Nghi lễ, tổ chức, nơi thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Trang 31)

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ và lễ hội rất phong phú và đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo có thể phân biệt với tín ngưỡng, tôn giáo khác. Tuy nhiên, tập trung và điển hình nhất vẫn là nghi lễ tôn nhang (lễ đội bát nhang) và lễ Hầu đồng (Hầu bóng).

Lễ hầu đồng: được coi là một nghi lễ chính, tiêu biểu và đặc trưng nhất của đạo Mẫu. Đây là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh vào thân xác của các ông Đồng, bà Đồng. Thông qua thân xác của các ông Đồng, bà Đồng mà Thánh sẽ phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ.

Nghi lễ hầu đồng mang những sắc thái địa phương. Theo nghĩa Hán Việt, Đồng là thuật ngữ dùng để chỉ người con trai dưới mười lăm tuổi với tư chất trong trắng, ngây thơ, tự nhiên để thần linh có thể nhập vào. Dần dần sau này người ta dùng các cô gái thay thế các thiếu niên. Tuy nhiên, trong số các ông Đồng, bà Đồng thỉnh thoảng người ta thấy có các em nhỏ dưới 15 tuổi. Lên đồng, tức là thần linh cưỡi lên thân xác đồng nhi ấy.

Hầu bóng, trong đó từ “bóng” chỉ vị thần linh nào đó, chiếu, nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông Đồng và ông bà Đồng này chỉ là người hầu hạ cái bóng thần linh mà thôi.

Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh, Trong đó thời gian mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (giáng đồng, nhập đồng), rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng), được gọi là một giá đồng (tức thời gian thần linh ngự trị trên cái giá của mình là các ông Đồng, bà Đồng). Trong một buỗi lễ, có thể thực hiện được nhiều giá đồng khác nhau, ứng với mỗi giá đồng là một loại đồ lễ, trang phục... đặc biệt, trong nghi lễ hầu đồng người ta thường sử dụng kết hợp nhiều loại hình âm nhạc với múa hát, diễn xướng. Nội dung của các bài hát, diễn xướng và âm nhạc trong nghi lễ thường nói về thần tích, sự mầu nhiệm, tính cách và ca ngợi công đức của các vị thánh đang giáng đồng.

Trên nền nhạc diễn xướng, người lên đồng thường múa quạt, múa chèo đò,... để biểu hiện tính cách, đặc điểm của các vị thánh. Chẳng hạn, với các vị thánh hàng Quan thường có múa kiếm, long đao, kích... với các vị thánh hàng Chầu bà thường có múa mồi, múa quạt theo điệu Xá thượng, Xá giây lệch, với các thánh hàng ông Hoàng thường múa cung, múa hèo theo nhịp lưu thuỷ, bát bộ, với các thánh hàng Cô thường múa mồi, múa quạt, múa chèo đò, múa thêu hoa, dệt gấm, hái quả, hái hoa... với các thánh hàng Cậu thường múa hèo, múa lân theo điệu lưu thuỷ có đệm theo nhịp chống sư tử.

Người hầu đồng phải chuẩn bị rất nhiều bộ quần áo để mỗi khi ngồi đồng ông Hoàng, Chầu bà nào giáng thì phải thay đồ cho phù hợp. Thông qua bộ quần áo mà người hầu đồng đang mặc, cũng như điệu bộ và hành vi của người đó mà người ta có thể nhận biết được vị thánh nào đang giáng đồng. Ví như, thánh Mẫu Thượng Ngàn giáng nhập thì phải thay mặc bộ quần áo dân tộc miền núi, hoặc quan Tuần Tranh giáng thì phải thay mặc bộ võ phục có hai lá cờ lệnh cắm sau lưng... Sau mỗi giá đồng, người lên đồng thường ban phát lộc thánh (bánh kẹo, hoa quả, thuốc lá, trầu cau, có khi là tiền) cho những người ngồi chầu đồng chung quanh.

Chính những yếu tố này đã làm cho những buổi lễ tôn giáo trở thành sinh hoạt văn hoá văn nghệ có sự cộng cảm của nhiều người, kéo mọi người đến gần nhau hơn, với sự mầu nhiệm của Mẫu.

Tóm lại, trước hết là “ghi lễ nhập hồn nhiều lần. Một ông Đồng hay bà Đồng như trong một buổi lễ, tuỳ theo tính chất của buổi lễ trong năm hay tính cách đồng (căn đồng), theo nhu cầu của từng ông Đồng hay bà Đồng mà họ làm giá (ghế) để cho các vị thánh nào nhập”[16;93]. Đánh dấu mỗi lần vị Thánh nào nhập và thăng là căn cứ vào nghi thức trùm khăn phủ diện đỏ lên đầu và ông Đồng, bà Đồng thay lễ phục cho phù hợp với vị trí và tính chất của vị thánh ấy.

