Mối quan hệ giữ tín ngưỡng Mẫu với quá trình phát triển của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Trang 59)

của Phật giáo Việt Nam qua không gian thờ cúng

Hàng trăm năm nay, tục thờ Mẫu đã lan nhanh ra khắp vùng châu thổ Bắc Bộ. Bên cạnh những đền (Phủ hay điện) thờ các Thánh Mẫu, các Chầu Bà, các Đức Ông, cùng các Thánh Cô, Thánh Cậu, vẫn song song tồn tại trong không gian ngôi chùa, với Tam Tòa Tam Bảo của điện thờ Phật. Như vậy, các ngôi chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ do sự chi phối mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu, thông qua mối quan hệ mật thiết với đạo Phật mà

không gian có cấu trúc theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Đó là một đặc trưng quan trọng của ngôi chùa Việt [xem 53;52]. Có thể coi, việc thờ Mẫu là một đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là cách lựa chọn đúng đắn nhất của đạo Phật khi lấy đạo Mẫu làm bạn đồng hành. Vì thế mà đạo Phật có chỗ dựa vững chắc trong đời sống tâm linh ở cộng đồng dân cư nông nghiệp Bắc Bộ. Bởi lẽ, tục thờ Mẫu từ ngàn xưa là một tín ngưỡng có hình thức và nội dung gần gũi với tư tưởng và tâm linh rộng rãi trong tâm thức dân gian Việt Nam. Đạo Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn người Việt ở Bắc Bộ và một sức sống mãnh liệt, dẻo dai, uyển chuyển phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử. Theo quan niệm dân gian thì một Mẫu đầy sức mạnh siêu nhiên, quyền năng vô lượng đã hóa thân và phân thân thành các vị thần linh tối thượng tỏa khắp không gian ngôi chùa như Phật Quan Âm Bồ Tát với khuôn mặt của Nữ thần (hay Thánh Mẫu). Đó là đức Phật Bà Quan Âm “Thiên Thủ Thiên Nhãn” (Nghìn tay, nghìn mắt) và một số vị thần Nữ khác cũng tham gia vào việc cai quản các chùa được thờ phụng phổ biến trong nhiều ngôi chùa ở Bắc Bộ như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Mía (Sơn Tây), chùa Nành (Hà Nội)…

Một trong những nét tương hợp khác nữa của đạo Phật và đạo Mẫu thể hiện trong không gian ngôi chùa là cả hai cùng kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa như tục thờ Mẹ và thờ Nữ thần với tục thờ Tứ Pháp để tạo ra Phật Mẫu (như đã nói ở phần trên), Phật Tứ Pháp, hay Phật Bà Quan Âm được thờ phụng ở nhiều chùa khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo sách nhà Phật thì Quan Âm là một vị Bồ Tát nam giới nhưng khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác thì qua mối quan hệ với tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp, luôn đề cao Mẹ Đất – Nước với các yếu tố âm nên Quan Âm trong đạo Phật Việt Nam bên cạnh hình tượng nam thánh, đã ứng hiện ra dưới bộ mặt nữ thánh Phật Bà

Quan Âm. Quan Âm Nam Hải trong nhận thức của người Việt vốn là Diệu Thiện (nghĩa là “điều thiện tốt đẹp nhiệm màu”), con thứ ba của Diệu Trang. Công chúa là một hiện thân của đức Quan Âm, bỏ sự sang quí vượt mọi ngăn trở để tu hành đắc đạo [xem 10;198]. Người Việt cho rằng Diệu Thiện đã chính quả tại chùa Hương Tích (Hà Tây). Như vậy, Quan Âm Nam Hải cũng là một dạng tướng của Phật bà Quan Âm “Nghìn tay, nghìn mắt” mà thôi. Trong không gian bài trí các chùa ở Bắc Bộ, tay, mắt của Phật bà thường được biểu trưng bằng những con số ước lệ (nhiều tay, mắt) có thể là 8, 10, 12, 14, 16, 18… hoặc 36, 38, 40, 48… tay lớn và nhiều tay nhỏ khác mọc cân xứng ra ở hai bên sườn. Phật Bà Quan Âm trong không gian ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ còn có tên gọi là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Theo Phật Pháp thì “Chuần Đề” là một pháp đứng đầu trong vạn pháp nên người ta lấy Phật Mẫu Chuẩn Đề làm đại diện thay Phật Bà Quan Âm.

