8. Khung phân tích
1.1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.3.1. Lý thuyết chức năng và thuyết cấu trúc về vốn xã hội a. Lý thuyết chức năng về vốn xã hội
James Coleman nhà xã hội học người Mỹ đã định nghĩa vốn xã hội là các nguồn lực cấu trúc - xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như nguồn vốn tài sản. Đặc trưng của vốn xã hội được hiểu chính là: (1) một chiều cạnh của cấu trúc xã hội; (2) hỗ trợ cho hành động nhất định của cá nhân trong phạm vi cấu
trúc đó; (3) vốn xã hội không trú ngụ trong cá nhân mà ở trong cấu trúc của các mối quan hệ giữa người này với người khác. Vốn xã hội không phải là tài sản cá nhân của riêng một người bất kỳ nào mặc dù cá nhân có thể sử dụng như là tài sản cá nhân không trao đổi và chia sẻ cho người khác.
Theo Coleman, vốn xã hội được tạo ra bởi những thay đổi để hình thành những năng lực, kỹ năng thúc đẩy hành động mới ở con người. Tương tự như vậy, vốn xã hội được tạo ra bởi những thay đổi có khả năng hành động trong cấu trúc của các mối quan hệ xã hội. Trong mạng lưới xã hội, vốn con người nằm ở các đầu mối và vốn xã hội nằm ở các đường liên hệ, quan hệ giữa các đầu mối.
Vốn xã hội là một khái niệm có thể sử dụng phân tích định lượng và định tính cấu trúc xã hội, hệ thống xã hội và mạng lưới xã hội.
Vốn xã hội là những giá trị của những yếu tố của mối quan hệ mà chủ thể có thể sử dụng như những nguồn lực để thực hiện mục đích nhất định.
Coleman đã chỉ ra hình thái của vốn xã hội như sau:
- Lòng tin, sự kỳ vọng, trách nhiệm thể hiện trong quan hệ xã hội và nhờ chúng mà hành động được thực hiện đều là những hình thái của vốn xã hội.
- Thông tin được phát triển và thu – phát trong mối quan hệ giữa người này với người kia mà nhờ nó hành động được thực hiện cũng chính là hình thái của vốn xã hội.
- Những chuẩn mực có hiệu lực mà nhờ nó hành động được thực hiện cũng là hình thái của vốn xã hội. Dưới hình thái là những chuẩn mực xã hội, vốn xã hội có thể khuyến khích hoặc kiềm chế hành động. ví dụ “chuẩn mực khiêm tốn” có thể khiến mọi người cởi mở với nhau.
Chức năng và phi chức năng của vốn xã hội, phương pháp tiếp cận chức năng luận của Coleman đòi hỏi phân tích chức năng và phi chức năng của vốn xã hội. Đa số những nghiên cứu làm rõ mặt tích cực hay chức năng
của vốn xã hội. Chỉ một bộ phận nhỏ các nghiên cứu chỉ ra những mặt tiêu cực hay hệ quả bất lợi, phi chức năng của vốn xã hội. Vốn xã hội tạo ra sự ràng buộc bên trong nhóm, tạo ra sự khém kín, đóng cửa và như vậy có thể hạn chế quan hệ với những người ngoài nhóm. Đồng thời, sự khép kín trong nội bộ nhóm có thể ngăn cản các mạng xã hội quản lý chặt chẽ các cá nhân và như vậy làm giảm sút sự tự do, tự chủ và sự riêng tư của cá nhân. Vốn xã hội khép kín trong một nhóm, một cộng đồng cũng có nguy cơ tạo ra sự bình quân chủ nghĩa trong cách ứng xử với mọi người [14].
Như vậy, vốn xã hội được hình thành trong quá trình tương tác giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm xã hội đặt trong “khung cảnh” là mối quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia với tư cách là thành viên. Vận dụng lý thuyết, đề tài tiếp cận vai trò của vốn xã hội đối với định hướng lựa chọn việc làm của thanh niên nông thôn qua phân tích các mạng lưới mối quan hệ xã hội mà thanh niên tham gia, cũng như những yếu tố tác động đến vốn xã hội đã và đang có ảnh hưởng tới lựa chọn việc làm của thanh niên nông thôn.
