Mối quan hệ giữa Phật giáo thời kỳ du nhập với tín ngưỡng thờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Trang 42)

thờ Mẫu thông qua tục thờ Nữ Thần và nguyên lý Mẹ

Phật giáo được truyền bá vào nước ta trong bối cảnh xã hội đặc biệt. Người Việt cổ đang sống trong cảnh nước mất nhà tan, kẻ thù đang quyết tâm bằng mọi biện pháp, văn hóa và quân sự, thuyết phục và cưỡng bức, nhằm đồng hóa và tiêu diệt nền văn hóa Việt cổ. Khác với Nho giáo, Phật giáo vào nước ta bằng con đường hòa bình, theo chân các thương nhân và tăng sĩ; những tư tưởng từ bi, hỉ xả… trong giáo lý Phật giáo khá gần gũi với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau… trong đạo lý truyền thống của người Việt. Với tinh thần “tùy thời tùy quốc độ” (tùy theo thời đại, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi quốc gia mà có cách thức xiển dương Phật pháp, cứu độ chúng sinh khác nhau), tín ngưỡng Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập cùng tín ngưỡng bản địa, đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu và trở thành món ăn tinh thần của người nông dân Việt. Sự tích Man Nương được ghi trong Cổ Châu Phật bản hạnh, một tác phẩm thơ nôm vào loại sớm nhất được tìm thấy ở đồng bằng Bắc Bộ, là một hình ảnh sinh động về sự kết hợp một cách hòa bình, nhuần nhuyễn giữa Phật giáo từ Ấn Độ với tín ngưỡng thờ Mẫu sơ khai, đó là nguyên lý Mẹ và tục thờ Nữ thần.

Ngay sau khi du nhập vào nước ta Phật giáo đã tự điều chỉnh và biến đổi cho phù hợp với tín ngưỡng và tâm thức dân gian của người Việt bằng con đường phong tục hóa và dân gian hóa. Phật giáo đã nhanh chóng thu

nạp các yếu tố có lợi cho mình trong hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa, đặc biệt là trong tín ngưỡng thờ Mẫu sơ khai như tục thờ Mẹ hay tục thờ Nữ thần và tục thờ Tứ Pháp. Đó là các vị Nữ thần hóa thân thành Phật Bà Quan Âm hay Phật Bà Tứ Pháp. Theo quan niệm dân gian thì hình tượng Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp (là 4 người con gái của Bà: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện) ứng với bốn hiện tượng: Mây – Mưa – Sấm – Chớp trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, được thờ ở chùa Dâu, nằm gần trung tâm Phật giáo cổ và lớn nhất nước ta – đó là Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Như vậy, hiện tượng tôn thờ Tứ Pháp trong Phật điện là kết quả của mối “kết duyên” giữa Phật giáo với tín ngưỡng nông nghiệp bản địa, và nguồn gốc Tứ Pháp là các Nữ thần: Vân – Vũ – Lôi – Điện, tương ứng với Mây – Mưa – Sấm – Chớp. Trước khi có sự du nhập của Phật giáo vào nước ta thì các vị Nữ thần này được thờ ở các đền miếu dân gian, được tôn vinh là các vị thần nông nghiệp trông coi về Nước – là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp lúa nước. Vì vậy, dân gian vẫn có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đến khi Phật giáo du nhập đã nhanh chóng dân gian hóa, thu nhận tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của người Việt cổ, dẫn đến các ngôi đền miếu, am thờ thần này chuyển hóa thành chùa chiền. Nhưng mỗi vị Tứ Pháp được thờ riêng như cũ dưới hình thức là một vị thần chủ (Phật chủ) thờ ở mỗi chùa, mà không thấy thờ thêm một vị Phật hoặc vị Bồ tát nào khác.

Như vậy, các vị Nữ thần Tứ Pháp được người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ coi là sự phân thân của đức Phật dưới hình thức các bà Mẹ tự nhiên. Chính vì vậy, cụm di tích Tứ Pháp ở Bắc Bộ luôn có bốn ngôi chùa riêng biệt ở bốn thôn cạnh nhau trong làng xã cổ truyền. Làng Dâu (nay là làng Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) có năm ngôi chùa thờ năm mẹ con bà Man Nương – Bà Man Nương (Phật Mẫu) thờ ở chùa Mãn Xá; các con gái của Bà là Bà Dâu (Pháp Vân) thờ ở chùa

