Những vấn đề liên quan đến tiếp cận và sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

8. Khung phân tích

3.2. Những vấn đề liên quan đến tiếp cận và sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề

thanh niên nông thôn tiếp cận với vốn xã hội thông qua các nhóm, tổ chức xã hội sẽ giúp có được cái nhìn tổng quát về nghề và nhu cầu nghề mà họ lựa trong hiện nay, nó khắc phục phần nào những hạn chế do thiếu thông tin của thanh niên sống ở khu vực nông thôn.

3.2. Những vấn đề liên quan đến tiếp cận và sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề trong lựa chọn nghề

Nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng vốn xã hội của thanh niên trong lựa chọn nghề trên địa bàn có thể thấy, vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục liên quan tính chủ động trong tiếp cận vốn xã hội, cũng như sự nhận thức chưa đầy đủ về vốn xã hội của tầng lớp thanh niên.

Từ kết quả phân tích ở mục 2.1.2 có thể thấy, tính chủ động của thanh niên trong tiếp cận vốn xã hội từ các nhóm, tổ chức mà họ là thành viên chưa cao. Trong mối quan hệ với gia đình, họ hàng, tổ chức đoàn thể mà thanh niên tham gia sự bị động liên quan tới những trao đổi về lựa chọn nghề vẫn còn cao. Theo thuyết hành động xã hội của Max Waber, hành động mang lại hiểu quả cao nhất là hành động có chủ định. Có nghĩa là, để đạt được mục đích đã đề ra, cá nhân cần phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó bao gồm cả sự chuẩn bị về phương tiện, vật dụng để mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, quá trình tương tác giữa thanh niên với các nhóm xã hội mà họ là thành viên để đạt hiểu quả như mong muốn, phía thanh niên cần có sự chuẩn bị về tâm

lý, cũng như các chuẩn bị khác để họ có thể tiếp thu, lĩnh hội một cách nhanh chóng và hiệu quả các giá trị mà vốn xã hội mang lại. Thực tế cho thấy, sự bị động bên cạnh việc khó mang lại kết quả tốt đẹp như mong muốn mà còn làm mất đi nhiều cơ hội khác tốt hơn.

Cùng với tính bị động là sự nhận thức chưa đầy đủ về vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên. Kết quả nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, phần lớn thanh niên vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về vốn xã hội trong lựa chọn nghề của bản thân, thể hiện qua [Bảng 3.2].

Bảng 3.3. Nhận thức của thanh niên về vốn xã hội

Mức độ hiểu biết

Yếu tố của vốn xã hội

Mức độ hiểu biết (đơn vị: %)

Biết đầy đủ Biết một

phần Không biết

Những giá trị tạo nên vốn xã hội trong lựa chọn nghề

5,1 21,7 73,2

Niềm tin được hình thành liên

quan đến lựa chọn nghề - 12,4 87,6

Những chuẩn mực có ảnh hưởng

đến lựa chọn nghề 13,6 31,9 55,5

Nhóm xã hội có thể tiếp cận trao đổi về lựa chọn nghề

27,5 61,9 10,6

Số liệu phân tích từ phiếu điều tra

Qua bảng số liệu ta thấy, thanh niên trên địa bàn nhận thức về vốn xã hội chưa đầy đủ. Trường hợp chưa biết về các thành tố của vốn xã hội có thể sử dụng trong lựa chọn nghề còn cao, với tỷ lệ trung bình 54,1%. Điều đó góp phần hạn chế vai trò của vốn xã hội trong quá trình lựa chọn nghề của thanh niên. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, vốn xã hội là một khái niệm mới và trừu tượng, những nghiên cứu về vốn xã hội trong các lĩnh vực của đời sống chưa

nhiều. Chính đây là, nguyên nhân khiến thanh niên chưa có nhận thức đầy đủ về vốn xã hội nói chung, cũng như sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề nói riêng.

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)