TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, SUẤT SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA CỔ PHIẾU 1 Tỷ suất lợi nhuận và suất sinh lời cổ phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Tỷ suất lợi nhuận và rủi ro các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận và suất sinh lời cổ phiếu

Như chúng ta đã biết, nhà đầu tư thường e ngại rủi ro. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng “e ngại” rủi ro. Một số nhà đầu tư lại xem rủi ro là một “cơ hội” cho đầu tư vì họ cho rằng chấp nhận rủi ro để nhận được một khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Chính lợi nhuận là yếu tố chi phối lớn trong quyết định đầu tư. Đối với cổ phiếu việc đo lường lợi nhuận là một bài toán đôi khi trở nên khó khăn và phức tạp. Do đó, đo lường suất sinh lợi trong quá khứ cho phép nhà đầu tư đánh giá khoản đầu tư của họ cũng như là cơ sở để dự báo trong tương lai.[9], [32]

Đối với cổ phiếu các thu nhập mà nhà đầu tư có thể nhận được bao gồm: Thu nhập từ việc tăng giá cổ phiếu, thu nhập do nhận được cổ tức, thu nhập nhận được từ cổ phiếu thưởng của công ty, thu nhập từ chứng quyền, hay quyền mua cổ phiếu mới. Tuy nhiên trong đầu tư dài hạn, nhà đầu tư thường thực hiện chiến lược mua và giữ (buy and hold strategy) thì nguồn thu nhập chính của một cổ phiếu gồm hai phần chính, đó là cổ tức và sự tăng giá cổ phiếu. Đây là hai bộ phận có thể quy đổi trực tiếp thành tiền, còn các khoản khác cũng có giá trị tiền tệ ( như quyền bầu cử, quyền cung cấp thông tin,…) nhưng không thể quy trực tiếp ra tiền.

Tỷ suất lợi nhuận (yield) là một khái niệm không đồng nhất với suất sinh lời, tuy nhiên nó có liên quan đến suất sinh lời. Vì tỷ suất lợi nhuận chỉ liên quan đến phần thu nhập bằng tiền của suất sinh lời. Còn suất sinh lời được định nghĩa là tỷ lệ giữa khoản thu nhập và giá gốc cũng như các chi phí đầu tư của một chứng khoán bao

gồm cả các khoản thuế phải nộp. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên thu nhập từ cổ phiếu bao gồm các khoản thu bằng tiền như cổ tức hay sự tăng giá của cổ phiếu, nhà đầu tư còn nhận được những khoản thu nhập không bằng tiền như: như quyền bầu cử, quyền cung cấp thông tin,…rất khó quy ra tiền. Mặt khác, trong đầu tư dài hạn, nhà đầu tư thường thực hiện chiến lược mua và giữ (buy and hold strategy) thì nguồn thu nhập

chính của một cổ phiếu gồm hai phần chính, đó là cổ tức và sự tăng giá cổ phiếu. Do

vậy để đơn giản, trong luận án này tác giả dùng khái niệm tỷ suất lợi nhuận hay suất sinh lời là một khái niệm, và chỉ tính các khoản thu nhận bằng tiền chính khi

đầu tư là cổ tức và sự thay đổi của giá. Và do đó, tỷ suất lợi nhuận hay suất sinh lời của cổ phiếu được tính theo công thức (2.19) hay (2.20)

Hay 1 1      t t t t t P D P P r (2.20)

Trong đó: rt là suất sinh lời cổ phiếu kỳ t Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t Pt-1 là giá cổ phiếu tại thời điểm (t-1) Dt là cổ tức (nếu có) trong kỳ t

2.4.2 Trung bình cộng và trung bình nhân của suất sinh lời

Để tính toán suất sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận của một chứng khoán qua nhiều kỳ, người ta thường dùng đến công thức trung bình cộng (2.21)

Trong một số trường hợp khi sử dụng tính trung bình cộng sẽ không chính xác, người ta sẽ thay thế tính bằng trung bình nhân. Trung bình nhân mô tả suất sinh lời

(2.19) Thay đổi giá trong kỳ ± Thu nhập bằng tiền mặt trong kỳ Giá cuối kỳ trước

)21 21 . 2 ( 1 _ n r r n t t   

gộp theo chiều thời gian, đo lường suất sinh lợi qua nhiều kỳ. Trung bình nhân của suất sinh lời sau n kỳ là căn bậc n của tích các suất sinh lời qua các năm :

(1 ) 1 / 1 1            n n i t G r r (2.22)

Với : rG : trung bình nhân suất sinh lời rt : suất sinh lời tổng thể năm t n : số kỳ

Trung bình cộng thường dùng để ước lượng suất sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán dựa vào dữ liệu lịch sử, dùng để tính phương sai và độ lệch chuẩn. Trong khi để đo lường hiệu quả đầu tư theo thời gian thì trung bình nhân thường chính xác và đáng tin cậy hơn.