Trong nghi lễ nhập đồng, các vị thánh nhập hồn bao giờ cũng là các vị thánh làm những điều tốt đẹp phù hộ cho ông Đồng, bà Đồng và các con nhang đệ tử làm ăn may mắn, chữa khỏi bệnh tật, trừ đuổi rủi ro, ma quỷ quấy ám. Hơn thế nữa, các vị thánh đó lúc sinh thời đều là những con người tài giỏi, có đức độ, có vị trí cao trong xã hội và đã từng mang lại danh tiếng, công ơn đối với dân nước.

Trong nghi thức lên đồng, để cho thánh nhập, người hầu phải “thoát khỏi” trạng thái tâm sinh lý bình thường, họ không còn là họ nữa mà chỉ là cái xác để Thánh nhập vào. Do vậy, tuỳ theo từng vị Thánh mà thanh đồng có những hành động, tư thế, nét mặt sao cho phù hợp. Để tạo nên trạng thái tâm lý như vậy, ông Đồng, bà Đồng phải tự thôi miên bản thân.

Chức năng cơ bản của nghi thức nhập hồn của các Thánh vào các ông Đồng, bà Đồng là để chữa bệnh, đoán số và ban phước lộc. Có không ít trường hợp những người phải đội bát nhang với tư cách là con nhang của các Thánh hay mức cao hơn phải làm lễ trình đồng là do họ bị bệnh tật lâu ngày mà chữa trị không khỏi.

Lễ tôn nhang: là lễ bốc và đặt bát nhang thờ những vị thần thánh là quân gia thị thần của Mẫu cho những người được coi là “cao căn, năng số”. Lễ được thực hiện tại điện Mẫu. Người được bốc bát nhang được gọi là “con nhang”.

Trong tâm thức dân gian của người Việt, có rất nhiều vị thần linh khác nhau. Mỗi vị thần linh lại chịu trách nhiệm về một khía cạnh nhất định chi phối đời sống con người. Vì vậy, khi có bất kỳ một sự cố nào xảy ra trong đời người như ốm đau, bệnh tật, mất của... thì họ nghĩ ngay đến những vị thần cai quản vấn đề đó. Họ cho rằng, sở dĩ mình mắc phải những “hạn” đó là do mình hoặc người thân của mình đã phạm một lỗi gì đó đối với các vị thần thánh nên đã bị các vị đó “hành”. Để thoát khỏi tình trạng đó thì thường phải nhờ đến các vị thầy cúng để giải hạn.

Đối với các tín đồ của tín ngưỡng Mẫu thì những vị thần thánh trên là những quân gia thị thần của Thánh Mẫu. Vì vậy, cần phải đến điện Mẫu để cầu khấn mong được “giải hạn”. Trong trường hợp tín đồ đã cầu khấn mà vẫn chưa “tai qua, nạn khỏi”, chưa thoát khỏi “hạn” thì tín đồ bị coi là người có “căn số nặng”, cần phải thực hiện nghi lễ “đội bát nhang” thì mới có thể hy vọng giải hạn được.

Thông thường mỗi con nhang chỉ bốc một bát nhang, nhưng trong trường hợp đặc biệt, có thể bốc nhiều hơn, thậm chí có khi tới hơn 7 bát. Những bát nhang này được đặt ngay tại điện Mẫu – nơi tiến hành việc bốc bát nhang. Vào những ngày tháng rằm, mồng một, những ngày lễ lớn của tín ngưỡng Mẫu thì con nhang phải đến điện Mẫu thắp hương làm lễ cúng các Thánh. Những con nhang này tin tưởng rằng, sau khi cầu cúng những vị thần nắm bản mệnh của mình rồi thì các vị thần này sẽ không “hành” mình nữa mà ngược lại sẽ phù hộ và bảo vệ cho mình trong cuộc sống.

Trong trường hợp con nhang đã thực hiện lễ đội bát nhang một cách đầy đủ nhưng vẫn không đem lại kết quả như họ mong muốn, thì họ một lần nữa phải đến điện Mẫu để xin các vị thánh Mẫu xem xét thông qua một nghi lễ khác, quan trọng và linh thiêng hơn đó là lễ “lên mở phủ”. Sau khi thực hiện nghi lễ mở phủ họ sẽ chính thức trở thành một đệ tử thực thụ của tín ngưỡng Mẫu. Lúc này thay vì họ phải đến các điện Mẫu để cầu cúng, thì họ sẽ rước Mẫu và các Thánh về nhà, mở phủ tại gia đình để tiến hành cầu cúng. Họ sẽ giao tiếp trực tiếp với các thần thánh thông qua nghi lễ lên đồng.

