Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của ngƣờ

Một phần của tài liệu Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 83)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của ngƣờ

đƣợc nhân rộng và phát huy trong thời đại mới.

2.2. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của ngƣời Việt Nam Việt Nam

2.2.1. Đạo đức Phật giáo góp phần hình thành nhân cách người Việt Nam

Nhân cách con ngƣời là một trong những vấn đề hiện còn nhiều quan điểm khác nhau. Nếu cho rằng "nhân cách là một hệ thống tƣ duy và hành động, quan niệm và cách ứng xử của cá nhân con ngƣời trƣớc tự nhiên, xã hội và con ngƣời, trƣớc thế giới bên ngoài cũng nhƣ trong bản thân mình"[78;226].

Nhân cách là khái niệm dùng để chỉ những tính cách tốt, tính thiện, đẹp, mang "khuôn mặt" ngƣời, "tính ngƣời" - mang phẩm chất ngƣời. Ngƣợc lại, những tính xấu, bất thiện, không đẹp thì bị coi là không có nhân cách.

Nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay đƣợc hình thành là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh, nhiều học thuyết tƣ tƣởng và tôn giáo. Tính cách của họ là một tổng hợp phức tạp. Ở đó có sự chi phối của hệ tƣ tƣởng Mác – Lênin, đồng thời cũng có sự chi phối của các học thuyết và tôn giáo khác. Lý thuyết về đạo đức Phật giáo đã trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối nhân cách con ngƣời Việt Nam.

Đạo đức Phật giáo đƣợc coi là một lý thuyết hƣớng thiện, vì nó chủ trƣơng giáo hóa con ngƣời trên 3 phƣơng diện: Giới, Định, Tuệ (xem chƣơng 1). Đạo đức Phật giáo chú trọng đến sự tiết hạnh của con ngƣời, có cả một hệ thống tƣ tƣởng đạo đức coi trọng sự tu dƣỡng đạo đức cá nhân trên tất cả mọi phƣơng diện từ hành vi, lời nói, nghề nghiệp đến suy nghĩ…góp phần quan trọng tạo dựng nhân cách con ngƣời.

luôn hƣớng nội, tức là hƣớng về thế giới nội tâm bên trong con ngƣời. Bởi theo nhân sinh quan Phật giáo nhƣ đã trình bày ở trên, con ngƣời là một tiểu thiên vũ trụ, hiểu đƣợc con ngƣời cũng là hiểu đƣợc vũ trụ, nắm đƣợc cái Lý của ngƣời thì cũng hiểu đƣợc cái Lý của trời đất. Muốn nắm đƣợc cái Lý của ngƣời và của trời thì phải có trí tuệ Phật học gọi là Bát Nhã. Nhƣng để đi đến cái đó, mỗi ngƣời phải tự khai mở tâm mình, mà bƣớc đầu tiên là phải có sự biến đổi về đạo đức theo hƣớng thiện, con ngƣời phải tự hoàn thiện nhân cách của mình để trở thành ngƣời tốt, luôn giúp đỡ ngƣời khác, hƣớng thiện… Điều này hoàn toàn phù hợp với nhân cách ngƣời Việt Nam trong thời đại ngày nay luôn đề cao tâm tính, đạo đức, luân lý hơn là kiến thức, tri thức nhƣ: "Tiên học Lễ, hậu học Văn" hoặc "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"…

Triết lý Tứ vô lƣợng tâm (từ, bi, hỷ, xả) của Phật giáo đã bắt gặp và củng cố thêm đức hiếu hòa, khoan dung, độ lƣợng, nhân từ của ngƣời Việt, nên không quá khi khẳng định rằng, dƣới các triều đại Lý, Trần (tôn sùng đạo Phật), chính sách cai trị có phần khoan dung, độ lƣợng, công bằng hơn các triều đại Lê, Nguyễn sau này (sùng Nho), coi trọng khoan thƣ sức dân, không đầy ải, giết hại công thần, không tàn sát những con dân khác tín ngƣỡng…

Phật giáo là một tôn giáo hƣớng đến những giá trị tinh thần, tâm linh chứ không phải là thể xác và vật chất. Theo đức Phật, thể xác, vật chất chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc tinh thần hóa, hƣớng đến sự siêu thoát. Với cách nhìn nhƣ vậy về thế giới tạo cho nhân cách ngƣời Việt quan niệm đạo đức coi trọng chữ Tâm, chữ Tính, chữ Tình hơn là của cải, tiền bạc, danh vọng, ghét thói khoe khoang trọc phú.

Ngoài đạo lý tứ vô lƣợng tâm, văn hóa, đạo lý truyền thống của ngƣời Việt còn tƣơng thích với một đạo lý khác của Phật giáo đó là đạo lý Tứ Ân, trong đó ân cha mẹ đƣợc đặt lên hàng đầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm đạo đức của ngƣời Việt lấy Hiếu, Nghĩa làm đầu. Đạo

Tứ Ân của Phật giáo cổ vũ cho sự hiếu kính, vâng lời, phụng dƣỡng, đền đáp công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ. Phật giáo quan niệm: Đạo làm con, tội lớn nhất là tội bất hiếu.

Với đƣờng hƣớng này, ngƣời Việt cảm nhận thấy Phật giáo rất gần với truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn của mình. Trong quan niệm của ngƣời Việt, gia đình, cha mẹ là cái nôi của tình thƣơng yêu và hạnh phúc, là tổ ấm nâng đỡ con ngƣời trong cuộc sống, là cái mà vì nó con ngƣời ta phấn đấu…Cho nên, ngƣời Việt trong đời sống trần tục, trong sinh hoạt tâm linh, tinh thần đều dễ dàng chấp nhận và tiếp thu giáo lý về Tứ Ân của Phật giáo.

Cho đến tận ngày nay, tuy văn hóa "mở" theo hƣớng Tây học, thời thế và hoàn cảnh có thay đổi, cách ứng xử giữa những thành viên trong gia đình không còn nguyên nhƣ xƣa. Mối quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái dần trở nên bình đẳng, nhƣng dƣ luận xã hội Việt Nam hiện đại vẫn lên án những hành vi hỗn hào, bạc đãi cha mẹ, ông bà…

Thuyết Tứ diệu đế của Phật giáo nhìn cuộc đời là một bể khổ không bờ bến, thế giới quan, nhân sinh quan ấy của Phật giáo đã hình thành nên quan niệm đạo đức bác ái, vị tha, sẻ chia, không tranh chấp ngã bởi cuộc đời đã quá nhiều khổ đau, đã chất chồng bể khổ…

Phật giáo xem vô minh là nguồn gốc của mọi khổ đau, vì con ngƣời do không nhận thức đƣợc chính cái tôi của mình, đi đến chỗ dễ lầm tƣởng, ngộ nhận rằng cái gì cũng thƣờng tồn, cái gì cũng do Ta, cái gì cũng là của ta. Và để có đƣợc mọi cái, thỏa mãn lòng tham, sân, si, con ngƣời phải cố hành động để chiếm đoạt, gây nên nghiệp chƣớng, mắc vào vòng bể khổ, theo đuổi cái ảo ảnh triền miên. Con đƣờng để giải thoát khỏi nỗi khổ đó là phải phá bỏ đƣợc sự mê muội, vô minh, đạt tới sự sáng tỏ bản thân mình.

Quan niệm nói trên của nhà Phật đã góp phần không nhỏ xây dựng quan điểm đạo đức không vị kỷ và xiết chặt lối sống chính hạnh của ngƣời trần tục. Xét về mặt ý nghĩa, nó phù hợp với tâm lý hƣớng thiện của ngƣời

Việt. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trƣờng, triết lý đó của đạo Phật giúp làm dịu đi sự nghiệt ngã của việc tìm kiếm lợi nhuận, sự cạnh tranh lạnh lùng, chủ nghĩa cá nhân và sự ghẻ lạnh của con ngƣời. Đặc biệt, giáo lý tính Không, Vô Ngã có thể giúp mọi ngƣời thoát khỏi sự trói buộc bởi sự đam mê một cách thái quá tiền bạc, của cải vật chất và dục vọng, bởi cuộc đời là phù hoa, giả tƣởng, sống gửi thác về. Giáo lý tính Không, Vô Ngã của đạo Phật cũng là "đối trọng" kìm hãm, cân bằng lại "lòng tham" và "lợi ích" vốn là động lực phát triển tự nhiên của xã hội.

Nhƣ vậy, xét về một phƣơng diện nào đó, những lý tƣởng đạo đức của đạo Phật là có ý nghĩa tích cực, đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi mà con ngƣời quá chú trọng đến khoa học, công nghệ và dƣờng nhƣ bỏ quên, xem nhẹ việc trau dồi luân lý và đạo đức.

Xuyên suốt trong giáo lý của Phật giáo là những giá trị đạo đức và thực hành đạo hạnh của con ngƣời, góp phần làm cho con ngƣời ta trở nên đức hạnh hơn, xã hội nhân văn, nhân bản hơn. Và vì Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, tồn tại và đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, do đó, những giáo lý đạo đức của nó có tác động lớn lao, sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách sống của ngƣời Việt. Những dấu ấn mà Phật giáo đã để lại trong đời sống đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện vẫn còn đƣợc bảo lƣu nhƣ một nếp sống, một thói quen giao tiếp cộng đồng cho đến tận ngày hôm nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi.

