8. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Tư tưởng đạo đức trong Lục Hòa, Lục Độ
Trong xã hội ngày này, dƣới sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ và kỹ thuật, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con ngƣời không ngừng đƣợc nâng cao. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế là sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, thói bon chen, ganh đua,
đố kỵ lẫn nhau...làm cho xã hội trở trở nên rối ren, không còn sự tôn trọng, sự hòa đồng và đoàn kết giữa những cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy, lục hòa là vấn đề cần thiết đƣợc đặt ra đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Trong bối cảnh nhƣ vậy, tƣ tƣởng lục hòa của Phật giáo nếu đƣợc hiểu rộng ra có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và là một trong những tiêu chí để xây dựng nền đạo đức mới cho con ngƣời trong xã hội hiện đại ngày nay.
Sự hòa ái mà Phật giáo quan niệm và đem áp dụng trƣớc hết là trong đời sống tu tập của Tsăng già. Đó là tƣ tƣởng "lục hòa". Lục hòa, nếu viết đầy đủ là "lục hòa kính", bao gồm:
1. Thân hòa đồng trụ (cùng là nhà tu hành, cùng thờ Phật nên các sƣ tƣơng kính nhau);
2. Khẩu hòa vô tránh (cùng học và thi hành giáo pháp của Đức Phật nên các sƣ nói hòa kính nhau);
3. Ý hòa đồng duyệt (các sƣ chung một tôn chỉ là giải thoát nên ý là một);
4. Giới hòa đồng tu (các sƣ cùng tu chung với nhau theo giới luật nên không có sự khác biệt);
5. Kiến hòa đồng giải (các sƣ cùng một cách nhìn về thế giới và con ngƣời);
6. Lợi hòa đồng quân (đƣợc cúng dàng thì phải chia đều).
Lục hòa là những chuẩn mực đạo đức mà Phật dạy cho con ngƣời sống phải hòa hợp với nhau. Sự hòa hợp không chỉ đối với ngƣời xuất gia. Ngƣời xuất gia sống trong môi trƣờng tu học theo đạo Phật, cùng chung sống, cùng tu tập với nhau, mỗi ngƣời một tính cách. Vì vậy, chung sống với nhau thì phải có những quy tắc đặt ra mới có thể duy trì đƣợc sự hòa hợp và hỗ trợ cho nhau tu học.
Đối với những ngƣời tại gia, trong một gia đình, cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em chung sống với nhau, nếu áp dụng đúng 6 quy tắc này
thì chắc chắn cũng đem lại hòa khí tƣơi vui cho gia đình, tạo nên một gia đình hạnh phúc.
1.Thân hòa đồng trụ: (Thân cùng ở với nhau hòa hợp), cùng chung sống với nhau dƣới một mái nhà hôm sớm có nhau, phải hòa thuận thƣơng yêu nhau; giúp đỡ lẫn nhau. Không cãi cọ, đánh đập nhau.
Trong gia đình, cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em đều cùng sống hòa hợp với nhau trong một mái nhà phải trên kính dƣới nhƣờng, thƣơng yêu hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ công việc cho nhau, không đƣợc cãi cọ, đánh đập nhau.
2. Khẩu hòa vô tránh: (Miệng hòa hợp, không bao giờ cãi cọ, lớn tiếng, mắng chửi nhau).
Trong một gia đình đôi khi chỉ vì một lời nói không hòa mà anh em xa lìa nhau, cha con ngoảnh mặt với nhau, vợ chồng “quay lƣng sấp mặt” với nhau; dù có sống chung trong một nhà mà mỗi ngƣời một thế giới. Nhƣ vậy nếu không giữ đƣợc “khẩu hòa vô tránh” thì cũng không thể nào có “Thân hòa đồng trụ”.
3. Ý hòa đồng duyệt: (Ý hòa hợp, cùng vui vẻ với nhau). Ngay trong ý nghĩ bao giờ cũng nghĩ đến sự hòa hợp, vui vẻ với nhau, phải nghĩ đến làm sao cho đẹp lòng nhau.