Ngoài ra, trong đạo Mẫu còn có nghi lễ trả nợ tào quan: là một nghi lễ mà tín đồ sau khi đội bát nhang hay khi lập điện phải thực hiện. Nghi lễ này được tiến hành trên cơ sở kiếp trước của tín đồ, tức là tuỳ thuộc vào việc ăn ở kiếp trước của tín đồ như thế nào để quyết định trình tự và lễ vật phải dâng cúng. Số lễ vật dâng cúng sẽ tỷ lệ thuận với những việc không tốt đã làm trong kiếp trước. Vì vậy, nếu một người mà càng có nhiều quả báo từ kiếp trước thì càng phải gánh lễ lớn, và ngược lại, những người nào sống tốt ở kiếp trước thì kiếp này sẽ được hậu. Việc tìm hiểu kiếp trước của tín đồ ăn ở như thế nào được thực hiện bằng cách xem tuổi, xem ngày, giờ, tháng, năm sinh của tín đồ. Có thể thấy quan niệm này có sự ảnh hưởng của quan niệm nhân quả, nghiệp báo trong đạo Phật.

Cũng như một số các tôn giáo lớn hay một số loại hình tín ngưỡng dân gian khác ở Việt Nam, tín ngưỡng Mẫu cũng có nhiều lễ hội. Lễ hội Điện Hòn Chén, lễ hội bà Chúa Xứ, lễ hội Phủ Giầy, Lễ hội Đền Sòng, lễ Hội Phủ Tây Hồ... vào những thời điểm này người ta vừa tổ chức lễ vừa tổ chức hội với nhiều hoạt động văn hoá như múa hát, diễn trò tạp ký và các trò chơi dân gian... Điều đặc biệt trong các lễ hội này là hình tượng Thánh Mẫu được thể hiện dưới nhiều hình thức hết sức phong phú và đa dạng, thể

hiện sự sùng kính của người dân đối với các Thánh đồng thời thoả mãn đời sống tâm linh mỗi người. Đặc biệt hơn cả là đã vẽ lên một bức tranh về tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Không gian thời Mẫu rất đa dạng và phong phú tuỳ thuộc từng vùng nhưng luôn tuân theo chuẩn tắc chung. Thờ Mẫu là sự phát triển từ thờ nữ thần, Mẫu thần đến Tam phủ - Tứ phủ. Thờ Tam phủ, Tứ phủ chính là mức phát triển cao về nhiều mặt từ thờ Mẫu thần. Ở tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ đã có sự “chưng cất” (hay chắt lọc) từ tín ngưỡng đa nữ thần về một số vị thần nữ cơ bản gọi là Mẹ, Mẫu. Bao gồm: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thuỷ) Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu). Bốn vị Mẫu trên đại diện cho bốn không gian địa lý khác nhau. Trong đó Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản ở vùng trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng núi, Mẫu Thoải cai quản vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất.

Trên thế giới, tín ngưỡng thờ Nữ thần được thay thế bởi tín ngưỡng thờ Nam thần và tôn giáo độc thần nam . Cho nên khái niệm Nữ thần được xác định và dừng lại ở nhân vật thần thoại “sáng tạo ra vũ trụ , ra loài người hoặc là những anh hùng văn hóa có kỳ tích rực rỡ” , nhất là ở phương Tây , hệ thống Nữ thần đang mai một dần . Nữ thần của Việ t Nam mở rộng hơn nhiều, tất cả các bà sau khi mất , được nhân dân lập đền thờ và được triều đình sắc phong thì đều được gọi là Nữ thần . Do vậy đã tồn tại thực tế Nữ thần áp đảo Nam thần trong hệ thống thần văn hóa, thần nghề nghiệp và trong hệ thống thần được thờ theo tín ngưỡng phồn thực.

Trong đông đảo các Nữ thần không phải ai cũng được tôn xưng là Mẫu và càng ít Thánh Mẫu. Tương ứng với ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ lần lượt có các Nữ thần Mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh

Mẫu và Linh Sơn Thánh Mẫu. Ngoài ra, ở Nam bộ, Linh Sơn Thánh Mẫu còn có chị em là Chúa Xứ Thánh Mẫu. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh không xếp Bà chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vào hệ thống Thánh Mẫu, trong khi nhiều nhà nghiên cứu không chỉ công nhận Bà chúa Xứ là Thánh Mẫu của An Giang mà còn của cả Nam Bộ. Có quan niệm cho rằng Bà chúa Xứ chính là Bà chúa hoa Sứ (tức hoa đại) một trong những loài cây bất tử (mía, đa, si, dâu) hay trồng nơi khuôn viên đền, phủ ở các tỉnh phía Bắc. Có quan điểm khác cho rằng Bà chúa Xứ chính là vị Thần Mẹ xứ sở - Đức Mẫu (Địa Mẫu) như quan niệm ngoài Bắc , nhưng trong Nam có thói quen gọi người phụ nữ tôn quí bằng Bà, vì thế vị Mẫu ở Nam được gọi là Bà.