Khảo sát mối quan hệ giữa đạo Phật với tín ngưỡng thờ Mẫu biểu hiện trong không gian ngôi chùa còn có thể tiếp cận từ góc độ xem xét không gian bài trí trong điện thờ Phật và điện thờ Mẫu ở nhiều chùa khắp làng quê Bắc Bộ.

Như đã trình bày ở trên, trong khuôn viên, không gian của ngôi chùa, nhất là không gian thờ cúng, ngoài chính điện thờ Phật ra thì các chùa ở đồng bằng Bắc Bộ còn có điện thờ Mẫu và nhà thờ Tổ (Các sư trụ trì ở chùa),… Trong điện Phật có Tòa Tam Bảo, có Tam Thế Phật và Tam Tôn Di Lặc… thì ở điện thờ Mẫu có Tam Tòa Thánh Mẫu, có Tam Phủ, Tứ Phủ và Tam vị Đức vua Cha… Theo quan niệm dân gian con số ba là con số vừa để biến đổi vừa để cân bằng thường được viện vào trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống tâm linh như; Vũ trụ có ba tầng, tam ngôi thánh thiện, tam giáo đồng nguyên hay Tam vị nhất thể (trong Ki tô giáo)… Số ba là số lẻ, vì lẻ thì động chuyển nhờ đó mà biến đổi và không ngừng phát triển. Vì

vậy, con số ba được sử dụng nhiều trong không gian bài trí, sắp đặt tượng thờ ở điện Phật và điện Mẫu. Không những thế trong điện thờ Phật có nơi còn thờ cả Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng với Nam Tào và Bắc Đẩu như ở điện thờ Mẫu và nhiều nét tương hợp khác nữa. Vì thế chúng tôi cố gắng sắp xếp lại để đối chiếu thấy được những sự tương đồng trong không gian thờ cúng và cách bài trí, sắp xếp thờ tự của hai loại hình tín ngưỡng, tôn giáo này như sau:

STT ĐIỆN THỜ PHẬT – TOÀ TAM BẢO

ĐIỆN THỜ MẪU – “TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG”

1.(*) + Tam thế Phật

( Bộ tượng Tam Thế hay Tam Thế Tam Thiên Phật)

Tam Toà Thánh Mẫu

Bao gồm:

- “Quá Khứ Thế” (hay còn gọi là Trang Nghiêm Kiếp) có 1000 vị Phật khác nhau đứng chủ;

- “Hiện Tại Thế” (hay Hiền Kiếp) – có 1000 vị Phật khác;

- “Vị Lai Thế” (hay Tinh Tú Kiếp) cũng có 1000 vị Phật khác.

đây 3 pho tượng Tam Thế tượng trưng cho 3000 vị Phật của 3 đại Kiếp, mà không chỉ đích danh một vị Phật nào. Bộ tượng Tam Thế được xếp ngồi ngang nhau (hoặc pho ở giữa đặt cao

Bao gồm các vị tối thượng thần linh sáng tạo ra thế giới vạn hữu có tác động trực tiếp đến kiếp sống của người trần gian:

- Mẫu đệ nhất là Mẫu Thượng Thiên (trùm khăn đỏ) ngồi ở giữa. Mẫu là lực lượng sáng tạo ra miền trời (Thiên Phủ) và các quy luật vận hành gắn với bầu trời, chủ của vòng quay thời gian thời tiết và khí hậu (theo mùa).

- Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải (trùm khăn trắng) ngồi bên trái: Mẫu là lực lượng sáng tạo ra mọi dòng sông suối, biển hồ; mà trước tiên là

hơn) ở vị trí cao và sâu nhất. Các pho tượng Phật này đều phảng phất chân dung nữ tính, thuần hậu, đầu tượng sơn màu gụ sẫm với các cụm tóc xoắn ốc nhỏ ken nhau. Màu nâu của tóc tượng trưng cho bầu trời chứa đầy nước; tóc xoắn của Phật là biểu tượng của chữ Vạn, của lửa, của sấm chớp. Mặt tượng sơn màu tử kim (vàng ròng) – màu vàng có ý là giải thoát và sự sùng kính.

nguồn nước của nghề nông trồng lúa (nước) của cư dân đất Việt. - Mẫu đệ tứ là Mẫu Địa (trùm khăn vàng hay khăn lam tím) ngồi bên phải Mẫu là người sáng tạo nên mọi đồng ruộng, đất đai phì nhiêu, có nơi Tam toà Thánh Mẫu gồm các Mẫu sau: Mẫu Thiên; Mẫu Thượng Ngàn (trùm khăn xanh lá cây) và Mẫu Thoải. Đó là một tổ hợp thần linh hỗ trợ cho cuộc sống của con người chốn trần gian. Ở những đền (phủ) thờ Mẫu Liễu thì Tam toà Thánh Mẫu là: Tượng Mẫu Liễu đồng nhất với Mẫu Thiên (mặc áo đỏ) ở giữa; 2 bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. . + Bộ tượng Phật A Di Đà Tam

Tôn gồm: Đức Phật A Di Đà ở giữa, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát, bên phải là Đại Thế Chí Tôn (cả 3 pho tượng này đều ở tư thế đứng).

Có chùa hàng này đặt bộ tượng Ngọc Hoàng Thượng đế ở giữa; 2 bên là Nam Tào và Bắc Đẩu.

+ Thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế (giữa); 2 bên là Nam Tào và Bắc Đẩu.

Có nơi Ngọc Hoàng được phân thân thành Tam vị Đức vua Cha, tương ứng với Tam phủ là: Đức vua Cha Ngọc Hoàng (Trời); Đức vua Cha Bát Hải (Nước); Đức vua Cha Đất (Diêm Vương)

2 bên là Văn Thù và Phổ Hiền. Có chùa thờ Phật Thích Ca ngồi thiền (giữa); Và 2 bên là Phạm Thiên và Đế Thích; Hoặc là tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.

chính giữa hoặc có nơi đặt tượng Ngũ Vị Tôn Ông (bên trái) và Tứ vị Chầu Bà (bên phải) gồm 11 vị chầu. Đó là các Thiên tướng có mặt trong 4 phủ của Vũ trụ và các danh tướng có nguồn gốc nhân sinh được tôn vinh thờ phụng. Họ trực tiếp nhận việc thực hiện ý đồ của các Thánh Mẫu trong cai quản và sáng tạo Vũ trụ.

4. + Bộ tượng Di Lặc Tam Tôn: Tượng Di Lặc ở giữa mang tư cách một vị Phật kế cận đức Phật Thích Ca; ở 2 bên có Bồ Tát Pháp Hoa Lâm (râu rậm) và Đại Diệu Tường đứng phù trợ.

+ Tứ phủ Quan Hoàng: thường là Hoàng Hai, Hoàng Ba, Hoàng Bẩy và Hoàng Mười. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đây là các vị Hoàng Tử con của Nữ Hoàng (Mẫu)).

Có nơi đặt tượng Ngũ vị Tôn Ông chung với hàng này.

Tứ phủ Quan Hoàng gồm 10 vị chủ yếu là các danh tướng có công đánh giặc phò vua cứu dân giúp nước; hoặc khai phá đất đai, ruộng đồng,…

5(*). + Tượng Phật Bà Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn (Nghìn tay, nghìn mắt); hoặc đặt tượng Di Lặc Tam Tôn.

+ Ban thờ Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn với cảnh núi rừng cây cỏ, hoa lá lung linh huyền ảo.

