8. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Tư tưởng đạo đức trong Ngũ giới, Tứ Ân, Thập Thiện
Đạo đức Phật giáo bao giờ cũng đề cao tính nhân văn, khuyên con ngƣời yêu thƣơng giúp đỡ nhau, luôn hƣớng con ngƣời làm điều thiện, tránh điều ác, phi nhân tính... Bởi vậy, nó có những điều phù hợp với đạo đức xã hội, trở thành giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại.
Hệ thống chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đó bao gồm các giới luật để điều chỉnh hành vi của các tín đồ. Giới luật Phật giáo cũng đồng nghĩa với luân lý đạo đức, cách cƣ xử, nếp sống hƣớng thƣợng. Vì giới tức là “phòng phi chỉ ác”, nghĩa là đề phòng điều trái quấy, dừng chỉ mọi điều ác, cũng có nghĩa là “chỉ ác tác thiện”, tức là ngƣng làm điều ác, làm mọi điều thiện. Giới cũng có nghĩa là điều phục, chế ngự, chế ngự ở đây với những ý nghĩa chế ngự bằng sự tĩnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tiến…mục đích để đạt đƣợc sự thanh tịnh của bản thân, trong sáng của tâm hồn. Đó là khái quát về giới luật cũng nhƣ ý nghĩa của chúng mà mọi tôn giáo đều có, với đạo Phật, giới luật cũng có những khái niệm không ngoài ý nghĩa trên. Trong Luật tạng có viết: “Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để đƣợc hân hoan, hân hoan là để đƣợc hỷ, hỷ là để đƣợc khinh an, khinh an là để đƣợc lạc, lạc là để đƣợc định, định để đƣợc chánh kiến, chánh kiến để đƣợc vô dục, vô dục để đƣợc ly tham, ly tham để đƣợc giải thoát, giải thoát để có giải
thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trƣớc Niết bàn”[37;14-15]. Trong đạo Phật có rất nhiều giới, có giới của tại gia, có giới của xuất gia.
Phật giáo đã dựa trên những nguyên tắc hƣớng thiện để chế ra giới luật theo các tầng lớp khác nhau thuộc những chuẩn mực đạo đức có tính chất bắt buộc đối với mọi tín đồ. Tuy chia nhiều thứ lớp, nhƣng căn bản vẫn là Ngũ giới, Thập thiện và Tứ ân. Các giới khác chỉ là cụ thể hóa chi tiết những chuẩn mực đạo đức trong các giới này mà thôi.
Ngũ giới là năm điều ngăn cấm do Đức Phật bảo các Phật tử phải tuân theo. Sau khi quy y ngƣời ấy đã tự nhận là đệ tử Phật, để đủ tƣ cách một Phật tử cần phải gìn giữ năm giới. Ngũ giới chính là những chuẩn mực đạo đức vô cùng thiết thực không chỉ cho ngƣời Phật tử, mà còn rất cần thiết cho hết thảy mọi ngƣời, ở mọi thời đại. Nếu nhân loại muốn thiết lập một đời sống gia đình hạnh phúc, xây dựng một xã hội ổn định, và kiến tạo một đất nƣớc thanh bình thì phải xây dựng đƣợc một nền tảng đạo đức tốt đẹp, hƣớng thiện và nhân bản sâu sắc.
1. Giới thứ nhất không sát sinh, là tôn trọng sự sống của muôn loài, là nêu cao đức hiếu sinh của đạo Phật. Giết hại mạng sống theo ba cách: trực tiếp giết, xúi bảo ngƣời giết, tùy hỷ trong việc giết hại. Không đƣợc tự tay mình sát sinh, không dùng miệng xúi bảo đốc thúc kẻ khác giết, khi thấy họ sát sinh chỉ một bề thƣơng xót không nên vui thích.
Kinh "Bồ tát giới" nói: "Phật tử không tự mình tàn sát, bảo ngƣời tàn sát bằng phƣơng tiện, bằng cách tán dƣơng sự tàn sát, bằng sự tán đồng khi thấy kẻ khác tàn sát, cho đến tàn sát bằng chú thuật - tàn sát với nguyên nhân, trợ duyên, phƣơng pháp và động tác của sự tàn sát; nhƣng, đối với bất cứ loài nào, hễ có sinh mạng thì không đƣợc cố ý tàn sát"[63;85].
Đó là giữ giới không sát sinh. Nhƣng suy luận rộng ra, chúng ta quý trọng mạng sống của chúng ta, quý trọng mạng sống của những con vật (nếu không cần thiết, chúng ta cần giảm bớt giết hại sinh mạng của chúng), để đảm bảo cho sự cân bằng về môi trƣờng sinh thái.
Điều này là vô cùng quan trọng trong mọi thời đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt bảo vệ động vật quý hiếm đang đƣợc đặt ra cấp bách không chỉ với riêng Việt Nam, thế giới, và có tính toàn cầu.
