Điều kiện tiếp nhận truyền hình của công chúng hiện đạ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 41)

Công chúng truyền hình tiếp nhận thông tin qua hai hệ thống âm thanh (chiếm 60% lượng thông tin) và hình ảnh (40% lượng thông tin). Âm thanh và hình ảnh được xây dựng để bổ sung thông tin cho nhau, âm thanh cung cấp thông tin cơ bản, còn hình ảnh bổ sung thông tin và làm tăng độ sát thực, tính sinh động của thông tin. Tuy nhiên, với đặc trưng của truyền hình là thông tin qua âm thanh và hình ảnh cùng lúc được cung cấp cho công chúng, những thông tin này chỉ được phát một lần nên lượng thông tin mà công chúng phải tiếp nhận được là khá lớn và có tính dồn dập, liên tục. Điều này gây khó khăn cho việc sắp xếp các thông tin và việc ghi nhớ của công chúng. Đối với công chúng báo in có thể có những khoảng thời gian ngưng nghỉ nếu thấy cần thiết, còn với công chúng truyền hình điều này là không thể. Việc tiếp nhận thông tin bằng cả hai giác quan, thính giác và thị giác cũng làm cho trí óc công chúng truyền hình làm việc nặng hơn. Ở trường hợp này, việc tiếp nhận thông tin mới được coi là kinh nghiệm mới, được biểu hiện lần đầu thâm nhập vào ý thức của người tiếp nhận. Còn trong trường hợp khác là tiềm thức, trong trí nhớ của người xem đã có những thông tin nhất định liên quan đến vấn đề đang tiếp nhận. Tuy nhiên, những thông tin ở đây chỉ đóng vai trò là thông tin cơ bản sơ lược, chưa đầy đủ, chưa logic hoặc bị đảo lộn về trình tự. Đối với trường hợp này, việc tiếp nhận thông tin mang tính chất bổ sung thêm thông tin. Quá trình tiếp nhận này sẽ giúp công chúng lấp đầy những khoảng trống thông tin về vấn đề hay sắp xếp lại những thông tin theo một trật tự logic hợp lý hơn theo bản chất khách quan của vấn đề. Việc tiếp nhận thông tin bổ sung này cũng sẽ cung cấp cho công chúng những thông tin sâu rộng hơn nếu trước đó công chúng chỉ có những thông tin cơ bản, sơ lược. Để từ đó, công chúng sẽ hình thành được một hệ thống kiến thức, hệ thống thông tin về vấn đề một cách đầy đủ và logic. Ngày nay với tuy duy hoàn toàn mới và xu hướng hiện đại đã có thể cho công chúng tiếp nhận thông tin theo cách nghĩ của mình.

Trường hợp thứ hai, tiếp nhận thông tin củng cố. Trường hợp này là công chúng đã có thông tin và hiểu biết về vấn đề, song do nhu cầu công việc hay do sở thích, hay cũng có thể do sau một thời gian, trí nhớ về những sự việc hiện tượng khó huy động lại, do vậy, công chúng tiếp nhận thông tin với mục đích hồi phục lại những hiểu biết, những tri thức về vấn đề mà trước đó đã tiếp nhận. Với trường hợp này, công chúng sẽ ghi nhớ thông tin được lâu hơn. Việc tiếp nhận vấn đề theo hình thức củng cố thông tin cũng giúp cho công chúng kiểm tra lại tính xác thực, khách quan của thông tin đã tiếp nhận trước đó. Nếu thông tin của lần tiếp nhận trước và lần này trùng nhau (nghĩa là thông tin đúng, thông tin chân lý) thì công chúng càng có cơ hội củng cố chúng, còn trong trường hợp thông tin bị nghi ngờ về tính chân thực khách quan, thông tin không chính xác thì chúng sẽ được xác định lại. Xác minh lại thông tin cũng sẽ đem lại cho công chúng những hiểu biết mới, hoàn thiện thông tin tiếp nhận và đó cũng là mốc để công chúng ghi nhớ thông tin.

Tất nhiên, việc tiếp nhận thông tin của công chúng trong những trường hợp trên cũng đều ở trong những điều kiện nhất định, hay còn gọi là điều kiện tiếp nhận thông tin. Trong đó phải kể đến các điều kiện: kiến thức về các lĩnh vực của đời sống, tâm lý tiếp nhận, mức độ quan hệ giữa vấn đề và người tiếp nhận, hoàn cảnh tiếp nhận và kiến thức tiếp nhận của người tiếp nhận vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay (Trang 41)