Hạ ban của Mẫu Thượng Ngàn thường thờ Ngũ dinh (tức Ngũ Hổ)

tượng trưng cho 5 phương, hay Ông Lốt (Rắn).

6 + Bên phải Toà Tam Bảo đặt tượng Quan Âm Tống Tử (dưới hình thức một bà mẹ bế con) ở chùa Việt hoá thân thành Quan Âm Thị Kính. Ở 2 bên có tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ đứng hầu. Liền đó là tượng Thổ Địa (râu trắng, mặt trắng).

Bên Trái toà Tam Bảo có đặt tượng Quan Âm Toạ sơn, bên cạnh là tượng Pháp Tang để trừ tà và ban thờ Thập điện Diêm Vương (để khuyến thiện trừ ác). + Phía ngoài Tam Bảo có đắp 2 động:

Động bên phải với trung tâm là tượng Quan Âm Chuẩn đề, xung quanh có nhiều tượng nhỏ theo bố cục là ở trên: Thượng giới, dưới là địa ngục.

Động bên trái là đức Di Lặc, xung quanh có nhiều tượng nhỏ theo mô típ khuyến thiện trừ ác… +Ngoài cùng là tượng Ông Thiện và Ông Ác ở 2 bên thượng điện.

+ Ban thờ Tứ phủ Thánh Cô và Thánh Cậu, gồm những người lúc sinh thời làm nhiều điều thiện nên được làm con của Mẫu hoá thân thành Cô hay Cậu để làm Thị giả bên các Mẫu, Chầu Bà hoặc Tôn ông.

+Ban thờ Bà Bán Thiên cùng Nhị vị Quỳnh Hoa, Quế Hoa (bên trái Thượng Điện. Bên phải có điện thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo và ban thờ Nhị vị Vương Bà hay Bà Chúa của địa phương (như Bà Chúa rừng roi).

+ Bàn thờ Hậu điện gồm các vị Hậu thần Khác.

Bát khuyến thiện có thờ đức Tuyết Sơn; bát trừ ác có tượng Quan Âm toạ sơn, Kim Đồng, Ngọc Nữ hầu 2 bên…

Tóm lại, những điều phân tích và lí giải ở trên phần nào cho chúng ta thấy quá trình dân gian hoá và phong tục hoá (dân tộc hoá) của đạo Phật và đạo Mẫu ở nước ta. Đồng thời trong suốt quá trình ấy đạo Phật và đạo Mẫu đã có mối quan hệ gắn bó tương giao và dung hoà, nương tựa hay bổ sung cho nhau, để cùng nhau tồn tại và phát triển; trở thành phổ biến rộng khắp trong đời sống tâm linh của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo được thể hiện trong không gian ngôi chùa là rất đa dạng và phong phú. Cùng với sự phát triển, xu hướng nhập thế và tục hóa. Phật giáo và tín ngưỡng Mẫu đã có sự tích hợp lẫn nhau để hình thành nên những quần thể không gian thờ cúng đa màu sắc, là những nơi lưu giữ, sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng cư dân Bắc Bộ. Điều này được thể hiện trong không gian thờ cúng của quần thể di tích Đền, Chùa, Phủ ở Phủ Dầy, Nam Định.

Trong không gian thờ cúng ở đây, có thể thấy sự tồn tại đại diện của nhiều loại hình di tích tôn giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm: chùa thờ Phật, đình thờ Thành Hoàng, đền thờ Vua, thờ Phúc thần, thờ tự nhiên thần, Phủ thờ Mẫu… Sự song song tồn tại của các loại hình di tích này trong không gian thờ cúng tâm linh của người Việt ở Bắc Bộ phản ánh sự hỗn dung tôn giáo trong một làng quê, mặt khác chứng tỏ Phủ Dày có đặc điểm tín ngưỡng chung như phần lớn các làng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (có chùa, đình và đền) và có những hệ thống tín ngưỡng riêng biệt: hệ thống di tích thờ Mẫu.