Trong bối cảnh hội nhập với thế giới và khu vực, cùng với sự phát triển về kinh tế đã tác động tới việc làm, nghề nghiệp: số lượng, cơ cấu, loại hình, tính chất… Do đó để có được việc làm, nghề nghiệp đặc biệt là những việc làm phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của bản thân thì mỗi thanh niên trong thị trường lao động bên cạnh việc học tập về trình độ, kỹ năng thì họ cần có đến vốn xã hội, các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội của họ để có được việc làm. Cách thức họ tìm kiếm việc làm có ý nghĩa quyết định tới việc họ có được việc làm.
Do có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa vốn văn hóa, vốn tài chính, vốn xã hội, họ có thể sử dụng vốn văn hóa, vốn tài chính để có được vốn xã hội và cũng có thể sử dụng vốn xã hội để có được vốn văn hóa và tài chính. Những thanh niên có vốn con người cao thường dễ dàng hơn trong việc thiết lập và
duy trì các mối quan hệ và những mối quan hệ đó cũng thường hướng đến những người có vốn con người cao. Chính vốn xã hội này góp phần gia tăng cơ hội có được việc làm của họ.
b. Thuyết cấu trúc về vốn xã hội
Đại diện tiêu biểu nhất của thuyết cấu trúc về vốn xã hội là nhà xã hội học người Pháp tên là Pierre Bourdieu. Khi bàn về“Các hình thức của vốn xã hội năm 1983, Bourdieu đã phân biệt vốn kinh tế, vốn xã hội, vốn văn hoá với tư cách là những hình thức biểu hiện và chuyển hoá của vốn xã hội. Theo Bourdieu, vốn tồn tại dưới hình thức vật chất là vốn kinh tế được đo bằng tiền và tài sản ; Vốn tồn tại dưới hình thức phi vật chất là vốn văn hoá được đo bằng vốn người và vốn xã hội được đo bằng các mối quan hệ ràng buộc và các chức danh.
Bourdieu nêu một ví dụ cho thấy sự khác nhau giữa các loại vốn này: để sở hữu một chiếc máy ta cần vốn kinh tế ví dụcần tiền để mua chiếc máy đó, nhưng để sử dụng chiếc máy ta cần vốn văn hoá, ví dụ sự hiểu biết và kỹ năng tức là vốn người vận hành chiếc máy đó. Có thể bổ sung thêm một ý nữa vào ví dụ này là: để trao đổi sản phẩm được làm ra từ chiếc máy đó ta cần quan hệ xã hội tức là cần có vốn xã hội. Theo Bourdieu, các loại vốn này có thể chuyển hoá cho nhau, ví dụ vốn văn hoá có thể chuyển thành vốn người và chuyển thành vốn kinh tế và ngược lại.
Theo Bourdieu, vốn văn hoá tồn tại dưới ba hình thức: một là hình thức lồng ghép dưới dạng các xu hướng tâm trí và năng khiếu, hai là hình thức các sản phẩm văn hoá như máy móc, sách vở, tài liệu và ba là hình thức vật hoá như trình độ giáo dục. Bourdieu định nghĩa “vốn xã hội là tập hợp những nguồn lực thực tế hoặc tiềm tàng gắn liền với việc nắm giữ một mạng lưới bền vững gồm các mối quan hệ quen biết và thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hoá“Vốn xã hội gồm (i) quan hệ xã hội là cái cho phép cá nhân có
quyền tiếp cận những nguồn lực thuộc sở hữu của những người cùng nhóm và (ii) những nguồn lực này được đo bằng số lượng và chất lượng. Quy mô của vốn xã hội phụ thuộc vào quy mô của mạng lưới quan hệ xã hội và quy mô của mỗi một loại vốn kinh tế hay vốn văn hoá hoặc vốn biểu tượng mà mỗi người nắm giữ khi quan hệ với nhau. Điều này có nghĩa là mặc dù vốn xã hội không thể quy đổi hoàn toàn về vốn kinh tế, vốn xã hội khó có thể tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào các hình thức tồn tại khác của vốn. Các chức danh, chức vụ mà một người nắm giữ là các hình thức được thể chế hoá của vốn xã hội. Việc uỷ quyền, uỷ nhiệm là một cơ chế giao dịch vốn xã hội từ tổ chức sang cá nhân người được uỷ quyền, uỷ nhiệm.Sự chuyển đổi của các loại vốn. Theo Bourdieu, các loại vốn phi vật chất đều có thể được chuyển đổi từ vốn kinh tế với một sự nỗ lực biến đổi nhất định. Ví dụ, để chuyển đổi vốn kinh tế sang vốn xã hội cần phải đầu tư thời gian và những nỗ lực thể hiện ở sự quan tâm,chú ý, chăm sóc và tạo ra ý nghĩa cho sự trao đổi tiền bạc hay gắn ý nghĩa cho những món quà được mua như tiền bạc, hiện vật, hàng hoá và khó nhìn thấy như lòng tin, sự tin cậy, sự hiểu biết lẫn nhau hay cụ thể là những mức độ năng lực, kỹ năng tức là vốn người và nhờ vậy mà có được vị trí nhất định trong tổ chức tức là vốn xã hội.Vốn xã hội là một trong loại vốn phi kinh tế (vốn văn hoá, vốn con người, vốn biểu tượng) và có thể dẫn tới vốn kinh tế. Qua đó có thể thấy rằng vốn kinh tế xét cho cùng là nguồn gốc của tất cả các loại vốn phi kinh tế và sự chuyển hoá của các loại vốn là cơ chế tái sản xuất ra các loại vốn [14].
Trong nghiên cứu, chúng tôi căn cứ vào thuyết cấu trúc vốn xã hội để tìm hiểu hướng tiếp cận vốn xã hội thông quan mạng lưới xã hội, cũng như tìm hiểu các yếu tố cấu thành của vốn xã hội trong mối quan hệ xã hội để từ đó đánh giá vai trò của vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên cũng như đánh giá tổng hòa vốn xã hội trong mối quan hệ với các nguồn vốn khác.
1.1.3.2. Mạng lưới xã hội
Lý thuyết về mạng lưới xã hội là một vấn đề của phương pháp luận lien quan đến các nghiên cứu về xã hội học, nhân học và nhiều chuyên ngành khoa học xã hội. Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận mới với công cụ nghiên cứu được xây dựng trên 4 định đề cơ bản: Các cá nhân cá thể hóa trong các mối quan hệ; Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các hệ thống các môi quan hệ; Các mối quan hệ quyết định một phần các kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó; Nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta hiểu được các hiện tượng xã hội.
Các phân tích bằng thuyết mạng lưới xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1954 trong bài viết của John A.Barnes, nhà xã hội học thuộc trường phái Manchester, công bố trên tạp chí “Quan hệ con người”. Những tư tưởng tiên phong xuất hiện trong triết học xã hội của Georg Simmel (đầu thế kỷ XX), tư tưởng tâm lý xã hội của Moreno (đầu những năm 30), nhân học cấu chức chức năng của Radeliffe Brown, nhân học cấu trúc của Claude Levis-Strauss, ngôn ngữ học của Roman Jakobson và các lý thuyết toán học (đại số tuyến tính, ma trận và các lý thuyết về đồ thị). Nghiên cứu mạng lưới hoàn chỉnh và dựa vào lý thuyết về biểu đồ và ma trận để thể hiện và phân tích các dữ liệu về quan hệ nhằm làm rõ các đặc tính cấu trúc mạng lưới. Đặc điểm về mặc cấu trúc của một mạng lưới xã hội dựa trên các yếu tố: đặc điểm của mối quan hệ (lọai tương tác) định hướng-không định hướng, đối xứng-phi đối xứng, trực tiếp, gián tiếp, tính đồng nhất: sự tương đồng về đặc điểm giữa các nhân tố trong mối quan hệ, sức mạnh của các quan hệ.
Trong bối cảnh hội nhập với thế giới và khu vực để có được sự lựa chọn nghề nghiệp đặc biệt là những việc làm phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của bản thân thì mỗi thanh niên bên cạnh việc học tập về trình độ, kỹ năng thì họ cần có đến các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội của họ để có
được sự lựa chọn nghề. Nhờ các mối quan hệ của họ, họ có được những thông tin từ việc làm, những thông tin này có thể xuất phát từ người thân trong gia đình, anh em, họ hàng hoặc từ bạn bè. Sự mở rộng của mối quan hệ với sự đa dạng của mạng lưới xã hội, từ đó thông tin về nghề nghiệp phong phú hơn. Trong nhiều trường hợp, những thông tin từ việc làm lại xuất phát từ những người quen, những mối quan hệ ít thân thiết hơn. Cùng với những mối quan hệ đã trở nên gắn bó, gần gũi thì những mối quan hệ ban đầu còn ít thân thiết, những mối quan hệ này có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ để có được việc làm: tư vấn, đưa ra những lời khuyên, cung cấp tài liệu, cách thức thi tuyển… gia tăng cơ hội có được việc làm [14].
Áp dụng thuyết mạng lưới xã hội trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu những tác động xung quanh của mối quan hệ mà thanh tham gia, từ đó hình thành nên vốn xã hội góp phần định hướng lựa chọn việc làm cho bản thân họ.
1.1.3.3. Lý thuyết Tương tác xã hội
Thuyết Tương tác xã hội có nguồn gốc là các quan niệm xã hội học của Max Weber, G. Simmel, R. Park, và các tác giả nổi bật của thuyết tương tác biểu trưng là Charles Horton Cooley, George Herbert Mead, Herbert Blumer, Erving Goffman. Luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng là: xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó, để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó.
Theo Cooley, cái tôi ở mỗi người là kết quả của sự tương tác với người khác, của tri giác người khác tức là nhìn vào người khác như là soi mình trong gương. Đến lượt nó, “cái tôi trong gương” là cơ sở để cá nhân tự đánh giá, tự kiểm soát, tự điều chỉnh và tạo ra những mối tương tác xã hội, tổ chức xã hội. Như vậy, câu hỏi “ta là ai?” chỉ có thể được trả lời dựa vào ý kiến đánh giá của người khác mà ta có thể cảm nhận được khi tương tác với họ, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân ta. Cooley cho rằng “cái tôi nhìn trong gương” gồm ba yếu tố quan trọng là: sự hình dung về bề ngoài của ta đối với một người khác, sự hình dung về ấn tượng của người đó về cái vẻ bề ngoài đó và sự tự cảm nhận của bản thân khi có những hình dung đó. Như vậy, thuyết tương tác biểu trưng của Cooley góp phần trả lời trực tiếp câu hỏi về bản chất mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội. Và xã hội được tạo nên từ các mối tương tác xã hội giữa các cá nhân.
Còn G. Mead coi tương tác xã hội trong đó các cá nhân sử dụng các biểu tượng và lý giải ý nghĩa của các hành động của nhau là chìa khóa để hiểu bản chất của con người và của xã hội. Quan niệm về “cái tôi” là hạt nhân của thuyết tương tác biểu trưng của Mead. Theo ông, “cái tôi” là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh nghiệm xã hội mà cá nhân đã trải qua trong mối quan hệ “ba ngôi” của cá nhân với bản thân, cá nhân với người khác và cá nhân với xã hội. Cá nhân tương tác với chính bản thân mình qua cơ chế độc thoại, tự thoại, tự tác động tới chính bản thân và qua cơ chế tương tác với người khác. Các biểu hiện của cơ chế này là việc đặt mình vào vị trí của người khác, đóng vai người khác và đóng vai/nhập vai vào sự vật. Trong mối quan hệ với xã hội, nhờ “cái tôi” mà con người có một loạt các khả năng hành động quan trọng. Thứ nhất, cá nhân có thể tự tách ra khỏi bản thân để nhìn mình như một người khác, tự đặt mình đối lập với người khác. Nhờ vậy, cá nhân có thể phối