Đặc điểm nhu cầu tiếp nhận truyền hình của công chúng hiện đạ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 43)

tin ngày càng thuận tiện và công chúng cũng có đủ điều kiện cần thiết để có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và đúng với nhu cầu. Điều kiện này phải kể thêm đó là điều kiện về kinh tế và quỹ thời gian, kinh tế phát triển, thời gian gấp gáp nên các thông tin trên truyền hình cũng có xu hướng nhanh hơn, ngắn gọn hơn trước và lượng thông tin cũng nhiều hơn, chất lượng hơn.

1.3.3. Đặc điểm nhu cầu tiếp nhận truyền hình của công chúng hiện đại hiện đại

Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng có thể được chia làm hai giai đoạn: Tìm chương trình, tiếp nhận thông tin và sự biến đổi của nhận thức sau khi tiếp nhận thông tin.

Lựa chọn chương trình là một bước giới hạn phạm vi thông tin tiếp cận của công chúng. Lựa chọn chương trình truyền hình liên quan đến mục đích xem truyền hình của công chúng, liên quan đến sở thích, nhu cầu hay do yêu cầu của công việc. Công chúng sẽ chỉ chọn những chương trình truyền hình mang lại thông tin có ý nghĩa cho họ. Lựa chọn chương trình là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất, nó quyết định việc chương trình có được công chúng xem tiếp hay không. Vì thế, những người làm truyền hình cần phải quan tâm để lựa chọn những đề tài có thể gây được sự chú ý của công chúng. Khi đã có một sự kiện cụ thể, lại phải chọn được một mâu thuẫn cần giải quyết, mâu thuẫn đó phải mang tính thời sự. Theo đó, nhà báo phải nghiên cứu, xác định được giới hạn của vấn đề và ý nghĩa thời sự của tác phẩm truyền thông đối với công chúng.

Hiện nay, việc lựa chọn chương trình của công chúng được hỗ trợ bởi nhiều kênh thông tin khác nhau. Đối với công chúng truyền hình thì truyền hình thực sự là công cụ tuyệt vời giúp họ có thể lựa chọn thông tin mình quan tâm, yêu thích thông qua bản giới thiệu chương trình (có thể là trong ngày, hay từ nhiều ngày trước). Tuy nhiên, khi ngồi trước máy thu hình, người xem thường có một động tác là bật các kênh và họ sẽ dừng ở một kênh có chương trình mà họ quan tâm, hay gây chú ý với họ. Sự lựa chọn chương trình vì vậy sẽ diễn ra nhanh chóng, không có chủ ý từ trước.

Sau khi đã lựa chọn chương tình thì bước tiếp theo sẽ là tiếp nhận thông tin, trong cuốn "Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận" của Viện Thông tin khoa học xã hội, 1991, Trần Đình Sử cho rằng: " Xét ở góc độ tiếp nhận thì thấy "chủ đề", "đề tài" là cách mà công chúng phân tích, cắt nghĩa". Công chúng tiếp nhận ở đây được coi là người cắt nghĩa tác phẩm, "người cắt nghĩa

không phải là người bị kiểm soát. Thành tố của tác phẩm ở trong các quan hệ hình thức xác định lẫn nhau. Các yếu tố đưa ra và được lọc lấy trong tất cả tính phức tạp, qua nắm bắt chỉnh thể tác phẩm nhất định sẽ bộc lộ ý nghĩa chung của các bộ phận cũng như các chỉnh thể" (Trần Đình Sử, Viện Thông tin khoa học xã hội, 1991). Như vậy, khi vấn đề được đưa ra, người tiếp nhận sẽ lọc lấy những thông tin mà cá nhân công chúng cần hoặc quan tâm. Trong quá trình tiếp nhận thông tin này cũng sẽ xảy ra một hiện tượng thuộc về vấn đề y học, đó là người xem sẽ khơi dậy trong trí nhớ của mình tất cả những thông tin có liên quan đến thông tin đang tiếp nhận, xem xét thông tin ấy trong một hệ thống thông tin có liên quan có cùng một chủ đề.

Con người là một thực thể tồn tại với nhu cầu luôn mong muốn khám phá cái mới, tìm hiểu bản chất những quy luật, những vấn đề chưa biết. Điều này giống như công chúng truyền hình khi đứng trước một chương trình đề cập đến một vấn đề mới mẻ, chương trình sẽ lôi cuốn được sự chú ý của công chúng. Quy luật nhận thức của con người là đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ chi tiết đến khái quát, từ dễ đến khó, từ bộ phận đến tổng thể. Và đối với vấn đề được coi là mới mẻ thì việc tiếp nhận thông tin của công chúng cũng sẽ tuân theo quy luật trên. Trong quá trình tiếp nhận này, công chúng có sự liên hệ, liên tưởng giữa các khía cạnh của vấn đề, có sự phân tích, tổng hợp thông tin để từ đó tạo thành một chỉnh thể đầy đủ của vấn đề.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 43)