4. Giới hòa đồng tu: (Giới luật, cùng hòa hợp tu tập với nhau). Trong một đoàn thể phải có kỷ luật, đã sống hòa hợp với nhau thì phải nhắc nhở nhau giữ kỷ luật.
5. Kiến hòa đồng giải: (Những điều thấy biết cùng hòa hợp, giải bày cho nhau). Những điều gì mình thấy rõ, hiểu sâu nhƣng trong tập thể có ngƣời chƣa thấy biết hoặc chƣa hiểu rõ thì cùng giải bày cho nhau trong sự hòa hợp dịu dàng.
6. Lợi hòa đồng quân: (Những lợi lộc cùng chia hòa đồng) Ở gia đình, mọi nguồn lợi của gia đình phải đƣợc chi tiêu theo kế hoạch chung,
không thể chồng hay vợ tuỳ ý chi riêng cho bản thân của mình.
Trong một quốc gia, nếu áp dụng đƣợc sáu phép hòa kính nhƣ trên; cùng chung sống trong một nƣớc biết yêu thƣơng đùm bọc nhau, cùng gìn giữ quê hƣơng đất nƣớc. Biết gìn giữ lời nói hòa nhã, không lớn tiếng cãi vã nhau. Bao giờ cũng có ý niệm hòa hợp vui vẻ với nhau. Mọi ngƣời đều răn bảo , khích lệ nhau giữ gìn pháp luật hiện hành và khuyến hóa nhau tu tập bồi dƣỡng đạo đức. Lại còn biết cùng nhau học hỏi nâng cao trình độ văn hóa, mở rộng kiến thức, ngƣời giàu biết giúp đỡ ngƣời nghèo, biết điều hòa kinh tế, giữa nông thôn và thành thị, thì làm sao mà dân chúng không an vui hạnh phúc, quốc gia không thịnh vƣợng? Nếu cả xã hội áp dụng đƣợc sáu phép hòa hợp này thì chắc chắn phải xây dựng đƣợc một xã hội an lạc hòa bình.
Lục hòa ban đầu chỉ là sáu quy tắc, đức Phật chế ra để áp dụng cho Tăng chúng khi cùng sống chung tu tập với nhau. Sáu quy tắc này đã đem lại sự hòa hợp an lành cho cả Tăng đoàn, có lúc đến hàng nghìn ngƣời. Ngày nay Gia Ðình Phật Tử đã đem áp dụng vào tổ chức của mình và cũng chính bằng quy tắc này, hơn nửa thế kỷ nay, Gia Ðình Phật Tử sống với nhau nhƣ một tổ ấm trong cái không khí hòa hợp vui tƣơi, mọi ngƣời đều thƣơng yêu nhau chân tình. Cũng có rất nhiều anh chị trƣởng chúng ta, đem sáu quy tắc về trong gia đình đã xây dựng đƣợc những gia đình hạnh phúc. Vậy ngƣời Huynh trƣởng chúng ta không những triệt để áp dụng: “Lục Hòa trong Gia Ðình Phật tử mà còn vận dụng vào đời sống của gia đình mình để xây dựng một gia đình an vui thanh thản”[90].
Sáu điểm trong lục hòa gắn trực tiếp với tập thể tu sĩ, song có thể nói đến cả sáu điểm cùng đều có tính xã hội cao. "Thân", "Khẩu", "Ý" là ba phạm trù tối quan trọng không riêng của cá nhân nào, dù là tu sĩ hay không. Nhận thấy rằng mọi sự khởi đi từ ý, vì từ ý mà thân, khẩu sẽ hành hoạt theo, nên đặc biệt phải coi chừng ý. Thực vậy, trƣớc hết là từ ý con ngƣời
mà ngƣời ấy có thể đƣợc hƣớng đến hành vi tốt hay ngƣợc lại. Không khởi lên ý xấu là cái căn bản nhất trong sự làm chủ hành vi, điều chỉnh hành vi. Phật giáo không chỉ khuyến khích một sự xuất gia hoàn toàn, mà còn khuyến khích con ngƣời bình thƣờng đi đến chỗ giải thoát ngay trong hiện thế, trong thực tại sống và có thể nói ngay trong sự hỗn độn của xã hội.
