Đánh giá giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam (Trang 27 - 30)

Sau khi tiến hành đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực thì khâu đánh giá kết quả là cần thiết. Vì qua đó ta có thể biết chơng trình thành công hay không so với chỉ tiêu đã đề ra. Mặt khác đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi cho quá trình đào tạo, từ đó giúp nhà Quản trị Nhân sự xây dựng, tổ chức những khoá học phù hợp hơn với nhân viên, với chiến lợc và mục tiêu của doanh nghiệp.

Việc đánh giá cần phải đợc thực hiện thờng xuyên, ngay cả trong quá trình đào tạo để có thể điều chỉnh kịp thời những yếu kém hay sai xót sao cho quá trình giáo dục, đào tạo đạt kết quả tốt nhất.

Dới đây là một số cách thức đánh giá hiệu quả của các khoá đào tạo, phát triển nhân viên:

* Phân tích thực nghiệm: Chọn ra hai nhóm nhân viên để tiến hành thực nghiệm. Ghi lại trình độ học vấn, nhận thức hay kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm trớc khi tham gia vào khoá huấn luyện. Chọn một nhóm bất kì tham gia vào khoá học, nhóm kia vẫn tiếp tục làm việc bình thờng. Sau thời gian đào tạo, ghi lại kết quả thực hiện công việc cả về số và chất lợng của nhóm đợc đào tạo và không đợc đào tạo. Phân tích, so sánh kết quả của hai nhóm từ đó xác định hiệu quả, ích lợi của chơng trình đào tạo, phát triển.

* Đánh giá những thay đổi của học viên: Đây là phơng pháp đánh giá những thay đổi của học viên theo các tiêu thức nh: phản ứng, học thuộc, hành vi và mục tiêu.

- Phản ứng: là phơng pháp đánh giá thái độ của học viên đối với chơng trình đào tạo. Thông qua bảng đánh giá hiệu quả đào tạo đợc phát vào cuối khoá học, nhà Quản trị Nhân sự có thể xác định đợc: nhân viên có thích ch- ơng trình đào tạo đó không?; Và nội dung của chơng trình đó có phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại hay không?.

- Học thuộc: sau khi tham gia vào các khoá đào tạo và phát triển, nhân viên cần đợc kiểm tra kiến thức mà họ thu đợc từ khoá học. Cách kiểm tra có thể thông qua bài kiểm tra viết vào giữa và cuối kỳ, các chuyên đề nghiên cứu hoặc thông qua thao tác trực tiếp trên máy móc, thiết bị. Việc đánh giá này giúp nhà Quản trị xác định đợc kết quả học tập của học viên một cách nhanh nhất.

- Hành vi: là phơng pháp đánh giá về mặt nhận thức của nhân viên sau khi tham gia đào tạo. Cách đánh giá này đợc tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định có thể là một tháng, một quý hay một năm và do các cấp lãnh đạo trực tiếp theo dõi, ghi nhận.

- Mục tiêu: là phơng pháp đánh giá chất lợng của nhân viên sau khi đào tạo có phù hợp với mục tiêu ban đầu mà khoá học đề ra hay không. Việc đánh giá này dựa trên kết quả công việc thực tế của nhân viên (Khối lợng, chất lợng sản phẩm làm ra hay cách thức tiến hành công việc).

* Ph ơng pháp l ợng hoá : là việc đánh giá hiệu quả của việc đầu t kinh phí cho các khoá đào tạo và phát triển nhân viên. Thông qua phơng pháp so sánh, phân tích và tính toán, nhà Quản trị Nhân sự phối hợp cùng các cấp Quản trị khác định lợng ra tổng lợi ích do khoá học mang lại so với tổng chi phí đã bỏ ra. Cách thức đánh giá là thông qua tổng lợi nhuận (hay doanh thu) mà doanh nghiệp đạt đợc. Bởi nguồn Nhân lực là lực lợng sản xuất chính nên thông qua kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể xác định đợc lợi ích mà các khóa học đã mang lại cho nhân viên.

Tóm lại, để một chơng trình đào tạo và phát triển nhân viên đạt hiệu quả ta cần phải xem xét và đánh giá tính khả thi của ba chỉ tiêu chính sau:

- Chỉ tiêu về tài chính: Các khoản chi cho công tác đào tạo và phát triển nhân viên phải dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải luôn đảm bảo rằng lợi ích thu đợc từ các khóa học không những bù đắp cho chi phí đào tạo mà còn làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu về thời gian: Các khóa học cần đợc bố trí, xắp xếp hợp lý cả về mặt thời lợng và thời gian sao cho nhân viên vừa hoàn tốt công việc vừa nâng cao đợc trình độ, năng lực của mình.

- Chỉ tiêu về mặt nhân lực: Sắp xếp, bố trí hợp lý số lợng nhân viên tham gia các khóa đào tạo, tránh tình trạng khiếm khuyết trong công việc, đảm bảo duy trì tốt các hoạt động kinh doanh.

L u ý : Khâu đánh giá chất lợng các khóa học cũng là khâu quan trọng không kém khâu đào tạo và phát triển nhân viên, do đó cần một sự đánh giá khách quan, trung thực của cấp Quản trị Nhân sự.

Ch

Chơng haiơng hai

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam (Trang 27 - 30)