Dâu (Khương Tự), Bà Đậu (Pháp Vũ) thờ ở chùa Đậu (Thành Đạo), Bà Tướng (Pháp Lôi) thờ ở chùa Phi Tướng (Thanh Tương); Bà Dàn (Pháp Điện) thờ ở chùa Phương Quan (Phương Quan). Ngoài ra, tượng Phật Tứ Pháp còn được tôn thờ ở nhiều ngôi chùa khác vùng đồng bằng Bắc Bộ như Chùa Thứa thờ Pháp Vân, chùa Thanh Xá thờ Pháp Vũ (Mỹ Hào, Hưng Yên); chùa Thứa thờ Phật Tứ Pháp (Thuận Thành, Bắc Ninh); chùa Ôn Xá thờ Phật Tứ Pháp (Văn Lâm, Hải Dương); chùa Nành thờ Bà Nành - tức Pháp Vân (Gia Lâm, Hà Nội); Chùa Đậu thờ Pháp Vũ (Thường Tín, Hà Tây)…

Cũng là chùa nhưng điện thần của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp có cách bài trí không giống với những ngôi chùa thờ Phật bình thường. Tọa ở vị trí trung tâm chính điện của chùa thờ Tứ Pháp, không phải là các tượng Phật như Thích Ca, La Hán, Bồ Tát, Kim Cương… mà ở đây, trong các chùa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, các Bà giữ vai trò chủ điện. Ngay cả tượng Phật Thích Ca là một trong những tượng chính trong thờ cúng Phật giáo thì ở chùa thờ Tứ Pháp, Ngài cũng không được xem trọng, không được ngồi trong khám. Tượng các bà Mây, Mưa, Sấm, Chớp là tượng chính, được làm to hơn cả, đặt trong khám. Các tượng Phật Thích Ca, La Hán, Bồ Tát, Kim Cương kích cỡ nhỏ hơn nhiều và chỉ được đặt ở bên cạnh, phía ngoài, trước mặt các Tượng Tứ Pháp. Sự bài trí điện thần trên trong các chùa Tứ Pháp từ khi Phật giáo du nhập vào Bắc Bộ cho đến ngày nay cho thấy sức sống và xu hướng đề cao vai trò của nữ Thần, đề cao vai trò của các Bà Mẹ - Mẫu của tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước trước sự thâm nhập của đạo Phật vào đất Việt. Nói cách khác, ở đây, việc thờ phụng Phật đã mờ nhạt đi và bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Như vậy, tuy mang danh là chùa nhưng qua những điều vừa trình bày ở trên có thể nói, về thực chất thì đó là đền thờ thần linh bản địa. Trong điện thờ thần của chùa Tứ Pháp còn phối thờ nhiều tượng của các tín

ngưỡng khác. Ở chùa Dâu chẳng hạn, đó là các tượng Đức Thạch Quang Phật (cho là con đẻ của Man Nương Phật Mẫu sau hóa đá), Ngọc Nữ, Kim Đồng, Bà Đỏ (có thể là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu sau này), Bà Trắng (Có thể là Mẫu Thoải, Mẫu Thủy), Đức Thánh Hiền, Đức Ông, Mạc Đĩnh Chi… Như thế, điện Thần chùa Tứ Pháp mang một sắc thái riêng, độc đáo, đậm màu sắc của những ngôi đền thờ Nữ thần tiền thân của tín ngưỡng thờ Mẫu. Bằng chứng này cho phép chúng ta nghĩ rằng các ngôi chùa thờ Tứ Pháp vốn xưa là đền thờ các thần địa phương Mây, Mưa, Sấm, Chớp.

Như vậy, hiện tượng Tứ Pháp đã ghi lại một mốc quan trọng đánh dấu thời điểm Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào nước ta, bắt đầu từ vùng Luy Lâu. Nó cũng là tài liệu sống thể hiện mối lương duyên ban đầu giữa đạo Phật với tín ngưỡng dân gian nói chung, đặc biệt tín ngưỡng thờ Nữ thần – sơ khởi, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó là tín ngưỡng tôn thờ các hiện tượng thiên nhiên liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, được nhân hóa dưới dạng Nữ thần, ảnh xạ của chế độ xã hội mà người đàn bà nắm quyền cai trị. Là cư dân nông nghiệp, người Việt cổ ở Bắc Bộ rất coi trọng, tôn thờ các hiện tượng thiên nhiên. Từ ngàn đời nay, người nông dân đã có kinh nghiệm:

“Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.

Với tư duy khoa học thô sơ, sản phẩm của quá trình quan sát đúc kết thành kinh nghiệm, người nông dân Bắc Bộ nắm được quy luật xoay vần vũ trụ và mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng Mây, Mưa, Sấm, Chớp. Và họ nhận ra rằng, Mưa (Mẹ Nước) là kết quả cuối cùng – cái tất yếu được sinh ra từ các hiện tượng trước đó như trời kéo mây vẫn vũ, sấm nổi

lên, chớp giằng xé bầu trời. Do đó mà, muốn có Nước – Mưa, khi cầu cúng, người ta đã không quên đến viện các thần Mây, Sấm, Chớp là vậy. Chẳng thế mà nhà nông tin chắc rằng:

“Lúa chiêm ngấp nghé đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.

