8. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Một số giá trị đạo đức Phật giáo
Phật giáo sinh ra đã là một tôn giáo từ bi, một hệ thống triết học và một nền đạo đức nhân bản. Với hệ thống kinh điển đồ sộ và hoàn thiện “Tam Tạng Kinh”: Kinh, Luật, Luận chứa đựng những giá trị đạo đức nhân sinh, hƣớng con ngƣời tới chân lý sống bình đẳng, tri túc, vô ngã vị tha. Những chân lý ấy luôn phù hợp với mọi căn tính của chúng sinh, đáp ứng nhu cầu của mọi thời đại. Nếu nhƣ trong “Tam Tạng Kinh” của Phật giáo, Kinh đƣợc xem là những lời răn, dạy, giáo huấn của Đức Phật về thế gian, vũ trụ và cuộc sống nhân sinh thì Luận là sự lập luận, chú giải, đàm luận của các đệ tử về những lời dạy trong kinh của đức Phật đồng thời Luật cũng chính là những điều đức Phật chế định để ngăn cấm, khuyên răn các tín đồ, đệ tử của Ngài. Luật bao gồm những quy chuẩn đạo đức bắt buộc đối với các tín đồ, đệ tử của Phật nhằm hƣớng đến cuộc sống thực hành đạo đức và có tác dụng chuyển hóa con ngƣời, cải tạo xã hội, hƣớng xã hội tới những giá trị đạo đức chân, thiện, mỹ.
Nhƣ vậy, với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức xã hội khác, đạo đức tôn giáo nói chung, đạo đức Phật giáo nói riêng chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tƣởng đạo đức...) thể hiện trong giáo lý, kinh sách tôn giáo. Đạo đức tôn giáo không chỉ đề cấp đến những vấn đề triết lý đạo đức đặc thù trong phạm vi quan hệ tôn giáo (giữa tín đồ với lực lƣợng siêu nhiên thần thánh) mà còn đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục, (mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời): “Trong hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo còn có những điều khuyên răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần túy trần thế”[87;46]. Những giá trị đạo đức Phật giáo cũng vậy, luôn bao gồm một hệ thống các giá trị về Từ, bi, hỉ, xả, lẽ công bằng bình đẳng, lòng khoan dung và đức hiếu sinh...
Giá trị “từ, bi, hỉ, xả” hay còn gọi là “Tứ vô lƣợng tâm” là một trong những giá trị cốt lõi của Phật giáo, có ảnh hƣởng khá nhiều đến đời sống đạo đức của ngƣời Việt Nam trong lịch sử cũng nhƣ trong giai đoạn hiện nay.
Tâm “Từ” là lòng từ ái vô lƣợng, vô biên, là cái đối trọng với sân hận. Theo quan niệm của nhà Phật, cái tâm sân hận không thể đƣợc dập tắt bằng lòng thù oán mà nó chỉ có thể hóa giải đƣợc bằng tâm “Từ”.
Phật giáo đề cao lòng nhân từ, sự tha thứ và nhẫn nại, trong Bồ-tát giới có viết: “Phật tử không đem sự giận dữ trả lại sự giận dữ, không đƣợc đem sự đánh đập trả lại sự đánh đập, cũng không đƣợc giữ tâm niệm trả thù đối với những kẻ đã tàn sát cha mẹ, anh em bà con của mình…Tàn sát sự sống để trả thù sự sống là điều trái ngƣợc với đức"[63;135].
Tất nhiên, theo lẽ thông thƣờng việc trả thù những kẻ đã sát hại cha mẹ, anh em ta, đó là lẽ công bằng tự nhiên của đạo lý làm ngƣời. Thế nhƣng, nếu dùng oán để trả oán, thì oán oán sẽ chập chùng, khó mà chấm dứt đƣợc dòng nhân quả vay trả, trả vay bất tận. Bởi vì theo Phật giáo:
“Lấy ơn báo oán, oán sẽ tiêu tan Lấy oán báo oán, oán sẽ chất chồng”
Quan niệm “Từ” trong Phật giáo có sự phù hợp với truyền thống đạo lý, giá trị nhân văn của ngƣời Việt Nam. Ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng quan niệm “một điều nhịn, chín điều lành”, xuất phát từ tâm “Từ” để mà nhẫn nhịn, cầu mong mọi sự tốt lành. Tâm “Từ” của Phật giáo làm lay động lòng ngƣời và đặc biệt đƣợc phát huy tác dụng của nó trong xã hội Việt Nam. Với tâm “Từ” của Phật giáo, dƣới triều Lý, vua Lý Thánh Tông đã thƣơng xót và đồng cảm với nỗi khổ của tù nhân trong mùa đông lạnh giá. Mùa đông năm Ất Mùi 1055, trời rét, Lý Thánh Tông nói với các quan rằng: “Trẫm ở trong cung nào là lò sƣởi ngự, nào áo lót cầu còn rét nhƣ thế này, nghĩ đến ngƣời tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chƣa biết rõ ngay gian, mà ăn không no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có
kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thƣơng xót. Vậy hạ lệnh cho Hữu Ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm”[22;294].