Trong không gian thờ cúng ở Phủ Dày, Nam Định có chùa thờ Phật. Cũng như mọi làng quê Việt Nam “đất vua, chùa làng”, các làng ở xã Kim Thái đều có chùa. Chùa có thể kể tới ba ngôi chùa gắn với ba làng: Chùa Báng (tên chữ Linh Sơn Tự) ở làng Báng; Chùa Tiên Hương (Tiên Linh tự) ở làng Tiên Hương, chùa Long Vân (Ngọc Tiên tự) ở làng Vân Cát.

Chùa thờ Phật nên chùa nào cũng có các ban thờ Tam Bảo và tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Đức Thánh Hiền, Ban Thờ Tổ và các pho tượng Hộ Pháp, ông khuyến thiện, ông trừng ác… Trong ba ngôi chùa này thì hai chùa có Ban thờ Mẫu. Ban thờ Mẫu của chùa Báng nằm trong gian phía ngoài của chùa cùng với ban thờ Tổ và thờ Vong. Ban thờ Mẫu của chùa Tiên Hương lại nằm ở vị trí sâu nhất của chùa, phía sau là tòa Tam Bảo, riêng chùa Long Vân không có ban Mẫu, có lẽ vì chùa nắm sát phía tường bên phải của Phủ Vân Cát.

Bên cạnh chùa là Đình thờ Thành Hoàng, một vị Thiền sư Phật giáo được gọi là đình Ông Khổng. Đình ông Khổng đối diện với phủ Tiên Hương. Ông Khổng được các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là vị Thiền sư Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Theo sách “Thiền uyển Tập Anh”, Dương Không Lộ (? – 1119) là người hương Hải Thanh, Giao Thủy, tu ở chùa Nghiêm Quang (tức chùa Keo), còn Nguyễn Minh Không (1066- 1141) người hương Đàm Xá, tức làng Điềm (Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình) cũng đi tu theo Phật và là người có công chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông (Từ Đạo Hạnh hóa thân). Điểm trùng hợp của hai vị thiền sư này là trước khi tu đều xuất thân là dân chài lưới, làm nghề đánh cá. Nhưng về sau, tâm thức dân gian và một số sách vở ghi lại đã nhập hai vị là một: Minh Không – Không Lộ. Nhân vật này được huyền thoại hóa cùng với “vết chân khổng lồ” và từ đó hình thành ông thần Thành Hoàng Khổng Minh Không. Từ hiện tượng vết chân Ông Khổng – thực chất là những công trình thủy lợi ao, chuôm, hồ để hỗ trợ cho việc sản xuất lúa nước.

Ngoài ra, trong không gian thờ cúng của xã Kim Thái còn có cả đền thờ Đức Vua (Lý Nam Đế - thế kỷ VI), đền thờ các vị thần tự nhiên hoặc phúc Thần được gia nhập vào hệ thống di tích thờ Mẫu như: Đền Thượng thờ Thần núi Tả Sơn thần, sau thờ thêm cả Mẫu Thượng Ngàn; Đền Giếng (còn gọi là Đền Mẫu Thoải) và đền Quan lớn thờ Hữu Sơn Thần (Thần núi) và Quan Tuần Tranh (Quan Đệ Ngũ) trong hệ thống Tứ Phủ; Đền Công Đồng thờ Tả Lôi Công (người có tiếng nói như sấm, hay Thần Sấm); Đền Khaam Sai (còn gọi là Phủ Khâm Sai), là nơi thờ Chầu đệ tứ; Đền thờ cây đa bóng (nay gọi là Phủ Bóng) thờ Hội đồng các Bóng, các giá.

Trung tâm của không gian thờ cúng Phủ Dầy là những di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đó là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu.

Phủ Tiên Hương (còn gọi là Phủ chính), bao gồm các án cung đệ tứ, cung đệ nhị và cung đệ tam và đệ nhất (Tứ phủ công đồng).Trong các án cung này, đặc biệt nhất là cung đệ nhất (cung cấm). Cung này tách biệt hẳn với bên ngoài bởi một hệ thống cửa ngăn với cung đệ nhị, dùng hoàn toán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Trang 59)