8. Khung phân tích
2.1. Cách thức tiếp cận nguồn vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên
thanh niên
Lựa chọn ngành nghề là một yếu tố quan trọng đóng vai trò bước ngoặt trong cuộc đời của cá nhân. Chính vì vậy, lựa chọn nghề sao cho phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội là một công việc không hề dễ dàng. Qua nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, khi đưa ra quyết lựa chọn nghề cá nhân vẫn cần tìm đến sự tư vấn từ bên ngoài, [Biểu 2.1].
12%
88%
Tự mình quyết định Có tham khảo ý kiến người khác
Biểu 2.1. Quyết định lựa chọn nghề của thanh niên
Từ biểu đồ cho thấy, có tới 88,4 % người được hỏi trả lời có tham khảo ý kiến từ bên ngoài trước khi lựa chọn một nghề phù hợp, chỉ có 11,6 % người trả lời việc lựa chọn nghề là do bản thân tự quyết định.
Thực tế nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, trong quyết định lựa chọn nghề có sự khác nhau giữa thanh niên nông thôn và thanh niên thành thị, thể hiện ở [Bảng 2.1].
Bảng 2.1. Quyết định lựa chọn nghề của thanh niên phân theo khu vực
Quyết định
Khu vực
Quyết định lựa chọn nghề
Tổng Tự mình quyết định Có tham khảo ý kiến ngƣời
khác
Tần suất Phần
trăm (%) Tần suất Phần trăm n
Khu vực
Nông thôn 23 69,7 119 47,4 142
Thành thị 11 30,3 131 52,6 142
Tổng 34 100 250 100 284
Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Từ bảng số liệu cho thấy, ở cả hai khu vực khi lựa chọn nghề thì thanh niên đều có tham khảo ý kiến của những người xung quanh, tỷ lệ người tự mình đưa ra quyết định lựa chọn nghề chỉ chiếm rất ít. Đối với trường hợp khi lựa chọn nghề có tham khảo ý kiến của người xung quanh, ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn nông thôn (52,6 % so với 47,4%). Trong khi đó, đối với trường hợp tự mình quyết định lựa chọn nghề có tới 69,7 % sinh sống tại khu vực nông thôn, chỉ có 30,3 % sống tại khu vực thành thị. Khi tìm hiểu lý do thanh niên nông thôn tự bản thân đưa ra quyết định lựa chọn nghề, phương án trả lời nhiều nhất là có hỏi một số người nhưng không có được lời khuyên (16/23 phiếu), tiếp theo là phương án trả lời tự mình quyết định theo sở thích cá nhân và còn lại chỉ có số ít phương án trả lời không biết hỏi ai trong việc lựa chọn nghề của bản thân. Qua thực tế phỏng vấn sâu một số trường hợp thanh niên nông thôn về lý do tại sao bản thân tự quyết định lựa chọn nghề được biết: “... gia đình em bố mẹ làm ruộng, hàng xóm xung quanh cũng giống gia đình em nên em cũng không biết hỏi ai. Có đôi lần em hỏi bố mẹ, không biết con nên chọn nghề gì bây giờ? Bố mẹ em trả lời: bố mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối với đồng ruộng chẳng mấy khi đi ra ngoài, họ hàng lại
cũng chẳng có ai đi thoát li nên con thấy thích nghề gì thì cứ chọn, hay con tham khảo xem bạn bè con lựa chọn thế nào, chứ bố mẹ cũng chẳng biết khuyên con chọn nghề gì bây giờ. Làm gì thì làm miễn là thoát khỏi cảnh làm
ruộng là được (...)” (trích phỏng vấn sâu Nguyễn Thị A, 19 tuổi, thôn Tân Hạ,
xã Quang Sơn).
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, trong lựa chọn nghề phần lớn thanh niên đã bắt đầu tiếp cận với vốn xã hội thông qua việc tìm đến sự tư vấn từ bên ngoài trước khi đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp.
2.1.1. Tiếp cận mạng lƣới xã hội liên quan đến việc lựa chọn nghề của thanh niên
Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên ở đây có thể hiểu đó là những thông tin chia sẻ, hay những lời khuyên hoặc sự động viên mà thành niên có được nhờ sự tương tác với các nhóm xã hội như gia đình, họ hàng làng xóm, bạn bè, thầy cô, hay các tổ chức chính trị-xã hội mà họ là thành viên. Nghiên cứu thực tế trên địa bàn cho thấy, vốn xã hội mà thanh niên có được trong lựa chọn nghề rất phong phú và đến từ nhiều nhóm xã hội khác nhau, [Biểu 2.2].