Không chỉ dừng lại ở mong muốn tạo dựng đƣợc sự hòa đồng trong xã hội, để thúc đẩy và làm tốt hơn nữa tinh thần “lục hòa”, Phật giáo đƣa ra những chuẩn mực “lục độ”.
Lục độ: còn gọi là sáu hạnh Ba la mật, bao gồm: Bố thí, trì giới, tinh tiến, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ.
1. Bố thí: Bố là cùng khắp, thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi ngƣời, mọi vật, mọi nơi.
2. Trì giới: Trì là giữ chặt chẽ, giới là những điều răn dạy, ngăn cấm, những quy luật mà Đức Phật đã chế ra để hƣớng dẫn các đệ tử của Ngài đi vào con đƣờng giải thoát.
3. Tinh Tiến: Tinh là chuyên một việc, không có xen tạp, tiến là tiến tới mãi mãi không dừng, không gián đoạn hay thoái lui.
4. Nhẫn nhục: Nhẫn là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt, nghịch lòng. Nhục là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thƣơng đến lòng tự ái của mình.
5. Thiền định: Thiền là tƣ duy, tĩnh lự. Định là tập trung tâm ý vào một đối tƣợng duy nhất, không cho tâm ý toán loạn.
6. Trí tuệ: Trí là quyết đoán, sáng suốt. Tuệ là diệu dụng soi xét tự tại.
Ngƣời tu hành đắc đƣợc sáu hạnh này thì độ đƣợc mình và độ đƣợc ngƣời sang bờ bên kia của bến mê, có nghĩa là đạt giải thoát. Lục độ là phép môn tu Bồ tát thừa. Tinh thần này, bất kỳ ai, dù ngƣời mới nhập pháp môn tu hành hay đến các vị Bồ tát, Phật đều phải vừa độ mình, độ ngƣời để
giúp mình và giúp ngƣời cùng ra khỏi bến mê. Nhƣ vậy, theo tinh thần của Lục độ, muốn đƣợc giải thoát thì bản thân cá nhân mỗi ngƣời phải làm thiện, sau đó giúp ngƣời làm thiện. Và cuối cùng, việc giúp mình, giúp ngƣời trở thành lẽ tự nhiên trên con đƣờng thực hiện giải thoát.
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, sự nhƣờng nhịn, nhẫn nại, khiêm cung và từ bi luôn luôn là các yếu tố cơ bản của xây dựng cái trong ta trên nền của trí tuệ bát nhã. Nhƣ tinh thần của kinh Kim Cƣơng chỉ rõ: tất cả chứa trong một, thấy một cũng là thấy tất cả, thì cái trong ta đang nói ở đây sẽ không chống trái với dân chủ, công khai và minh bạch. Đối tác xã hội sẽ luôn thấy lợi ích khi thực hiện lục hòa bởi ngƣời ta không còn lo lắng cho riêng mình, kiếm lợi cho riêng mình và rốt cuộc là một sự liên thông trách nhiệm, bổn phận và lòng thƣơng ngƣời. Đó là tất cả trong một và thấy một sẽ thấy tất cả. Tƣ tƣởng Kim Cƣơng vừa nói là hết sức phù hợp trong điều kiện của con ngƣời ngày nay. Của cải dồi dào, phƣơng tiện đầy đủ, không còn bất công và đói nghèo sẽ thật sự không và chƣa chứng tỏ tác dụng khi vẫn nằm ngoài ta. Vì có thể có tất cả song không có hạnh phúc thật sự. Xác lập một sự cân bằng giữa xã hội và cá nhân thì chính đó là hạnh phúc số đông trên nền hạnh phúc cá nhân. Nhƣng hạnh phúc nào cũng không thể xây dựng trên lòng ích kỉ và bất nhẫn nên lục hòa, lục độ phải trở thành cốt lõi cho tiến trình xây dựng hạnh phúc.
