Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế về công ty cổ phần sản xuất và thương mại bắc hưng (Trang 28)

Môi trường vi mô là môi trường tác nghiệp, môi trường nghành của một tổ chức. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức hoạt động trong cùng một lĩnh vực (nghành).

Các yếu tố của môi trường vi mô bao gồm:

Khách hàng bao gồm các cá nhân hoặc các nhóm người có nhu cầu và có khả năng thanh toán.

Khách hàng là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Khách hàng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Do đó, các tổ chức đều coi khách hàng là trung tâm và mọi hoạt động của tổ chức đều hướng vào việc thỏa mãn tối đa nhu cầu cảu khách hàng để đạt được lợi nhuận dự định.

Muốn thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, để chinh phục và thu huát khách hàng, các tổ chức cần tiến hành các hoạt động marketing để nắm vững nhu cầu, đặc điểm tâm lý của khách hàng nhằm đưa ra được những giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

VD: Khách hàng của công ty CP SX&TM Bắc Hưng là các nhà thầu xây dựng, các cá nhân có nhu cầu xây dựng… Công ty muốn tồn tại và phát triển được thì phải tìm hiểu xem các khác hàng của công ty cần gì và phải làm gì để đáp ứng nhu cầu đó. Đồng thời có một chiến lược marketing quảng cáo các sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, các website… Việc đầu tư vào khách hàng một một việc làm có tác động đến sự tồn tại của công ty. Công ty có nhiều khách hàng thì càng phát triển và ngược lại, nếu ít khách hàng thì cũng khó có thể tồn tại được lâu.

* Các nhà cung cấp

Các nhà cung cấp bao gồm các cá nhân, các tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho tổ chức như: Vốn, nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc và thiết bị, nguồn nhân lực… Đây là các yếu tố quyết định giá trị đầu vào, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo cho hoạt động của tổ chức tiến hành bình thường và tiết kiệm được chi phí đầu vào, các tổ chức cần phải xác lập được các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp.

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, muốn tồn tại và phát triển Công ty phải tìm các biện pháp để giành chiến thắng trong cạnh tranh.

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm:

- Các đối thủ cạnh tranh hiện có trong nghành: Là những đơn vị, những tổ chức cùng hoạt động trong một lĩnh vực, một nghành với Công ty. VD: Công ty TNHH Cầu Ngà, Công ty CP SX&TM Hòa Tiến… Những công ty này cạnh tranh với Công ty thường là về chất lượng, giá cả, phương thức phục vụ khách hàng…

- Các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập nghành, đây là những đối thủ rất đáng chú ý. VD: Công ty CP SX&TM Đồng Tâm, Công ty CP SX&TM Đồng nguyên... Đây là những công ty có địa điểm gần với Công ty. Những công ty này có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ mới bởi họ mới được thành lập, do đó, phải chú ý để có những kế hoạch chiến lược sản xuất cũng như kinh doanh thì mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của công ty.

* Các nhóm áp lực xã hội

Một tổ chức thường phải đương đầu với các áp lực như: - Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực trụ sở của tổ chức.

- Các tổ chức văn hóa xã hội (các báo, đài, tổ chức bảo vệ môi trường…). - Dư luận xã hội, truyền thông, phong tục, tập quán… Hoạt động của tổ chức sẽ thuận lợi nếu được sự đồng tình ủng hộ của các nhóm áp lực xã hội và ngược lại.

Như vậy, môi trường vi mô là môi trường tác động đặc thù của Công ty. Các yếu tố của môi trường vi mô tác động trực tiếp và đơn lẻ đến hoạt động và kết quả hoạt động của Công ty, nếu đầu tư nghiên cứu, công ty có thể kiểm soát phần nào các yếu tố của môi trường vi mô. Chẳng hạn: Công ty đưa ra những kế

hoạch chiến lược nhằm đưa công ty phát triển sẽ kiểm soát được một phần nào đó sự cạnh tranh đối với những đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế về công ty cổ phần sản xuất và thương mại bắc hưng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w