Thờ cúng của tín ngưỡng Mẫu thường được tiến hành tại các phủ, điện hay đền và chùa. Không gian thờ Mẫu rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng văn hoá và nhu cầu tâm linh mỗi vùng mà khác nhau.

Không gian thờ Mẫu đôi khi là am, miếu nhỏ cạnh một ngôi đền hay ngôi chùa theo kiểu tiền Phật hậu Mẫu hoặc tiền Mẫu hậu Phật, nhưng cũng có khi được xây dựng thành những khu thờ tự riêng biệt với kiểu kiến trúc nguy nga tráng lệ như Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ, Đền Sòng...

Tuy không phổ biến thành thiết chế văn hoá như ở khắp các ngôi đình thờ thần làng, nhưng thờ Mẫu lại được phổ biến theo cách của nó, biểu hiện ra là những yếu tố được nhận biết như bộ ba: đất đá, cây cối và nước. Điều này khẳng định, đặc trưng cho không gian thờ Mẫu chính là “tính nữ”.

Các điện thờ Mẫu thường được xây dựng bên cạnh các nguồn nước như sông suối, hồ, hoặc cửa biển. Ví như, Điện Hòn Chén được xây dựng trên núi Ngọc Trảng cạnh sông Hương, Đền Bắc Lệ - Lạng Sơn xây cạnh suối; Phủ Tây Hồ xây cạnh Hồ Tây...

Nếu như địa lý nơi đặt các điện Mẫu không có nguồn nước tự nhiên (sông, suối, hồ...) thì người ta sẽ xây dựng những điểm “tụ thuỷ” nhân tạo như hồ, ao, bể, giếng... trước của điện. Bên cạnh các điểm tụ thuỷ thì những hòn giả sơn cũng được dựng lên. Chúng có thể được dựng lên từ đất, cũng có thể được dựng lên trong hồ nước, bể nước hoặc thậm chí nếu ở điện thờ Mẫu không tạo dựng được hòn đá giả sơn vì một lý do nào đó thì thay vào đó là một bàn thờ Sơn trang với cảnh núi non, rừng, cây, suối... như thủ phủ của Chúa Thượng Ngàn. Trong tâm thức dân gian thì nước mang yếu tố “âm”, núi mang yếu tố dương.

Điện Mẫu có kết cấu ba tầng: Tầng trên không, tầng ngang trên ban thờ và tầng dưới gầm ban thờ (ban hạ). Tầng trên có bày trí một đôi mãng xà (còn gọi là ông Lốt hay rắn thần), một con màu trắng, một con màu xanh sẫm quấn quanh xà, ngang phía trước bên trên ban thờ. Rắn màu trắng là hiện thân của quan lớn Ba, rắn màu sẫm là hiện thân của quan lớn Năm.

Tầng trên còn được trang trí bằng nhiều các loại nón, mũ, hài, quần áo, đèn, thuyền rồng... với đủ loại màu sắc sặc sỡ khác nhau đựơc treo thành nhiều tầng, nhiều lớp bên trên ban thờ chính.

Ở tầng giữa là ban thờ chính điện. Hệ thống các thần được thờ trong điện Mẫu được xếp theo tứ tự:

1. Tam toà Thánh Mẫu. 2. Ngọc Hoàng. 3. Ngũ vị Quan vương. 4. Tứ vị chầu bà. 5. Ngũ vị hoàng tử. 6. Hàng cô, hàng cậu. 7. Quan Ngũ Hổ.

Trong các điện Mẫu, Tam toà Thánh Mẫu là bộ tượng phổ biến nhất và thường được đặt ở nơi tôn nghiêm nhất, sâu nhất (hậu cung). Tam toà là tối thượng thần, vạn vật hoá thân thành Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu).

Mẫu Thượng Thiên – Mẫu đệ nhất trùm khăn đỏ ngồi giữa với vai trò sáng tạo, tạo dựng và cai quản miền trời, làm chủ các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.

Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu đệ nhị trùm khăn xanh nõn chuối, với vai trò hoá thân của Thánh Mẫu sáng tạo và cai quản miền rừng núi. Điện thờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Trang 31)