Từ biểu đồ cho thấy, trong việc lựa chọn nghề thanh niên sử dụng vốn xã hội đa dạng từ nhiều nhóm, tổ chức mà họ tham gia. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề gia đình là nhóm xã hội mà thanh niên trao đổi nhiều nhất chiếm 95,2%, bên cạnh đó, thanh niên còn trao đổi vấn đề lựa chọn nghề với nhóm bạn cùng chơi 78,8%), tiếp theo, họ hàng và làng xóm cũng là những nhóm xã hội mà thanh niên trao đổi xoay quanh vấn đề lựa chọn nghề (với tỷ lệ tương ứng 31,8% và 24,3%), ngoài ra, khi lựa chọn nghề thanh niên còn nhận được lời khuyên từ các thầy cô và một số tổ chức mà họ tham gia.
Như vậy có thể thấy, trong lựa chọn nghề thanh niên tiếp cận chủ yếu với vốn xã hội ở nhóm gia đình và bạn bè, việc tiếp cận vốn xã hội thông qua các nhóm, tổ chức như họ hàng, làng xóm, thầy cô và tổ chức chính trị-xã hội mà thanh niên tham gia còn ít.
2.1.2. Cách thức tiếp cận vốn xã hội của thanh niên từ các nhóm, tổ chức xã hội
Kết quả nghiên cứu tại địa phương còn cho thấy, sử dụng vốn xã hội để lựa chọn nghề thông qua sự tương tác với nhóm xã hội có khi thanh niên chủ động, nhưng cũng có khi các thành viên trong các nhóm xã hội lại chủ động đề cập việc lựa chọn nghề với thanh niên, [Bảng 2.2].
Bảng 2.2. Cách thức tiếp cận vốn xã hội từ các nhóm-tổ chức của thanh niên Cách thức tiếp cận Nhóm xã hội Thanh niên chủ động đề cập với nhóm xã hội Nhóm xã hội chủ động đề cập với thanh niên
Tần suất Phần trăm % Tần suất Phần trăm % Gia đình 139 52,8 124 47,2 Họ hàng 70 87,5 10 12,5 Làng xóm 49 80,3 12 19,7 Bạn bè 110 55,6 88 44,4 Thầy cô 75 83,3 15 16,7 Tổ chức chính trị-xã hội 40 57,2 30 42,8
Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Qua bảng số liệu cho thấy, trong việc lựa chọn nghề thanh niên đều chủ động tiếp cận với các nhóm xã hội từ đó có được tri thức xã hội trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề. Tuy nhiên, sự tiếp cận có sự khác nhau đối với từng nhóm xã hội. Có thể thấy, ở nhóm gia đình và bạn bè tỷ lệ chênh lệch giữa bản thân chủ động hay nhóm xã hội chủ động đề cập tới việc lựa chọn nghề của thanh niên không nhiều (52,8% so với 47,2%). Điều đó, có thể lý giải bởi thực tế gia đình và bạn bè là những người gần gũi, thân thiết nên nhiều khi họ chủ động trao đổi với thanh niên về việc lựa chọn nghề phù hợp. Còn lại, ở nhóm họ hàng, làng xóm, thầy cô và các tổ chức xã hội thanh niên thể hiện tính chủ động cao hơn với tỷ lệ trung bình ở mức 83,5%. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy sự chủ động của thanh niên trong tiếp cận nguồn vốn xã hội từ các nhóm, tổ chức mà họ tham gia: “Lựa chọn nghề là một việc hệ trọng nên bên cạnh việc suy nghĩ xem mình thích hợp với nghề gì, mình còn hỏi bố mẹ. Nhiều buổi trao đổi với bố mẹ mình thấy rất nhiều vấn đề cần
phải suy nghĩ xoay quanh việc lựa chọn nghề. Bố mẹ mình nói: lựa chọn nghề bên cạnh sở thích và năng lực thì cũng cần cân nhắc tới nhu cầu của xã hội, chứ không lại dẫn tới tình trạng ra được đào tạo nghề nhưng vẫn không thể tìm kiếm được một công việc thích hợp, bởi nước ta còn đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên người đông mà việc ít nên cần suy nghĩ cho thấu đáo (...) Mình có mấy người bạn cũng thường xuyên trao đổi thông tin về nghề nghiệp và việc làm hiên nay, vì có cùng mối quan tâm nên nhiều khi trao đổi rất hay, có thêm nhiều hiểu biết về nghề mà mình lựa chọn. Ngoài ra, mình cũng có hỏi cô giáo chủ nhiệm trước của mình nên chọn nghề gì cho phù hợp, cô khuyên mình nên chọn nghề hội họa, bởi vì cô nói mình có năng khiếu môn vẽ, cộng thêm có trí tưởng tượng phong phú và sự
lãng mạn. Mình thấy cũng đúng, vì mình cũng thích làm nghệ sĩ....” (Trích
PVS số 3, Nam, 19 tuổi, phường Bắc Sơn).