2.4.3 Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán bao gồm: rủi ro hệ thống và rủi ro

không hệ thống. Khác với những rủi ro trong kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ

thông thường, rủi ro trong đầu tư chứng khoán xảy ra khi có sự khác biệt giữa suất sinh lời hiện thực và suất sinh lời kỳ vọng. Sự khác biệt này xảy ra là do sự biến động của các khoản thu nhập hay những biến động về giá chứng khoán. Lý thuyết về danh mục đầu tư đưa ra nền tảng lý thuyết “đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro”. Rủi ro theo nghĩa nào đó mà có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng cách đa dạng hóa gọi là rủi ro không hệ thống (hay còn gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa được). Tuy nhiên trong thực tế có những rủi ro mà nhà đầu tư không thể nào tránh được cho dù họ có đa dạng hóa thế nào đi nửa danh mục mà họ đầu tư, loại rủi ro này gọi là rủi ro hệ thống.

Hình 2.2 Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán [9, tr453]

Rủi ro hệ thống: Là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các chứng khoán.

Biểu hiện của rủi ro hệ thống là sự bấp bênh của môi trường kinh tế như: sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi…Những biến động này tác động

mạnh đến sự dao động giá của các chứng khoán trên thị trường. Rủi ro hệ thống gồm các nhân tố rủi ro sau:

● Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường thường khiến một số nhà đầu tư hoang mang và họ sẽ cố gắng rút vốn về. Điều này làm tăng số lượng bán, làm giá cả chứng khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Cụ thể, rủi ro thị trường bao gồm các loại sau:

- Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Giá cổ phiếu có chiều hướng đi lên khi nền kinh tế mạnh lên (và có chiều hướng đi xuống khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, của cải tăng lên và nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu.

- Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế của Nhà nước đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm.

- Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tích cực thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại.

● Rủi ro lãi suất: Là tình hình biến động của lãi suất, lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm cho họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao (ví dụ lãi suất tiết kiệm). Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền mặt nhàn rỗi hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó khuếch trương kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí cho vay mượn xuống thấp, và giá cổ phiếu thường tăng lên. Tóm lại, giá cả chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả chứng khoán có quan hệ tỉ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại. Ngoài hệ quả trực tiếp đối với chứng khoán, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường. Khi lãi suất tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm vì các nhà đầu cơ bằng hình thức vay mua ký quỹ cảm thấy việc mua bán kém hấp dẫn hơn và các công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì lãi suất tăng làm cho chi phí vốn tăng.

● Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lạm phát tăng luôn là dấu hiệu cho thấy rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp làm cho giá cổ phiếu giảm. Biểu hiện của lạm phát là giá cả hàng hóa tăng. Đối với sự tăng giá của

một mặt hàng cụ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có liên quan đến mặt hàng đó. Hay nói cách khác lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Khi có lạm phát thì lợi tức thực tế sẽ giảm

Rủi ro không hệ thống: Là rủi ro chỉ tác động đến một loại hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là nó chỉ liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Rủi ro phi hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

● Rủi ro kinh doanh: Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được theo như kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty, phát sinh trong quá trình hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh, tâm lý nhà đầu tư...Rủi ro nội tại là những yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty như: các yếu tố về quản trị và phá sản công ty…

● Rủi ro tài chính gồm rủi ro do biến động giá và rủi ro tài trợ. Rủi ro biến động giá gồm rủi ro biến động giá hàng hóa dịch vụ, biến động lãi suất, tỷ giá,…Rủi ro tài trợ là rủi ro liên quan đến việc sử dụng nguồn tài trợ hay là loại rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính, nói cách khác là liên quan tới cơ cấu nợ của công ty. Các khoản nợ sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ và trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ như: trả lãi ngân hàng, trả lãi trái phiếu, thanh toán cổ tức cho các cổ đông, và điều này ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu của công ty. Nếu công ty không vay nợ thì sẽ không có rủi ro tài chính này.

2.4.4 Đo lường rủi ro của một cổ phiếu

Phương sai hay độ lệch chuẩn là một phương pháp ước lượng chênh lệch của những mức tỷ suất sinh lợi có thể có (ri) so với tỷ suất sinh lợi mong đợi (E(ri)), được biểu diễn bằng công thức sau đây:

Phương sai:     n i i i i E r p r 1 2 2 )] ( [ ) ( (2.23)

Trong đó : pi là khả năng xảy ra tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i

2.4.5 Đo lường rủi ro của một danh mục

Độ lệch chuẩn của một danh mục đầu tư: Harry Markowitz đã tìm thấy công thức tính độ lệch chuẩn của một danh mục đầu tư, công thức tổng quát:

Trong đó : p: độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư

wi,wj : tỷ trọng đầu tư các tài sản riêng lẻ trong danh mục 2

i

 : phương sai của tỷ suất sinh lợi đối với tài sản i

Covij : hiệp phương sai giữa tỷ suất lợi nhuận của tài sản i và j.

Công thức trên cho thấy độ lệch chuẩn của một danh mục đầu tư là một phần giá trị trung bình của những phương sai riêng lẻ (tỷ trọng là bình phương), cộng với tỷ trọng hiệp phương sai giữa những tài sản trong danh mục. Độ lệch chuẩn đối với danh mục của những tài sản bao gồm không chỉ phương sai của những tài sản riêng lẻ mà còn bao gồm hiệp phương sai giữa những cặp tài sản riêng lẻ trong danh mục, điều này chỉ ra rằng trong một danh mục đầu tư với số lượng lớn các chứng khoán công thức trên rút gọn thành tổng tỷ trọng hiệp phương sai.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Tỷ suất lợi nhuận và rủi ro các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)