2. Giới thứ hai không trộm cắp, là tôn trọng tài sản của kẻ khác, là sống theo lƣơng tâm và lẽ phải. Bởi chính của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm đến, thì của cải tài sản của ngƣời, chúng ta cũng không đƣợc xâm phạm nhƣ cƣớp giật hay lén lấy. Bởi cƣớp giật hay lén lấy của ngƣời, theo Phật giáo là hành động trái nhân đạo, trái lƣơng tâm. Còn đối với xã hội thì đó là vi phạm pháp luật chính quyền cần phải bị trừng phạt.
Kinh "Bồ tát giới" nói: "Phật tử không tự mình trộm cƣớp, bảo ngƣời trộm cƣớp, trộm cƣớp bằng phƣơng tiện, bằng chú thuật - trộm cƣớp với nguyên nhân, trợ duyên, phƣơng pháp và động tác của sự trộm cƣớp; nhƣng, cho đến tài vật quỉ thần, tài vật có chủ, tài vật đạo tặc, tài vật công cộng, dẫu bằng cây kim ngọn cỏ thôi, cũng không đƣợc cố ý trộm cƣớp"[63;87].
Trộm cƣớp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi cho mình, quên nỗi đau khổ của ngƣời, mất cả công bằng và nhân đạo, ngƣời Phật tử nhất định không đƣợc làm.
3. Giới thứ ba không ngoại tình, là bảo vệ hạnh phúc của gia đình và tôn trọng hạnh phúc của kẻ khác.
Kinh "Bồ tát giới" nói: "Phật tử không tự mình dâm dục, bảo ngƣời dâm dục; nhƣng đối với bất cứ nữ nhân nào, cho đến giống cái trong súc vật, phái nữ trong chƣ Thiên và quỉ thần, hoặc những chỗ không phải bộ phận sinh thực, đều không đƣợc cố ý dâm dục - dâm dục với nguyên nhân, trợ duyên, phƣơng pháp và động tác của sự dâm dục"[63;88-89].
với mọi ngƣời. Không đƣợc nói lời trái với sự thật để mƣu cầu lợi mình, hoặc hại ngƣời là nói dối. Do động cơ tham lam ác độc, sự kiện xảy ra nhƣ thế này lại nói thế khác, sửa trái làm phải, đổi phải thành trái, khiến ngƣời mắc họa. Ngƣời nói nhƣ thế trái với đạo đức, mất cả lòng nhân, là ngƣời vi phạm đạo đức nên ăn nói không có mẫu mực. Thấy, biết thế nào thì nói thẳng thế ấy, không điêu xảo dối trá. Trừ trƣờng hợp vì lợi ngƣời lợi vật, không nỡ nói thật để ngƣời bị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu ngƣời cứu vật nói sai sự thật mà không phạm. Không nói dối là giữ lòng tin với mọi ngƣời xung quanh.
Kinh "Bồ tát giới" nói: "Phật tử không tự mình vọng ngữ, bảo ngƣời khác vọng ngữ, vọng ngữ bằng phƣơng tiện - vọng ngữ với nguyên nhân, trợ duyên, phƣơng pháp và động tác của sự vọng ngữ, cho đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, vọng ngữ cả thân thể lẫn tâm trí"[63;92].
5. Giới thứ năm không uống rƣợu, là bảo vệ sức khỏe, giữ gìn tâm trí sáng suốt.
Kinh "Bồ tát giới" nói: "Phật tử nếu cố ý uống rƣợu, mà rƣợu thì dẫn ra vô số lỗi lầm; tự tay mình trao rƣợu cho ngƣời khác uống mà năm trăm đời kiếp cánh tay không có, huống chi chính mình tự uống. Cũng không đƣợc chỉ bảo cho mọi ngƣời uống rƣợu hay luyện tập cho các sinh vật khác uống rƣợu, huống chi chính mình uống lấy. Nếu bất cứ rƣợu gì cũng không đƣợc uống. Nếu cố ý uống hay bảo ngƣời khác uống thì phạm tội khinh cấu"[63;107-108].
Đạo Phật chủ trƣơng giác ngộ, muốn đƣợc giác ngộ trƣớc phải điềm đạm tỉnh sáng, uống rƣợu vào gan ruột nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh không còn sáng suốt, trái hẳn với mục đích giác ngộ. Chính vì nóng bức cuồng loạn, có những ngƣời khi say sƣa, tội lỗi họ cũng dám làm, xấu xa gì họ cũng không sợ, mất hết lƣơng tri. Vì thế ngƣời biết đạo đức phải tránh xa không uống rƣợu. Uống rƣợu chẳng những làm mất trí khôn,
lại gây nên bệnh hoạn cho thân thể, còn di hại cho con cái sau này đần độn. Quả là một tai họa cho cá nhân và xã hội.
Đó là những chuẩn mực đạo đức cơ bản mà đức Phật đã đề ra cho các Phật tử thực hành, hầu đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, an vui cho kẻ khác ngay trong đời này và những cuộc sống mai sau.
Để cụ thể hóa hơn nữa những điều trong Ngũ giới, Phật giáo đã đƣa ra những chuẩn mực đạo đức chi tiết hơn nữa trong Thập Thiện.
1. Về thân thì có ba điều răn cấm để hƣớng thiện đó là: - Không sát sinh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm (đối với Phật tử xuất gia thì không đƣợc dâm) 2. Về khẩu thì có bốn điều răn cấm để hƣớng thiện đó là: - Không nói dối
- Không nói thêu dệt - Không nói lƣỡi hai chiều - Không nói lời hung ác
3. Về ý thì có ba điều răn cấm để hƣớng thiện đó là: - Không tham lam
- Không sân hận - Không si mê
Theo quan điểm của đạo Phật, giới dựa trên căn bản là những chuẩn mực đạo đức để giữ thân tâm đƣợc thanh tịnh, dần dần triệt tiêu những phiền não tham, sân, si. Giới đƣợc đặt trên nền tảng tự lợi và lợi tha, tự thanh tịnh bản thân cũng là để thanh tịnh quần thể sống, thanh tịnh quốc độ. Nếu một cá nhân nào trì giới đúng nghĩa thì cũng có nghĩa góp phần thánh hoá nếp sống của mọi ngƣời
Theo đạo Phật, con ngƣời muốn có cuộc sống an lành, hạnh phúc thì phải thực hiện mƣời pháp lành nêu trên, tức là thực hành những chuẩn mực đạo đức của đức Phật răn dạy. Pháp lành tức là những thiện pháp cần đƣợc thể hiện cụ thể, điều này có nghĩa là những gì chúng ta nghĩ là tốt, biết là tốt thì điều đó chƣa đủ để trở thành ngƣời tốt, mà nó cần đƣợc thể hiện cụ thể qua cuộc sống, cần đƣợc tôi luyện, cần đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng hành động cụ thể của thân, khẩu và ý.
Ngƣời nào thực hiện theo mƣời điều thiện, ngƣời ấy sẽ cảm hoá đƣợc những ngƣời xung quanh, ngƣời ấy sẽ đƣợc mọi ngƣời yêu mến, chính bản thân họ đã tiêu diệt đi sự tranh đua, hoá giải những tị hiềm, đố kị, tạo ra sự an lạc cho mọi ngƣời và chính họ.
Có thể nói, mƣời điều thiện của đạo Phật là một nền tảng những chuẩn mực đạo đức bao trùm tất cả mọi hành vi lẽ sống của con ngƣời.
Những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo không chỉ dừng lại với những quy định, hành vi đạo đức, lƣơng tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức đối với chính bản thân mỗi cá nhân trong gia đình, xã hội mà các chuẩn mực đạo đức ấy còn rộng hơn cả là lƣơng tâm, nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức của cá nhân đối với mọi ngƣời, xã hội. Điều này đƣợc thể hiện trong "Tứ Ân". Tứ Ân đƣợc đề cập đến trong nhiều kinh sách nhà Phật nhƣ:
Kinh Chính Pháp Niệm Phật quyển16 đề cập đến: ân cha, ân mẹ, ân Nhƣ Lai, ân Pháp sƣ; Kinh Trí Giác Thiền Sƣ Tự Hành Lục Thích Thị Yếu Lãm quyển trung lại nói: Sƣ trƣởng ân, Phụ mẫu ân, Quốc vƣơng ân, Thí chủ ân. Đại Tạng Pháp Số quyển 23 nói: Thiên hạ ân, Quốc vƣơng ân, Sƣ tôn ân, Phụ mẫu ân. Trong Pháp Uyển Châu Lâm quyển 50, Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán quyển 2, Giáo Thừa Pháp Số quyển 13, Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận Tham Yếu Ký quyển 7, Tứ ân hiếu thuận sao . . . đều giải thích rất rõ ràng. Nhìn chung, theo chúng Tứ ân bao gồm 4 ân quan trọng: ân Tam bảo, ân cha mẹ, ân quốc gia xã hội và ân Thầy bạn, chúng sinh.
1.Ân Tam Bảo: Đối với Phật - Pháp - Tăng ngƣời Phật tử có những trọng ân nhƣ sau:
Pháp bảo có 4 loại: Giáo pháp để phá cái vô minh, phiền não, nghiệp chƣớng cho tất cả các loại hữu lậu nhƣ âm thanh, văn, cú . . .
Pháp lý bao gồm các pháp luận có và không. Pháp hành là giới định tuệ và các hạnh. Quả pháp thu đạt quả hữu vi và vô vi.
