KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 45)

Nghiên cứu công chúng truyền hình đòi hỏi phải có sự hiểu biết về đặc điểm của công chúng nói chung và các đặc điểm của báo chí. Qua đó, thấy được sự tác động của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng tới công chúng. Bên cạnh đó là các yếu tố từ thực tế xã hội tác động tới tâm lý, nhu cầu tiếp nhận của công chúng truyền hình.

Công chúng báo chí là hầu hết toàn bộ công chúng của xã hội, trong

thời đại sống bằng thông tin hiện nay thì công chúng của báo chí quả thật là rất lớn. Tuy nhiên cũng cần khẳng định, công chúng của báo chí chủ yếu là những người có tri thức, học vấn nhất định. Công chúng báo chí nước ta hết sức đa dạng và phân tán. Đó là một thực thể xã hội rộng lớn, hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt nhau về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, mức sống, sở thích...Đối tượng công chúng có thể là một cộng đồng người trong một thôn xóm, khối phố cho đến cộng đồng to lớn có phạm vi toàn quốc. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ, thời gian, mục đích tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Công chúng truyền hình là những người tiếp nhận thông tin từ loại hình truyền thông truyền hình. Trong xã hội thông tin hiện nay, con người của xã hội hiện đại đã và đang chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin được mang tới từ các loại phương tiện thông tin khác nhau. Chính vì thế, đã tạo ra những lớp công chúng của từng loại hình báo chí riêng biệt, có thể một cá nhân tiếp nhận thông tin từ nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng nhưng sự tiếp nhận của từng loại rõ ràng là có sự khác biệt, và họ trở thành công chúng riêng biệt đối với từng loại hình báo chí.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, trình độ dân trí được cải thiện và nâng cao, công chúng có thể tự nhận thức và đánh giá được thông tin. Vì thế, số lượng cũng như phạm vi công chúng không ngừng phát triển và mở rộng, tạo thành một lớp công chúng truyền hình khác trước rất nhiều, có thể gọi đó là

công chúng truyền hình hiện đại.

Các yếu tố tác động đến công chúng truyền hình đó là chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật. Các yếu tố này hình thành nên công chúng truyền hình và cũng là những yếu tố làm thay đổi và phát triển công chúng truyền hình theo thời gian.

Điều kiện sống, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nơi sinh sống của công chúng truyền hình đã tạo nên những lớp công chúng truyền hình có nhu cầu khác nhau và đồng thời, họ cũng có những cảm nhận và cách tiếp nhận truyền hình riêng biệt. Điều tra xã hội học đã làm rõ những đặc điểm xã hội học của công chúng truyền hình và đặc điểm tâm lý tiếp nhận truyền hình của họ.

Với hơn 1000 phiếu điều tra trên 8 tỉnh thành trong cả nước đã cho thấy khá rõ nét về đặc điểm công chúng truyền hình, cũng như đặc điểm tâm lý tiếp nhận truyền hình mà cụ thể là Đài truyền hình Việt Nam của họ. Công chúng truyền hình ngày nay tiếp nhận thông tin hay tìm hiểu nhận thức qua các kênh truyền hình khá dễ dàng vì điều kiện sống ngày nay được nâng cao, công chúng cũng thích tiếp cận với thông tin và xã hội bên ngoài qua truyền hình về đặc tính của truyền hình là sự hấp dẫn của hình ảnh kết hợp với âm thanh mang lại sự sống động và xác thực cho thông tin. Đa số những công chúng được điều tra xã hội học cho thấy họ tiếp nhận truyền hình khá hiệu quả khi truyền hình trở thành nơi cung cấp thông tin lý tưởng, sân chơi và như một trường học đối với công chúng.

Công chúng truyền hình có nhiều điều kiện tiếp nhận truyền hình do chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thiết thực của họ. Bản thân họ cảm nhận được sự cần thiết về thông tin mà truyền hình có thể đáp ứng được, chính vì vậy họ tạo ra điều kiện để có thể tiếp nhận thông tin từ truyền hình.

Chương 2

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)