Trong nhiều lễ hội nông nghiệp người ta còn đốt pháo làm giả tiếng sấm sét gọi mưa về. Hay các lễ hội chùa thờ Tứ Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn duy trì tục rước nước (cầu nước) của cư dân nông nghiệp: cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng tốt tươi và nhân khang vật thịnh. Bởi, đối với cư dân nông nghiệp Bắc Bộ, các tín ngưỡng có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: tục thờ Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… tục thờ Nữ Thần và thờ Tứ Pháp đó là các hạt nhân tín ngưỡng cơ bản để hình thành lên các lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội… Trong quan niệm về vũ trụ (Trời – Đất) hay quan niệm Âm – Dương, thì người Việt cổ cho rằng Trời là Cha (dương), phần nào đồng nghĩa với người đàn ông – là đấng hóa sinh làm nên mọi sự xoay vần của vũ trụ như: mây, mưa, sấm, chớp và tạo nên sự chuyển động trong không gian và thời gian. Và Đất là Mẹ (âm) phần nào đồng nghĩa với người đàn bà luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ vũ trụ (Trời – Cha) làm nảy sinh vạn vật và muôn loài. Từ quan niệm như vậy mà người ta coi Mẹ Đất đã sinh ra tất cả và trở thành bà Mẹ vũ trụ vĩnh hằng trong tâm thức dân gian của người Việt cổ. Ở đây, bà mẹ đã được nhân hóa thành Bà Mẹ của đất nước, quê hương xứ sở và dân tộc như Mẹ Âu Cơ. Đó chính là cơ sở hình thành nên hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa, đặc biệt tín ngưỡng Mẫu, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc sau này, khi tiếp xúc giao lưu với tín ngưỡng, tôn giáo từ bên ngoài vào, trong đó sớm nhất phải kể đến đạo Phật. Rõ ràng, tục thờ Mẫu

và Tứ Pháp được đạo Phật dung nạp vào thờ trong chùa từ khá sớm, dưới dạng Phật Mẫu và Phật Tứ Pháp. Đó là mối quan tâm đầu tiên của đạo Phật khi muốn cắm rễ ăn sâu vào mảnh đất Việt.

Như vậy, có thể thấy rằng tục thờ Nữ thần và nguyên lý Mẹ của nhân dân ta là một nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy văn hóa xuyên suốt lịch sử văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. Với tính cách là một tín ngưỡng bản địa, tục thờ Nữ Thần và nguyên lý Mẹ đã nhanh chóng có sự hội nhập với đạo Phật. Việc Phật giáo đưa Man Nương, một bà mẹ Nước lên làm Phật Mẫu đã chứng tỏ mối “tơ duyên” gắn bó giữa hai loại hình tín ngưỡng tôn giáo này. Dù vậy, tín ngưỡng Mẫu không vì thế mà bị quy phục, đồng hóa hoàn toàn bởi đạo Phật. Nó vẫn tồn tại song song và phát triển. Điều đó cho thấy, tín ngưỡng Mẹ vừa là nhân danh cho bản lĩnh tinh thần của người dân bản địa ở Bắc Bộ nói riêng, người dân Việt nói chung và vừa có khả năng thỏa hiệp với những tín điều Nho giáo và Phật giáo.

Dưới hình thức “lưỡng diện” đó, trước sự du nhập của đạo Phật, sức sống của tín ngưỡng Mẹ không những không bị mai một mà còn mãnh liệt hơn. Tục thờ sinh thực khí và tín ngưỡng phồn thực, thờ Tứ Pháp ở Bắc Bộ, trung tâm Phật giáo Luy Lâu cho thấy trong thời kỳ đầu du nhập của Phật giáo, tục thờ Nữ thần, nguyên lý Mẹ trong tâm thức người Việt ở Bắc Bộ rất phát triển. Nữ thần và nguyên lý Mẹ biểu trưng cho sinh lực vũ trụ nhằm cầu cho nhân khang vật thịnh, được thờ phổ biến ở các làng xã Bắc Bộ. Kèm theo đó việc chuyển các bà Mẹ Đất thành các thành hoàng làng đều nhằm duy trì và phát triển tín ngưỡng Mẹ nguyên thủy. Trong “Việt điện U linh” có chép: “Khi Lê Long Đĩnh lên làm vua, một hôm về thực ấp của mình ở Đằng Châu bơi thuyền bỗng gặp mưa to, bèn khấn xin thần giúp đỡ. Thần thổ địa đã hiển linh làm cho bên này sông thì tạnh ráo, bên kia sông vẫn mưa. Nhân dân kinh ngạc truyền nhau bài thơ:

“Mỹ tai, Đại vương uy linh trọng Đằng Châu thổ địa lại an ninh Khước giao phong vũ vô xâm phạm Ná biên bàng bái ná biên tinh” [57;536].

