Các giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống nhận diện thương hiệu ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 51)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NHẬN DIỆN CỦA EXIMBANK

3.2.3 Các giải pháp khác:

Đối với hoạt động truyền thông:

-Hệ thống các tài liệu truyền thông: Đồng bộ hóa logo, slogan, màu sắc thương hiệu Eximbank tạo ra một hệ thống nhận diện chuẩn trên tất cả các tài liệu, ấn phẩm truyền thông, hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tiếp thị, thông tin

nội bộ, thông tin tuyên truyền của Eximbank: Bảng biển, pano áp phích quảng cáo, quảng cáo tấm lớn, các tài liệu vật phẩm văn phòng…

- Eximbank cần coi việc thực hiện hoạt động xây dựng quảng bá, và quản lý thương hiệu là một việc làm cần có quy trình và hệ thống. Thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức thông qua các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong cộng đồng; quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thông; quảng cáo trên các biển tấm lớn, tấm nhỏ, panô ngoài trời; phim TVC… Đồng thời, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thông qua website Eximbank (tiếng Việt và tiếng Anh). Gắn hình ảnh và thương hiệu của Eximbank với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều ý nghĩa, tác động sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, cộng đồng. Quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hoạt động tài trợ xã hội - từ thiện, văn hoá - thể thao được đẩy mạnh đưa thương hiệu EXIMBANK toả sáng và gần gũi hơn với đông đảo khách hàng và công chúng, đưa hình ảnh Thương hiệu EXIMBANK đối với bạn bè quốc tế, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm – dịch vụ của EXIMBANK để tiếp tục phát triển bền vững trên con đường hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới..

Hoạt động quản lý và khai thác thương hiệu.

- Eximbank nên lưu hành tập tài liệu “Hệ thống nhận diện thương hiệu” trong toàn hệ thống chi nhánh, cơ sở Eximbank nhằm mục đích hướng dẫn trong quá trình khai thác, quản lý thương hiệu để đảm bảo sự thống nhất; truyền thông tới đối tượng nhân viên để mỗi người đều ý thức về hệ thống nhận diện của ngân hàng mình. Tài liệu phải bao gồm các nội dung:

Giới thiệu về thương hiệu Eximbank, tầm nhìn, triết lý thương hiệu, bản sắc thương hiệu, giá trị cốt lõi cải thương hiệu.

Hệ thống căn bản: tên thương hiệu, ý nghĩa logo, màu sắc, slogan.

Hệ thống ứng dụng: văn phòng phẩm ( danh thiếp, bao thư, kẹp tài liệu,giấy mời họp báo, thẻ đeo nhân viên,bản fax, bìa hồ sơ); hệ thống ứng dụng trong xúc tiến thương mại( áo thu, mũ nón, ô dù ngoài trời, túi giấy, ly cốc..); biển hiệu (phải quy chuẩn về chất liệu, kích thước, cỡ kiểu chữ ở các chi nhánh và phòng giao dịch), biển chỉ dẫn ở các tòa nhà Eximbank

Hệ thống ứng dụng trong truyền thông (thông cáo báo chí, băng rôn, sân khấu cho các chương trình sự kiện)

Phối cảnh mặt tiền các chi nhánh, phòng giao dịch Eximbank; quy định nội thất bên trong cửa hàng (bàn giao dịch, bàn tư vấn, ghế nhân viên và khách hàng, ghế chờ, tủ trưng bày, sàn, trần)

Cần có sự kiểm tra thường xuyên, báo cáo thông tin phản hồi để phát hiện sai sót và báo cáo điều chỉnh.

- Đảm bảo sự thống nhất ở các chi nhánh về sản phẩm, dịch vụ, yếu tố nhận diện thương hiệu, trong đó đặc biệt chú ý đến phong cách phục vụ. Ngân hàng là ngành cung cấp dịch vụ, nên khó đánh giá, đo lường chất lượng sản phẩm; quá trình cung ứng dịch vụ có sự tham gia trực tiếp của khách hàng, nhân viên ngân hàng và cơ sở vật chất. Nhân viên bất kỳ chi nhánh nào cũng phải: đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhiệt tình và giao tiếp tốt. Sản phẩm, dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tăng thêm đảm bảo đầy đủ. Thủ tục giấy tờ được xử lý nhanh gọn, chuyên nghiệp như nhau ở tất cả các chi nhánh. Mỗi chi nhánh thực hiện tốt các khâu của mình đảm bảo xây dựng tốt hình ảnh thương hiệu chi nhánh và cả hệ thống ngân hàng Eximbank.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập, hoạt động trên thị trường tài chính- ngân hàng diễn ra cực kỳ sôi động với môi trường cạnh tranh cao. Các ngân hàng đều chú ý hơn đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng mục tiêu và tạo niềm tin nơi khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài trên thị trường. Khách hàng không thể nhớ và đặt trọn niềm tin nơi vào một ngân hàng mà hệ thống nhận diện cuả nó luôn luôn thay đổi. Mỗi ngân hàng đều phải cố gắng tìm ra sự hấp dẫn riêng để thu hút khách hàng. Do đó yêu cầu sự thống nhất và đặc sắc trong hệ thống nhận diện thương hiệu là yêu cầu cấp thiết mà các ngân hàng đều phải cố gắng thực hiện. Với đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống nhận diện thương hiệu ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam” Tôi đã trình bày thực trạng và giải pháp trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Eximbank, quá trình hình thành và phát triển; lĩnh vực kinh doanh; các nguồn lực của ngân hàng.

Chương 2: Trên cơ sở cái nhìn tổng quát về Eximbank ở chương 1, tôi đã trình bày thực trạng hệ thống nhận diện của Eximbank, từ đó đánh giá về hệ thống nhận diện thương hiệu của Agribank, những ưu điểm và hạn chế.

Chương 3: Dựa trên những đánh giá về hệ thống nhận diện thương hiệu, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Eximbank nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống nhận diện thương hiệu.

Sự thay đổi sẽ tạo cho Eximbank một diện mạo mới, cả về hình thức và nội dung để hướng tới giá trị cốt lõi phục vụ khách hàng một cách tốt nhất theo những chuẩn mực hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa lâu bền của Eximbank. Hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và vươn ra tầm thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống nhận diện thương hiệu ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w