Bốn loài pháp bảo này dẫn dắt chúng sinh ra khỏi bể sinh tử đến bờ giác. Tam thế chƣ Phật đều y theo pháp để tu hành, đoạn trừ tất cả chƣớng ngại để thành tựu Bồ Đề. Và giúp chúng sinh còn lăn trôi đƣợc lợi lạc trong vị lai. Vì thế mà chúng sinh chƣa giải thoát phải miên mật thành kính thực thi pháp bảo, ắt có ngày tỏ ngộ. Ân Pháp bảo thật là không thể nghĩ bàn.
Tăng bảo có 3 loại: Bồ tát Tăng, Thanh văn Tăng và Phàm phu Tăng. Thành tựu đƣợc giải thoát có đầy đủ tất cả chính kiến, có thể vì đại chúng mà khai thị Thánh đạo. Ba loại Tăng bảo này cũng gọi là Chân bảo Tăng. Ngoài ra còn có một loại gọi là Phúc điền Tăng nhƣ Xá lợi Phật, Tôn tƣợng Phật và giới luật mà Phật đã chế. Phải kính trọng và tin tƣởng một cách sâu dày, có thể khiến mình và ngƣời đều không bị tà kiến, lại có thể tuyên dƣơng chính pháp, tán thán nhất thừa, lại càng tin sâu nhân quả, thƣờng phát thiện nguyện, tuỳ lúc mà sám hối những sai phạm, trừ các nghiệp chƣớng. Tất cả các loại Tăng bảo nêu trên đều làm lợi cho hữu tình. Ân Tăng bảo là không thể nghĩ bàn.
- Ân Phật Bảo: Phật là đấng toàn giác, tự giác giác tha, là thầy của trời và ngƣời, cùng các bộ chúng khắp tất cả các loài chúng sinh, giải thoát mọi loài từ bến mê về bờ giác, từ bể khổ đến bờ an vui, bình đẳng, tự tại. Chƣa một ai có cái thấy biết bằng Phật, không một ai ban ơn bố thí bằng Phật và không một ai bình đẳng nhƣ Phật, khẳng định mọi chúng sinh đều thành Phật. Một công đức viên mãn cho cả thế gian và xuất thế gian.
Tất cả ý nghĩa đều dựa vào 6 loại công đức vi diệu: Công đức hải, công đức bảo, công đức tạng, công đức tụ, công đức trang nghiêm, công đức lâm, thƣờng làm lợi cho tất cả chúng sinh.
Vì sự khổ đau của chúng sinh, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi tìm con đƣờng giải thoát mọi ràng buộc khổ đau đó, là Phật tử chúng ta phải nhớ đến ân đức của Ngài.
Báo ơn Phật bảo bằng cách tận tâm, tận lực cứu độ chúng sinh, phục vụ chúng sinh. Phụng sự chúng sinh tức là làm vui lòng chƣ Phật. Cho nên có câu “phục vụ chúng sinh là cúng dàng chƣ Phật”. Vì thế kinh "Báo Ân" có nói:
"Muốn báo ơn Phật Thì hãy chân thành Báo hiếu cha mẹ
Báo ơn chúng sinh"[64;80].
- Ân Pháp Bảo: Pháp bảo có 4 loại: Giáo pháp để phá cái vô minh, phiền não, nghiệp chƣớng cho tất cả các loại hữu lậu nhƣ âm thanh, văn, cú...
Pháp lý bao gồm các pháp luận có và không. Pháp hành là giới, định, tuệ và các hạnh. Quả pháp thu đạt quả hữu vi và vô vi.
Bốn loài pháp bảo này dẫn dắt chúng sinh ra khỏi bể sinh tử đến bờ giác.
Báo ơn Pháp bảo bằng cách làm lƣu thông và tuyên dƣơng Chính Pháp. Bổn phận của Phật tử, đặc biệt là những bậc xuất gia là phải thuyết pháp độ sinh. Thuyết Pháp có nhiều phƣơng tiện, không chỉ là nói bằng lời. Đức Phật khi còn trụ thế đã phải khô môi đắng miệng thuyết Pháp cũng bởi nhƣ thế.
- Ân Tăng Bảo: Tăng là những ngƣời đã lìa bỏ gia đình để tu giải thoát cho mình và lo cứu giúp mọi chúng sinh. Đồng thời Tăng là những vị
làm Sứ giả của Nhƣ Lai, tức là thay Phật giáo hóa cho chúng sinh tu học. Chúng ta muốn phát tâm cầu đạo, chúng ta phải quy y Tam Bảo, chính vị Tăng đã thay Phật truyền trao Giới luật và dạy cho chúng ta phƣơng pháp tu học.
Báo ơn Tăng bảo bằng cách củng cố và phát triển đoàn thể đệ tử Phật