Dân gian gọi các thổ thần là Vua Bà hoặc Bà Chúa theo nghĩa: Mẹ Đất = Hậu thổ = Hoàng Thiên nên khi triều đình phong thì được tước hiệu “Đại vương” thượng đẳng thần. Các Mẹ Đất luôn là những Nữ thần và trong bài thơ này được xưng danh là Đại vương. Đây là bài thơ của Lê Long Đĩnh ca ngợi công đức của thổ thần Đằng Châu (nay là Hưng Yên). Bài thơ cho thấy từ thời ấy, triều đình đã phong tước hiệu Đại Vương cho Thần Đất, thần Thành Hoàng làng. Vậy là từ thế kỷ X – XI, khi đạo Phật, đạo Nho đã vào nước ta, khoảng tám, chín thế kỷ đã có những Tăng phái mạnh như Pháp Hiền, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông mà tục thờ Mẹ Đất vẫn rất phát triển, do vậy xuất hiện xu thế đan xen, hòa đồng, thậm chí là tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa tín ngưỡng Mẹ và Nho giáo, Phật giáo.

Bài thơ được rút ra từ “Báo cực truyện”, xuất xứ như sau: ở chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng, từ trước vẫn có một ngôi miếu thờ thần Thổ Địa bên cạnh chùa. Đến đời sư Đa Bảo trụ trì, sư cho nơi ấy là thờ thần nhảm nhí định triệt bỏ đi thì bỗng Thần ứng hiện bài thơ này. Bài thơ trích trong Thơ văn Lý – Trần:

“Ai hộ trì Phật Pháp, Xin hãy tới Kỳ Viên Không phải hạt giống Phật

Nơi khác sớm rời đi…” Dịch nghĩa:

Xin hãy tới trụ trì ở Kỳ Viên (nơi Phật thuyết pháp), Nếu không phải là hạt giống của ta,

Thì sớm rời đi nơi khác” [57;212-213]…

Như vậy, theo bài thơ thì Thần hiển linh đuổi Phật đi nơi khác, bởi Thần là chủ Đất này. Qua bài thơ Thần Thổ Địa muốn nói với nhà sư Đa Bảo rằng, ai muốn hộ trì Phật Pháp thì sang Ấn Độ mà thờ, còn ở đây, không phải hạt giống của ta (Thần Thổ Địa) thì xin hãy rời đi chỗ khác.

Phải chăng, đây là một nét tính cách, một phản ứng tâm lý lớn của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, trước sự du nhập của Phật giáo thời kỳ đầu khi chưa có sự tiếp hợp với văn hóa tín ngưỡng dân gian bản địa?

Qua đó cho thấy, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất của mình, chịu sự cạnh tranh với các tôn giáo ngoại nhập, tục thờ Mẹ Đất, tín ngưỡng thờ Nữ thần vẫn phát triển thành tục thờ Thành hoàng làng và rất được coi trọng không những chỉ trong các làng bình thường mà ngay cả bên cạnh những trung tâm Phật giáo, những ngôi chùa đầu hạng như chùa Dâu, chùa Phù Đổng,..

Nhìn chung, trong thời kỳ đầu du nhập, ở những trung tâm Phật giáo, tục thờ Nữ thần, thờ nguyên lý Mẹ, các Thiên Thần (thần tự nhiên) – cơ sở của đạo Mẫu đều không tan rã. Đó là nhờ tục thờ Mẹ Đất đã có gốc rễ sâu xa trong tâm thức người dân Bắc Bộ. Mẫu không những đã duy trì lòng tin tưởng trong nhân dân đồng bằng Bắc Bộ suốt hàng nghìn năm, mà còn tiếp nhận giáo lý của đạo Phật, đạo Nho để hoàn chỉnh thêm cho niềm tin đó. Chẳng hạn, việc dân gian sửa lai lịch và hành trạng của các Nữ thần, các Thành Hoàng vốn có gốc gác sinh thực khí. Bà Chúa Kho ở thôn Cỗ Mễ, Bắc Ninh với lai lịch giúp vua Lý chống Tống là một ví dụ. Bà được thờ bên cạnh các vị Mẫu, là vị Nữ thần, một bà Mẹ - cũng là Mẫu trong tâm thức dân gian và cạnh Phật điện.

Ngày nay, điện thờ Bà Chúa Kho trong hệ thống bài trí thể hiện sự hội nhập giữa Phật giáo với đạo Mẫu và tục thờ Nữ thần. Trong điện thờ,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)