Những ngƣời mà ta xem là kẻ thù kia chẳng qua cũng chỉ là nạn nhân của những điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị, và nhất là nạn nhân của si ám vô minh. Thế nên, ngƣời thực hành đạo Bồ-tát phải mở rộng tấm lòng, khoan dung cho họ. Dĩ nhiên, công hạnh này rất khó thực hiện, nhƣng nếu thực hiện đƣợc, sẽ có mãnh lực cảm hóa những kẻ ác hƣớng về đƣờng thiện, và chắc chắn xã hội loài ngƣời sẽ trở nên an lạc và tốt đẹp hơn nhiều. Vả lại, con ngƣời sống với nhau sẽ chan hòa hơn, dễ tha thứ cho nhau hơn và phần nào bớt đi đƣợc tâm tính độc ác của mình hơn bởi họ nhận ra đƣợc nguyên nhân, bản chất của độc ác chính là do ba độc "tham", "sân", "si" gây ra chứ không phải là con ngƣời bằng xƣơng, bằng thịt mà chúng ta cùng chung sống trên trái đất này. Và tƣ tƣởng từ bi, nhân văn này đƣợc thể hiện rõ trong tƣ tƣởng các ông Vua Phật Việt Nam thời Lý - Trần. Khi Chiêm Thành đem quân quấy rối biên giới phía Nam, cƣớp của, bức hãm nhân dân cho nên nhiều lần Vua Lý thân chinh cầm quân đi đánh dẹp. Năm 1044 Lý Thái Tông bắt đƣợc 5000 tù binh Chiêm Thành, Vua Lý không những không giết kẻ thù của mình mà còn cho họ nhận đất đai làm ăn sinh sống ở Vĩnh Khang (Nghệ An ngày nay). Rồi đến năm 1069 Lý Thánh Tông bắt đƣợc Vua Chiêm Thành là Chế Củ cùng 5 vạn dân Chiêm Thành. Thấm nhuần tƣ tƣởng từ bi hỉ xả của nhà Phật nên Vua Lý cũng đã không giết hại một ai mà sử sách đã chép lại nhƣ: "Vua từ Chiêm Thành về, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, xong rồi ngự ở điện Thiên An, mở tiệc rƣợu mừng về đến nơi. Ngày hôm ấy bầy tôi dâng hơn 5.000 chiến tù và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho các chiến tù đều ghép theo bộ thuộc cho họ ở từ Trần Vĩnh Khang (Nghệ An) thẳng đến Châu Đăng (Quy Hóa sau này), đặt hƣơng ấp, phỏng theo danh hiệu cũ của Chiêm Thành”[22;286].
Hay đối với triều đại nhà Trần, Trần Nhân Tông đã thể hiện tâm từ bi khi xét tội những ngƣời đầu hàng giặc: "Tháng 5, trị tội những ngƣời hàng giặc, chỉ quân dân đƣợc miễn tội chết, nhƣng bắt chở gỗ đá làm cung điện để chuộc tội; quan viên phạm tội thì tùy tội nặng nhẹ mà xử trị"[22;482].
Nhƣ vậy, dƣới triều Lý - Trần đối xử nhân ái với những tù binh bị bắt trong chiến tranh, những ngƣời đầu hàng giặc…là xuất phát từ cái tâm Từ bi của ngƣời cầm quyền. Cái tâm ấy đƣợc tắm mình trong truyền thống nhân ái của dân tộc hoà quyện với tƣ tƣởng từ bi, cứu khổ cứu nạn của Đạo Phật.
Bởi bài học về lòng từ bi khoan dung của đạo Phật cũng đã thấm nhuần sâu sắc trong huyết quản và tâm hồn ngƣời Việt. Và nó đƣợc thể hiện rõ trong tƣ tƣởng nhà ái quốc lớn của dân tộc Nguyễn Trãi đã vận dụng tâm Phật và biến thành đƣờng lối chính trị nhân bản đem lại thành công, rất nổi tiếng trong lịch sử nƣớc nhà. Đó là: “Đem nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”.