Mục đích của lục hòa, lục độ là xây dựng cái "xã hội đại đồng" trên và chiếu theo từng cá thể tu sĩ. Nhƣng, xã hội cũng cần học hỏi lòng từ bi và lòng nhẫn của Phật giáo. Trái với dƣ luận thông thƣờng, cho Phật giáo là sự trốn tránh thực tại, yếm thế trƣớc biến động chộn rộn của xã hội, Phật giáo đã khuyến khích con ngƣời "lội ngƣợc dòng sông" nhƣ đã từng ví von để chỉ sự quyết tâm đi ngƣợc với thói thƣờng. Chính vì thế nó có giáo thuyết "vô úy" (không biết/thấy sợ) khi đã rõ con đƣờng đi. Bát chính đạo là con đƣờng duy nhất để biết khổ và thoát khổ, là Niết Bàn ngay nơi hiện
thế, không phải chờ đợi đâu xa. Đã thấy là đúng thì "tự mình thắp đuốc lên mà đi, có đi sẽ có đến", không nản lòng sờn chí. Bài học đó đâu chỉ dành cho tu sĩ, mà cho tất cả những ai theo đuổi mục tiêu giải thoát toàn thể. Giải thoát không có nghĩa là trốn chạy, mà là đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, tức là hạnh phúc vƣợt qua bờ bên kia (đáo bỉ ngạn) của bờ mê. Vô minh đứng đầu trong nguyên nhân gây ra khổ thì chính tƣ duy đứng đầu trong Bát chính đạo. Hãy bắt đầu làm chân chính sự suy tƣ thì hành động cũng sẽ chân chính, thân mình cũng ngay ngắn và vòng xoay không ngừng nghỉ đó sẽ là động lực để con ngƣời trở nên hoàn toàn viên mãn.
Dẫu đƣợc trình bày thế nào, dù đơn giản hay phức tạp, thì Phật giáo chỉ có một mục tiêu duy nhất là xây dựng một xã hội hài hòa và cân bằng trong nỗ lực giải thoát. Vì thế nó chủ trƣơng bất bạo động trong mọi hoàn cảnh. Nó cũng chủ trƣơng không chấp trƣớc, nghiêng về bên nào trong hai cực sƣớng - khổ. Tƣ tƣởng về "lục hòa", “lục độ” là một trong những cách thức xây dựng cuộc sống tự tại, an nhiên, giải tỏa sức ép mà con ngƣời giờ đây phải gánh chịu trong xã hội hiện đại. Chúng ta giờ đây đã có điều kiện để nhìn nhận rõ hơn những cái gì đã có và những cái gì đã mất do chính con ngƣời tạo ra. Nhƣng ta cũng sẽ không quá ngây thơ mà cho rằng Phật giáo là phƣơng thuốc duy nhất để chữa trị tâm bệnh con ngƣời. Phật giáo chỉ làm cái đã làm hơn hai nghìn năm qua là hƣớng con ngƣời đến với điều bản chất nhất của con ngƣời, quay trở về chính con ngƣời (bản lai diện mục) mà không trông chờ vào phép màu từ ngoài/trên đƣa lại. Lục hòa, lục độ là nhằm đến điều đó, xã hội cũng là nhằm đến điều đó và ta có quyền tin vào những gì tốt lành nhất mà tƣ tƣởng này đem lại.
Tóm lại, Phật giáo đã du nhập khoảng hai nghìn năm ở Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy đây là một tôn giáo đem lại lợi ích thực sự cho dân tộc và quốc gia, đƣợc trao truyền qua nhiều thế hệ của nhiều tộc ngƣời ở Việt Nam, chịu thử thách và sàng lọc khắc nghiệt của thời gian.
Đến thế kỉ XX, cùng với trào lƣu kháng chiến và kiến quốc, Phật giáo Việt Nam - nơi hợp thành của mọi hệ phái Tiểu thừa, Đại thừa, Mật thừa - đã tỏ rõ là một tôn giáo với giáo thuyết khả thủ để xây dựng tình đoàn kết, hòa hợp và đồng thuận trong xã hội. Phật giáo đã tỏ rõ vị thế và phát huy ảnh hƣởng sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2:
MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY