Tổng quan về vị trí, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 37)

8. Khung phân tích

1.2.1. Tổng quan về vị trí, điều kiện tự nhiên

1.2.1.1. Ví trí địa lý

Bắc Sơn và Quang Sơn là hai địa phương thuộc thị xã Tam Điệp. Trong đó, Quang Sơn là xã miền núi thuộc vùng bán sơn địa, địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, nằm ở phía Tây Nam thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Phía Đông giáp phường Bắc Sơn và Tây Sơn thị xã Tam Điệp; phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa và huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; phía Nam giáp phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp và huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; phía Bắc giáp xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp và xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Bắc Sơn là phường nằm ở trung tâm thị xã Tam Điệp, phía đông giáp phường Tân Bình và xã Yên Bình thị xã Tam Điệp, phía bắc giáp xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp, phía tây giáp phường Tây Sơn, thị xã Tam Điệp, phía nam giáp phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp (qua quốc lộ 1A). Đây cũng là phường đặt các trung tâm hành chính của thị xã Tam Điệp.

1.2.1.2. Khí hậu và Tài nguyên thiên nhiên a. Khí hậu

Bắc Sơn và Quang Sơn nói riêng và các địa phương khác trên địa bàn Ninh Bình nói chung đều chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió gió mùa. nhiệt độ trung bình từ 22 – 290c, cao nhất lên tới 380c và thấp nhất <50c, độ ẩm trung bình hàng năm 81,2%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.805mm, năm mưa cao nhất là 2.261mm [23], [24].

b. Tài nguyên thiên nhiên

Đất tự nhiên, Quang Sơn là một địa phương có diện tích rộng lớn

37,32 km², trong khi đó phường Bắc Sơn chỉ có diện tích: 3,55 km². Trong đó diện tích sử dụng đất của xã Quang Sơn như sau: đất nông nghiệp chiếm 54,3%; đất phi nông nghiệp chiếm 44,7%, còn lại là diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2%. Trong khi đó, phường Bắc Sơn có diện tích tự nhiên nhỏ hơn, và mục đích sử dụng đất có sự khác biệt, đất sử dụng hoạt động phi nông nghiệp chiếm tới 66,1%, còn lại 34,9% đất sử dụng cho mục nông nghiệp [23], [24].

Tài nguyên nước, bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Nguồn nước mặt: Với địa hình bán sơn địa, diện tích sông suối và mặt

nước chuyên dùng trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích tự nhiên, nguồn nước mặt rất hiếm do vậy nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân lấy từ nguồn nước ngầm. Chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát, trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã

như tầm giếng khoan, đo địa chất mỏ độ sâu từ 70 – 150m với có trữ lượng lâu dài. Chất lượng giếng khơi của các hộ gia đình mới ở độ sâu từ 10 đến 15m, chưa đảm bảo vệ sinh và không có khả năng giữ nước về mùa khô [23], [24].

Tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn xã chủ yếu là đất Feralit phát triển trên núi đá vôi và đất đồi màu nên có nhiều tiềm năng để phát triển ngành khai thác khoáng sản phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng.

Như vậy, Quang Sơn và Bắc Sơn có lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên do địa hình bán sơn địa, diện tích tự nhiên khá lớn so với các xã của tỉnh Ninh Bình, đất đai thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)