Nhƣ ta đã biết, mặc dù trong đạo Phật có nhiều hệ phái và những dị biệt lớn, nhƣng lịch sử Phật giáo chƣa bao giờ ghi lại một cuộc tranh chấp đẫm máu nào nhƣ những cuộc thánh chiến đã từng xảy ra trong lịch sử châu Âu. Điều đó chứng tỏ những giáo lý nhà Phật có ảnh hƣởng rất sâu đến luân lý đạo đức trong tâm hồn những ngƣời con Phật. Đó là:
Lẽ Công bằng, Bình đẳng và lòng khoan dung: Ở góc độ nhất định thì lẽ công bằng, sự bình đẳng và lòng khoan dung cũng là cái thiện, là giá trị của đạo đức Phật giáo. Nói ngắn gọn thì "công bằng" là theo đúng lẽ phải, không thiên vị; "bình đẳng" là ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi; còn "khoan dung" là lòng rộng lƣợng tha thứ cho những con ngƣời lầm lỗi. Theo cách hiểu thông thƣờng, lẽ công bằng và sự bình đẳng là một điều hiển nhiên trong mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời. Do vậy, Namennais viết: "Tạo hóa không sinh ra ai sang, ai hèn, ai thầy, ai tớ, ai vua, ai tôi cả. Tạo hóa sinh ra toàn những con ngƣời bình đẳng thôi"[85;106].
Thực ra lẽ công bằng, bình đẳng và lòng khoan dung đã đƣợc nhiều hệ tƣ tƣởng đề cập. Ví nhƣ ở góc độ nhân thế thì chúng đã đƣợc xác lập từ thời công xã nguyên thủy do kết quả đấu tranh với cái bất bình đẳng mà có. Đi đôi với hạnh phúc, công bằng và bình đẳng là khát vọng tự nhiên của con ngƣời, cho nên mọi cuộc cách mạng xã hội suy cho cùng là cuộc cách mạng đòi tự do, dân chủ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, không phải bất cứ hệ tƣ tƣởng nào cũng công nhận sự bình đẳng để dẫn đến lẽ công bằng giữa ngƣời và ngƣời. Khổng Nho xây dựng hệ tƣ tƣởng của mình trên mối quan hệ bất bình đẳng trong xã hội đến Hán Nho thì lại càng xác định quan điểm đó. Còn rõ nét trong thuyết Tam cƣơng (vua tôi, cha con, vợ chồng) của Đổng Trọng Thƣ thì chỉ xác định mối quan hệ một chiều, đòi hỏi trách nhiệm tuyệt đối của kẻ dƣới đối với ngƣời trên và uy quyền của ngƣời trên đối với kẻ dƣới (mặc dù kẻ dƣới là ông lão, bà lão, ngƣời trên là đứa trẻ)..vv. Với Bà La Môn giáo (Brahmaism) thì tuyệt nhiên không công nhận sự bình đẳng giữa ngƣời và ngƣời.
Nhƣ vậy, đối với Phật giáo khi bàn về vấn đề này lại có sắc thái riêng, đó là:
Những vấn đề về bản thể luận: Bản thể luận tuyệt đối của triết lý, giáo lý Phật giáo không quy phạm vào một phạm trù gốc duy nhất mà gồm một loạt những phạm trù, khái niệm. Chúng biểu hiện ở những trạng thái khác nhau nhƣ những vòng tròn đồng tâm. Song, ở vào cái vị trí khác nhau trong không gian hình cầu, nhƣ các khái niệm "Chân không", "Vạn Pháp", "Sắc không", "Niết bàn", "Tâm thức", "Vô ngã"…
Với các khái niệm trên, triết học Phật giáo đã dựng lên một vũ trụ vô tận, bao gồm hàng ngàn thế giới khác nhau, luân chuyển và biến hóa cho nhau. Bản chất chân thực của thế giới này là chân không. Thực thể chân không này bao gồm cả vật chất, tinh thần, cả vô thức và ý thức trong trạng thái đồng nhất không phân biệt. Chân không tĩnh lặng, bất động, trống rỗng và vô trụ. Nhƣng đột nhiên nó xao động và phân đôi rồi xuất hiện vật chất, tinh thần, ý thức, vô thức.
Vậy, nguyên nhân nào làm cho thực thể chân không tĩnh lặng đột nhiên xao động và tự phân đôi? Trƣớc câu hỏi này Phật giáo im lặng nhƣờng câu trả lời cho sự huyền nhiệm thần bí.
Những vấn đề nhận thức luận: Trƣớc câu hỏi: Con ngƣời có khả năng nhận thức đƣợc bản thể tối hậu đó không? Phật giáo không thể im lặng, mà trả lời dứt khoát rằng: không! Vậy cái gì ngăn cản khiến con ngƣời không thể nhận thức đƣợc bản thể tối hậu đó? Theo Phật giáo, nguyên nhân là do bản chất nhận thức của con ngƣời chỉ là sự phân lập của bản thể tuyệt đối. Nó không thể tự hoàn chỉnh mình. Đối lập với cái vô thức, ý thức chỉ nắm đƣợc thế giới hiện tƣợng. Nó không thể vƣợt ra khỏi vòng luẩn quẩn của cõi vô minh đầy những mê kiến và ảo ảnh.
