cúng). Cuộc tế được tiến hành theo nhiều nghi thức. Trước tiên, chủ tế khấn Phật rồi đọc văn tế thánh Mẫu Liễu Hạnh như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. 1. Kính nay,
Tiên chúa, đức lớn trời che, nhân từ đất chở, thái băng trong tuyết trắng, giá cao mười hai cung tiên. Dung nghi mày sinh mưa hóa, ba nghìn
thế giới tầm xa. Khí tốt non sông đã đúc anh linh rờ rỡ đang còn. Nay nhân hội lễ giỗ, kính dâng lễ mọn. Xin chứng lòng thành, ban điềm lành tốt
Kính mời chư vị văn vũ thị tụng hai bên cùng tới hưởng lễ. Kính cẩn tâu bày.
Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. 2. Kính nay,
Tiên chúa vị tiên trời, bậc mẹ nhân thế. Con cháu đông thêm móc mưa ruộng khắp. Sinh linh chốn chốn thấm đượm ơn lành. Đèn cao vòi vọi, sáng cùng sông núi quê xưa. Hội tế rỡ ràng, vui mãi phụng thờ ngàn thuở. Nay nhân giỗ tết, kính dâng lễ mọn, xin chứng lòng thành, ban điềm lành tốt.
Kính mời chư vị văn vũ thị tụng hai bên cùng tới hưởng lễ. Kính cẩn tâu bày!
Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật” [12; 90].
Các quan tiến tửu, tất cả đều mặc quần áo tế, đội mũ và làm nghi thức tế lễ theo sự điều khiển của chủ tế. Phía ngoài là các con công, đệ tử mặc quần áo đẹp, những thanh đồng mặc y phục màu sắc sặc sỡ theo giá đồng và những người hành hương trẩy hội luôn luôn chắp tay cúi đầu khấn vái vọng với giọng khẩn nguyện đều đều: “Lạy thánh mớ bái”.
Các ngày tiếp theo, làm đám rước thỉnh kinh, mồng bốn rước từ Phủ Giáp Ba (đền Bảo Ngũ) sang chùa Thông. Mồng năm từ Vân Cát sang chùa Dần. Mồng sáu từ Phủ chính Tiên Hương đến chùa Gôi và ngược lại. Dân gian cho rằng đây là biểu hiện việc quy y Phật của công chúa Liễu Hạnh.
Lễ rước thỉnh kinh mồng sáu là đám rước lớn nhất trong mười ngày hội Phủ Dầy. Ngày đó, đi đầu đám rước là mấy chục các bà, các cô quần áo đẹp mang cờ phướn, tiếp đó là những người đi “cà kheo” cao lênh khênh, rồi các phường múa rồng nổi tiếng của các xã uốn lượn uyển chuyển. Tất cả những hành động lễ nghi đó vừa gây hưng phấn cho ngày hội, vừa nhằm mục đích mở đường rước Thánh. Tiếp đến là vị hòa thượng mặc lễ phục Phật giáo, tay lần tràng hạt, miệng tụng kinh niệm Phật. Đó là vị hòa thượng trụ trì chùa Tiên Hương. Sau hòa thượng là bốn chiếc kiệu rước thần thánh. Đi đầu là kiệu Bát cống có lọng vàng, tán quạt xòe hai bên, trên kiệu để những sắc phong và bát hương thờ Bà Chúa Liễu. Kiệu này do các trai tân (giai tế) họ Trần Lê khiêng. Ba kiệu đi sau là kiệu võng rước các vị tiên nữ khác do các cô gái đồng trinh, áo dài, mặc váy, thắt lưng nhiều màu sắc khiêng. Tiếp đến là đoàn người vác các đồ lộ bộ, bát bảo và phường bát âm. Những âm thanh của các điệu hành văn, lưu thủy… tăng thêm không khí tưng bừng trên dọc đường. Tiếp theo là các quan chức, chức sắc trong làng xã, tất cả đều mặc lễ phục trang nghiêm.
Từ đây về sau là đoàn người đi bộ. Đám người xiên lình, đám các “thanh đồng” vừa đi vừa khấn vái, có người nhập đồng nhảy múa, hò hét… Hai bên đường là các vãi già mặc áo nâu, tay cầm cành phan rước cầu Phật, miệng luôn niệm “Nam mô A Di Đà Phật” và các con nhang, đệ tử cùng nhân dân đi hành hương trẩy hội, những người cầu phúc lành mọi mặt, làm ăn, nhân duyên.
Đám rước kéo dài hàng cây số, từ sáng tới trưa mới đến chùa Gôi – chùa thờ Phật và thờ Bà Chúa Liễu ở núi Gôi để tiến hành lễ thỉnh kinh. Lễ thỉnh kinh do Hòa thượng chủ trì. Hòa Thượng đọc kinh, tất cả mọi người cùng tụng niệm, sau đó đi vãn cảnh chùa, cảnh núi gôi. Và sau khi thỉnh kinh xong, đám rước lại ngược trở về phủ chính để tham gia phần hội với nhiều trò chơi dân gian phong phú.