Như vậy có thể thấy, thanh niên ở khu vực nông thôn và thành thị đã tiếp cận vốn xã hội trong lựa chọn nghề thông qua tương tác với các nhóm, các tổ chức xã hội và họ là thành viên, đồng thời sự tiếp cận đa phần mang tính chủ động từ phía thanh niên cho thấy họ đã ý thức được vai trò quan trọng của thông tin hay tri thức mà họ lĩnh hội được từ những người thân thiết xung quanh liên quan tới việc lựa chọn nghề của bản thân.
2.2. Sử dụng vốn xã hội có đƣợc từ việc tham gia vào nhiều mạng lƣới xã hội để lựa chọn nghề
Qua kết quả nghiên cứu và những phân tích ở trên có thể thấy, thanh niên tại địa bàn nghiên cứu đã biết tiếp cận nguồn vốn xã hội phong phú và đa dạng từ các mối quan hệ thân thiết và gần gũi như gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè, thầy cô, các tổ chức chính trị-xã hội mà họ tham gia để lựa chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, nguồn vốn xã hội mà họ lĩnh hội được trong từng
nhóm, từng tổ chức bên cạnh những nét tương đồng còn có những đặc thù riêng biệt mà qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy được.
2.2.1. Sử dụng vốn xã hội có đƣợc trong gia đình để lựa chọn nghề
Kết quả nghiên cứu ở trên đã cho thấy, gia đình là nhóm xã hội mà thanh niên trao đổi nhiều nhất những vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề của bản thân. Theo số liệu thống kê có được từ phiếu điều tra, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề thanh niên thường tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình và sự tham khảo có sự khác nhau giữa hai khu vực, [Bảng 2.3].
Bảng 2.3. Sự khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn đối với việc tiếp cận các thành viên gia đình trong lựa chọn nghề của thanh niên
Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Qua bảng số liệu thấy được, thanh niên thường trao đổi với 2 thành viên trong gia đình trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề và sự trao đổi đó khác nhau giữa khu vực nông thôn với thành thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lựa chọn nghề thanh niên ở khu vực thành thị thường hỏi tới 2 thành viên trong gia đình (chiếm 60,0%), còn thanh niên khu vực nông thôn chủ yếu chỉ hỏi 1 thành viên trong gia đình (60,8%). Những thành viên trong gia đình
Khu vực
Thành viên
Nông thôn Thành thị Mẫu
Tần xuất Phần trăm Tần xuất Phần trăm Tần xuất Phần trăm Số thành viên 1 76 60,8 38 30,4 114 45,6 2 42 33,6 75 60,0 117 46,8 3 7 5,6 12 9,6 19 7,6 Tổng 125 100 125 100 250 100 Mẫu 250 Trung bình 2
Giá trị xuất hiện nhiều
nhất 2
Giá trị lớn nhất 3
thường xuyên trao đổi liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên đó là bố (chiếm tỷ lệ cao nhất 83,2%), mẹ (56,3%) và anh chị em (18,1%). Kết quả phỏng vấn sâu tìm hiểu nguyên nhân thanh niên thành thị trong việc lựa chọn nghề có tham khảo ý kiến của nhiều thành viên trong gia đình, phương án trả lời nhiều nhất là do cha mẹ nhiều khi chủ động trao đổi liên quan đến lựa chọn nghề của con cái, lý do tiếp theo là bởi thanh niên muốn có được lời khuyên của các thành viên trong gia đình về lựa chọn nghề, một lý do nữa bởi họ còn thiếu thông tin liên quan đến nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội nên hỏi các thành viên trong gia đình. “... Khi lựa chọn nghề thì bố mẹ và anh chị trong gia đình thường ngồi lại nói chuyện phân tích cho em thấy nên chọn nghề nào phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội (...) Em trước đây suốt ngày đi học suốt ngày nên nhiều điều không biết về thực tế, chỉ có bố mẹ và anh chị đã làm lâu năm là biết được bên ngoài như thế nào nên em thấy những thông tin, lời khuyên của gia đình rất hữu ích. Em thấy càng trao đổi về việc làm với nhiều người thì càng nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích. Chính vì vậy, những người thân thiết và gần gũi em đều hỏi để có được sự tư