Tuy nhiên, bản chất nhận thức của con ngƣời - nếu đƣợc các giáo lý nhà Phật soi sáng - có thể vƣợt lên cái ý thức để trở về với cái tĩnh lặng. Quá trình nhận thức này là tiến trình vận động của ý thức chân không để rồi trở lại với chân không, và gồm 3 giai đoạn: Ý thức phản tỉnh, ý thức đồng nhất với vô thức và trạng thái siêu thoát.
Giải thoát luận: Trên cơ sở hệ thống triết lý, giáo lý trên, để đạt đƣợc sự giải thoát, Phật giáo đƣa ra 8 con đƣờng và 7 biện pháp nhằm phá mọi vọng tƣởng.
Con đƣờng siêu thoát, còn đƣợc gọi là "Bát chính đạo" là con đƣờng trung dung gồm 8 ngả: Chính kiến đúng, nguyện vọng đúng, ngôn hành đúng, hành vi đúng, lối sống đúng, nỗ lực đúng, chính trực đúng và niềm hoan lạc đúng. Đây là cả một quá trình tự phát, chứ không phải là cầu mong sự ân huệ. Nếu ngƣời nào thành công trong sự phát triển theo những nguyên tắc này và chinh phục đƣợc bản thân, thì ngƣời đó không bao giờ thất bại.
Đồng thời, với 8 ngả của con đƣờng Trung dung là 7 biện pháp phá chấp gồm: phá thế giới, phá chủ thuyết thời gian, phá mọi chủ thuyết, phá mọi đối tƣợng của ý thức, phá lƣỡng tính tƣơng đối, phá nhân duyên và phá pháp chấp.
Phật tổ thƣờng ví con đƣờng và biện pháp nhƣ con thuyền chở ngƣời tu hành qua sông mê (cõi vô minh). Qua sông mê rồi, con ngƣời phải biết bỏ luôn thuyền. Tức là khi đã tới Niết bàn con ngƣời cần phải bỏ tất cả những gì đã giúp mình đạt tới chân nhƣ. Khi đó ngƣời ta bƣớc vào thế giới mới với tâm hồn tĩnh lặng, trong sáng. Nhờ đó, kết thúc quá trình nhận thức, con ngƣời hòa nhập và trở thành chân lý tuyệt đối.
Nhìn chung, cả quá trình nhận thức này, thực chất là tiêu diệt nhận thức để hƣ không hóa tất cả. Do vậy, chủ nghĩa duy tâm thần bí biểu hiện rõ nét nhất ở phần nhận thức luận này. Nhƣng triết học Phật giáo đã có phép biện chứng sắc sảo. Nó đã nhìn thấy sự vận động, biến đổi của thế giới hiện tƣợng với khái niệm vô thƣờng. Nó đã vẽ lên một thế giới sinh động, đa dạng trong tính biến đổi tƣơng đối.
Sự khổ não: ái, ố, biệt ly có nguyên nhân từ ngũ uẩn (sắc, thụ, tƣởng, hành, thức). Từ ngũ uẩn mà xuất hiện sự phản hồi của các mặt đối lập: ác và thiện, tốt và xấu, yêu và ghét, đau khổ và hạnh phúc. Đây là lòng tham, sân, si. Tham, sân, si, dục vọng gây ra "nghiệp chƣớng" và "luân hồi". Những quan niệm sai lầm về cái tôi, cái tự ngã của ý thức sẽ dẫn tới hành động sai trái.
Muốn từ bỏ vòng luân hồi, nhân quả con ngƣời phải tu nhân, tích đức, từ bi, bác ái, thông qua "bát chính đạo" và 7 biện pháp phá chấp. Xét về mặt nhận thức triết học thì đây là cách thức thực hiện mục tiêu giải thoát. Nhƣng trên bình diện xã hội - đạo đức, đây là những vấn đề bình đẳng, bác ái và lòng khoan dung của nhân sinh đạo đức. Giá trị nhân bản của Phật giáo nói chung và các nguyên tắc thực hiện nó chính là ở chỗ này.
So với Phật giáo Ấn Độ (kinh điển) thì Phật giáo Việt Nam mang nhiều màu sắc thế tục hơn. Điều này thể hiện ở việc thực hiện các nguyên tắc của Phật giáo mang tính hỗn dung, điều hòa, giản dị hơn. Đây cũng là một bằng chứng cho tính thích nghi, khoan dung của Phật giáo với văn hóa truyền thống bản địa Việt Nam.
Từ quan điểm về giá trị bình đẳng khoan dung nhƣ vậy, nên trƣớc tiên lẽ công bằng của Phật giáo là từng cá nhân làm đến đâu, trách nhiệm đến đâu, thì hƣởng đến đó, sau đó mới là việc phân phối lại thành quả lao