Như vậy, điều đó cho thấy rằng, trong sự phát triển của đạo Phật, tín ngưỡng Mẫu nói chung, luôn có sự bổ trợ, xen lồng vào nhau. Thậm chí những nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng Mẫu phần nào vay mượn từ đạo Phật và ngược lại những nghi lễ trong đạo Phật lại là sự dung hợp và cải biến từ tín ngưỡng Mẫu. Đây là hai quá trình giao thoa văn hóa về mặt nghi lễ và thực hành niềm tin tín ngưỡng. Niềm tin Mẫu luôn song hành và hòa nhập với niềm tin Phật giáo. Đối với người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Mẫu là Mẹ của tất cả, như Mẫu Liễu được gọi là “Mẫu Nghi Thiên Hạ” – mẹ của nhân gian nhưng vẫn là nhân thần mang trong mình tín ngưỡng Phật giáo. Chính vì vậy, việc bóc tách rạch ròi những nghi lễ, sự thực hành nghi lễ để thấy được trong sự hội nhập của tín ngưỡng thờ Mẫu với quá trình phát triển của đạo Phật cái nào chi phối, ảnh hưởng đến cái nào là một điều không thể. Tuy nhiên, xét ở một chừng mực nào đó, nghi lễ thờ cúng trong đạo Mẫu và nghi lễ thờ cúng trong đạo Phật tuy là khác biệt nhưng trong chúng có sự vay mượn lẫn nhau, phảng phất lẫn nhau. Chính vì vậy, trong thực hành nghi lễ thờ cúng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ tại chùa, hay tại đền Mẫu, Phủ… đặc biệt, trong văn khấn đôi khi là đồng nhất trong cách mở đầu. Văn khấn ở những nơi này đều tụng niệm danh hiệu Di Đà: “Nam mô A Di Đà Phật”. Có chăng sự khác nhau cũng chỉ là khác nhau cơ bản trong lễ vật dâng cúng. Với điện thờ Phật lễ vật dâng cúng là đồ chay, còn điện thờ Mẫu là cả đồ chay lẫn mặn.
Không chỉ riêng gì các chùa, Phủ ở khu vực Nam Định mà nhiều chùa ở các địa phương khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, việc thực hành nghi lễ trong chùa không thể tách rời giữa lễ Phật và Mẫu. Hiện nay, hầu hết các chùa đều có nhà Mẫu. Cùng nằm trong một tổng thể không gian thờ cúng, nghi lễ thờ cúng vừa khác, lại vừa giống nhau, thể hiện sự dung hội rõ rệt. Chùa thờ Phật, lại thờ cả Thánh và Mẫu.
Nghi lễ thờ cúng tại chùa khá đơn giản, thường người ta dâng lễ tại chính điện trước, rồi đến ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, nhà Tổ và đến nhà Mẫu. Nghĩa là lễ chư vị Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng trước rồi mới đến các ban điện khác. Khi lễ trong điện thờ Phật hay Tổ, họ cũng đều vái ba, hoặc năm lạy. Có người còn đọc văn khấn xin sự phù hộ cho mình và gia đình. Hàng năm nhân dân lễ Phật theo các ngày sóc vong, rằm mồng một đặc biệt là các ngày lễ tiết trong năm như: Tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, ngày Phật Đản,..và dường như theo một thông lệ đã lên chùa lễ Phật là mọi người đều qua nhà Mẫu lễ Mẫu. Ở nhiều chùa, nhà Mẫu có khi sinh hoạt nghi lễ rất tấp lập (đó là trường hợp nhiều chùa có trụ trì cho các Phật tử, mở phủ, trình đồng tại nhà Mẫu của chùa mình). Nghi lễ trình đồng, hầu đồng tại nhà Mẫu trong chùa cũng diễn ra rất trang trọng. Trước khi diễn ra buổi hầu là công tác chuẩn bị rất kỹ càng, trong đó việc quan trọng nhất đó là lễ thỉnh kinh Phật, sau lễ thỉnh kinh rồi mới đến lễ hầu đồng.
Việc sắm sửa lễ, dâng lễ, và khấn vái, Mẫu tại chùa tất cả các khâu đều được chuẩn bị rất kỹ càng.
Thường, một số chùa việc lễ Mẫu do các con nhang đệ tử sắm sửa những cũng có khi do các vãi chuyên phục vụ tại chùa sắm sửa. Tùy hoàn cảnh và tùy tâm mà sắm lễ. Sắm lễ bao gồm hương hoa, oản quả và những đồ mặn như thịt gà, lợn nấu chín, hay để đồ sống như ốc, cua, gạo, muối… đặt tại ban Ngũ Hổ, Thanh xà, Bạch xà…
Riêng đối với cỗ mặn Sơn Trang thì gồm cua, cốc, bún, chanh, ớt,… được sắm theo con số mười lăm. Nghĩa là lễ vật chia thành mười lăm phần. Trong lễ ban thờ cô, cậu gồm hương, hoa, oản, quả… và các thứ đồ vàng mã. Song điều cơ bản là lễ Mẫu, Thần, Thánh không nhất thiết phải mặn. Nghĩa là có cả đồ chay. Thông thường, nghi lễ hầu đồng được tổ chức trong điện Mẫu của chùa có khi rất tốn kém trong việc sắm lễ, nặng về mã gồm voi, ngựa, quần áo,…
Thứ tự lễ các ban được người dân đồng bằng Bắc Bộ thực hiện khá linh hoạt. Thường làm lễ trình Phật, sau đó rồi đến thổ địa, rồi mới vào dâng lễ Mẫu. Trong khi tiến hành lễ Mẫu, thường kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật diễn xướng tâm linh: nhảy, múa, hát chầu văn, ứng với mỗi giá đồng. Nội dung các bài hát chầu văn ca ngợi cảnh quan thiên nhiên, cỏ cây, sông núi, tán dương công lao dẹp giặc giữ yên bờ cõi, cũng như tài thao lược bắt quỷ trừ ma cứu độ cho muôn dân của các Mẫu, các Cô, các Quan hoàng cũng như Đức Thánh Trần, Thánh Phạm, Thánh Không Lộ Thiền Sư… Nhìn chung, các hoạt động thực hành lễ nghi trong chùa thể