vấn.” (Trích PVS, Nữ, 20 tuổi, phường Bắc Sơn)
Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu một số trường hợp thanh niên nông thôn về số thành viên trong gia đình có trao đổi về lựa chọn nghề, đa phần trả lời thường chỉ trao đổi với bố hoặc anh chị lớn đã đi làm bởi vì họ là những người thường chủ động trong trao đổi lựa chọn nghề của thanh niên. “Lúc mà có ý định lựa chọn nghề em cũng hỏi có hỏi bố mẹ nhưng thường thì mẹ em hay nói: có gì cứ trao đổi với bố chứ mẹ biết gì đâu mà nói, nên em chỉ biết nói với bố. Mấy đứa bạn em cùng trang lứa xung quanh đây cũng vậy, chúng nó hay nói chuyện với em bảo cũng chỉ trao đổi với bố, ai có anh chị thì hỏi thêm. Bữa nay, em thấy nhiều người được đào tạo nhưng cũng chẳng có việc
làm, hoặc làm trái nghề nên em nghĩ nếu có ai đó am hiểu mà hỏi được tốt
quá (...)” (Trích PVS Nữ, 19 tuổi, xã Quang Sơn).
a. Sự giúp đỡ của gia đình liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên
Quá trình trao đổi thông tin với các thành viên trong gia đình là quá trình thanh niên tiếp cận với vốn xã hội trong lựa chọn nghề. Nghiên cứu thực tế tại địa phương cho thấy, vốn xã hội mà thanh niên tiếp cận từ các thành viên trong gia đình là rất phong phú và đa dạng, [Biểu 2.3].
Tư vấn nghề phù hợp
Động viên khích lệcốgắng Cung cấp thông tin
Tư vấn chọn nơi đào tạo Nhận giúp đỡ trong quá trình đào tạo nghề Nhận giúp đỡ việc làm sau đào tạo nghề
55.30% 94.10% 39.10% 34.60% 96.10% 4.70%
Biểu 2.3: Sự giúp đỡ của gia đình liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên
Từ biểu đồ có thể thấy được, thông qua quá trình trao đổi với thành viên trong gia đình những giá trị mà thanh niên nhận được là: sự động viên khích lệ và nhận giúp đỡ trong quá trình đào tạo nghề (chiếm tỷ lệ cao 94,1%); tiếp đó là sự tư vấn chọn nghề thích hợp (55,3%); cũng như, cung cấp các thông tin liên quan đến nghề mà thanh niên dự định lựa chọn, nhu cầu xã hội về nghề đó và tư vấn chọn nơi đào tạo phù hợp (tương ứng với 39,1% và 34,6%); ngoài ra, thanh niên còn nhận được lời đề nghị giúp đỡ về việc làm sau đào tạo nghề.
Như vậy, có thể sự giúp đỡ mà thanh niên nhận được từ các thành viên trong gia đình đó không chỉ là sự chia sẻ thông tin, những lời động viên khích
lệ mà cao hơn nữa là sự đảm bảo liên quan đến quá trình đào tạo nghề của thanh niên. Đây chính là, giá trị to lớn mà thanh niên có được qua quá trình tương tác với các thành viên trong gia đình.
Những giá trị liên quan đến lựa chọn nghề mà thanh niên nhận được từ các thành viên trong gia đình đã hình thành nên niềm tin trong con người họ. Chính lòng tin đó, được biểu hiện qua sự nhận thức tầm quan trọng về giá trị mà thanh niên có được từ phía gia đình, thể hiện ở [Bảng 2.4].
Bảng 2.4. Tiếp cận vốn xã hội trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình để lựa chọn nghề của thanh niên
Giúp đỡ -Mức độ
Giúp đỡ của gia đình
Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng/ Không quan trọng Tư vấn nghề phù hợp 64,1 35,9 -