Thuyết Nhân quả, Nghiệp báo của Phật đã hình thành một nhân sinh quan tin vào một chủ thể thánh thần có khả năng nhìn thấu nhân gian. Trời - Phật có mắt, gieo nhân xấu ắt gặt quả xấu, gieo nhân tốt gặt quả tốt. Ngƣời Việt Nam rất tin tƣởng vào triết lý nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Vì vậy, ngƣời dân Việt Nam thƣờng "làm lành, tránh dữ", ăn ở phúc đức để mong kiếp này, đời này đƣợc hƣởng phúc lộc, đồng thời con cháu họ sau này đƣợc nƣơng nhờ ân huệ phúc đức của cha mẹ, tổ tiên mà cũng đƣợc sung sƣớng. Nhƣ vậy, ngƣời Việt Nam coi trọng và tin tƣởng vào đạo

đức hơn tài năng trí tuệ. Từ đó, họ có ý thức xây dựng nhân cách ngay chính, lƣơng tâm trong sạch, ngăn chặn những sự ác tâm.

Chủ trƣơng sống an bần lạc đạo đúng ra là chịu ảnh hƣởng chính từ Nho giáo. Theo Khổng Tử, bậc quân tử chỉ làm việc nghĩa, kẻ tiểu nhân mới toan tính điều lợi (Quân tử vi nghĩa, tiểu nhân vi lợi). Nếp sống thanh bần vốn là thái độ sống của các Nho sĩ xƣa, rồi lan dần sang dân chúng. Và nếp sống ấy càng đƣợc củng cố khi bắt gặp tinh thần Hƣ không (không màng công danh, phú quý, rũ hết trần duyên, tranh nhân, chấp ngã, thị phi) của Phật giáo.

Nhƣ vậy, sự tác động của Phật giáo đến sự hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay khá rõ nét và có mặt tích cực nhất định. Nhìn chung, những bài học luân lý, đạo đức của Phật giáo đã đƣợc dân tộc ta tiếp thu vì nó phù hợp và tƣơng thích với tâm ý dân tộc. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo nói chung cũng nhƣ đạo đức Phật giáo nói riêng, đều mang tính nhân đạo cao siêu và một thái độ chấp nhận chứ không phải là cải tạo hoàn cảnh. Điều đó phần nào ảnh hƣởng tiêu cực tới lối sống của ngƣời Việt, làm cho con ngƣời có thái độ bi quan trƣớc thời cuộc.

Phật giáo nhìn cuộc đời là một bể khổ không bờ bến, con đƣờng để giải thoát khỏi nỗi khổ đó là phải phá bỏ đƣợc sự mê muội, vô minh, đạt tới sự sáng tỏ bản thân mình. Nếu tuyệt đối hóa những quan niệm đạo đức Phật giáo đã ảnh hƣởng đến cách nhìn cuộc đời của ngƣời Việt, ngƣời Việt coi cuộc đời là phù hoa, thoảng qua, "Sống ngày nay dễ biết ngày mai, khoảng đƣờng sinh tử nào hay tỏ tƣờng", sinh ký tử quy…Cuộc đời bị nhìn dƣới nhãn quan nhƣ vậy, dẫn đến hình thành tính cách coi nhẹ mạng sống, không cố gắng dấn thân, ít nghĩ tới việc phải làm những gì to tát, lâu bền, dễ chán nản, chùn bƣớc khi gặp phải khó khăn, không biết đua chen, hổ thẹn với đời, cứ sống buông trôi cho ngày qua đoạn tháng. Và rồi, tin tƣởng rằng "có đức không sức mà ăn".

Vận dụng đạo đức Phật giáo một cách khuôn mẫu, máy móc, cứng nhắc khiến nhiều ngƣời khi gặp những trắc trở thƣờng hay nghĩ đến số phận, nghiệp chƣớng, nhân quả. Quan niệm định mệnh, số phận ấy khiến con ngƣời ta hình thành tính cách bị động, thậm chí "nhắm mắt đƣa chân" trong hành động.

Nhìn một cách tổng quát, những tƣ tƣởng đạo đức trong nhân sinh quan Phật giáo, những giá trị và chuẩn mực đạo đức Phật giáo ….đã góp phần hình thành nên nhân cách của con ngƣời Việt Nam trong lịch sử, và cho đến tận ngày nay, khi xã hội đã có nhiều thay đổi, những tính cách đó vẫn đƣợc bảo lƣu nhƣ một nếp sống, một thói quen giao tiếp, ứng xử cộng đồng. Mặc dù cùng chịu ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo nhƣng nhân cách con ngƣời Việt Nam trong các vùng miền, các tông phái, các loại nghề nghiệp khác nhau lại có sự khác biệt. Cũng là Phật giáo nhƣng những con ngƣời theo Thiền Tông thì chú trọng đến tính Phật trong con ngƣời. Con ngƣời theo Tịnh độ tông thì chú ý làm thiện để đƣợc lên chốn Niết bàn, tây phƣơng cực lạc, con ngƣời theo Mật tông thì chú ý đến bùa chú, câu đảo, xin thẻ để đạt đƣợc ý nguyện. Cũng là ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo nhƣng tính cách của con ngƣời Phật tử mỗi vùng khác nhau, chẳng hạn miền Bắc thì nhẹ nhàng, thanh thoát, miền Trung thì nề nếp, chặt chẽ, miền Nam thì tự nhiên, thoải mái. Cũng là ảnh hƣởng đạo đức Phật giáo nhƣng ngƣời trí thức thì nặng về phần trí tuệ trong học thuyết, ngƣời làm nghề buôn bán thì nặng về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín....

Tóm lại, nhân cách con ngƣời Việt Nam đƣợc hình thành dƣới sự ảnh hƣởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của đạo đức Phật giáo đã góp phần tạo nên một nền đạo đức con ngƣời mới, xã hội mới trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hƣớng tới những giá trị đạo đức nhân văn nhân bản, thắm nghĩa, đƣợm tình. Nhân cách đó có tác dụng hai mặt. Mặt tích cực, là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con ngƣời, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của ngƣời khác, thƣơng ngƣời, vị tha, cứu

giúp ngƣời hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu, v..v.. Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hƣ vô chủ nghĩa, nặng về tin tƣởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tƣởng ở năng lực hoạt động của con ngƣời, nếp sống thì khổ hạnh và không tránh khỏi nƣơng theo những nghi lễ thần bí,..v.v. Nhận định về vấn đề này, Nguyễn Tài Thƣ có viết: “Cả hai mặt tích cực và tiêu cực đó không phải là chống đối nhau mà là làm tiền đề cho nhau, có cái này thì mới có cái kia, rất khó có sự lựa chọn và gạt bỏ mà không ảnh hƣởng tới nhau. Chúng là hai mặt của một vấn đề: vấn đề nhân cách Phật giáo”[78;230].

2.2.2. Đạo đức Phật giáo với việc xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa hiện nay

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trƣờng đã tác động không nhỏ đến nhân cách con ngƣời Việt Nam. Trƣớc những tác động có phần sâu rộng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức xã hội đã tạo nên những đánh giá khác nhau về đạo đức Phật giáo và vai trò của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

Một số ngƣời coi đạo đức Phật giáo nhƣ một hệ thống siêu việt, là những điều không thể thực hành đƣợc đối với những ngƣời bình thƣờng. Họ cho rằng, nếu muốn đi theo con đƣờng của Phật giáo thì phải xa lìa đời sống hiện tại để rút vào chùa hay một nơi tịnh lặng, thâm u nào đó. Thật ra, đó là một ý tƣởng sai lạc. Theo sự thuyết giảng của Phật, giáo lý nhà Phật không chỉ dành bậc tu sĩ sống ở nơi chùa chiền, mà còn dành cho đông đảo những ngƣời bình thƣờng đang sống ở nhà với gia đình họ. Những qui tắc đạo đức của Phật giáo dành cho tất cả mọi ngƣời, không hề có sự phân biệt đẳng cấp, sang hèn... Bởi lẽ, Phật rất tôn trọng cuộc đời của ngƣời trần tục, gia đình họ và những mối liên hệ xã hội của họ, đề cao những giá trị đạo đức nhân văn, nhân bản.

Trong thời đại khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhƣ vũ bão. Việt Nam đang trở mình cùng với nhịp phát triển sôi động của thế giới. Những ý tƣởng đạo đức Phật giáo sẽ trở nên xa rời cuộc sống thực tại và xã hội đƣơng đại nếu không gắn với những cơ sở tồn tại vật chất của nó. Nhận thấy điều này, Phật giáo thấy rằng thật khó đạt tới cuộc sống theo lý tƣởng cao đẹp từ bi, hỷ xả, cứu đời độ thế của mình, nếu nhƣ điều kiện vật chất và xã hội không thuận lợi và đầy rẫy tai ƣơng.

Một phần của tài liệu Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)