Khái quát về việc giảng dạy về Việt Na mở Đông Bắc Thái Lan

Một phần của tài liệu Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013 (Trang 44)

8. Bố cục của luận văn

2.1.Khái quát về việc giảng dạy về Việt Na mở Đông Bắc Thái Lan

Miền Đông Bắc của Thái Lan có tiếng nói riêng, không phải là tiếng Thái mà là tiếng Isan hoặc tiếng Lào. Do sử dụng ngôn ngữ Lào nên người Đông Bắc thường bị người Thái sinh sống ở những miền khác ở Thái Lan gọi là “Lào” hoặc “Lào - Isan”. Đối với người dân Isan thì ngôn ngữ chính được họ sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày chính là tiếng Isan chứ không phải là tiếng Bangkok mặc dù tiếng Bangkok là ngôn ngữ chính thức được phổ biến rộng rãi trên khắp mọi miền Thái Lan.

Trong hoàn cảnh sinh sống xa quê hương, để tồn tại và phát triển, người Việt không thể chỉ co cụm lại và quan hệ với nhau trong nội bộ cộng đồng. Họ đã phải học và sử dụng tiếng Isan như ngôn ngữ bắt buộc để buôn bán và giao lưu với cư dân miền Đông Bắc Thái Lan. Có thể nói qua tiếp xúc, trao đổi với cư dân Isan, những thế hệ sau của người Việt đã có thể nói tiếng Isan rành rọt như tiếng mẹ đẻ. Và một thực tế đang xảy ra trong cộng đồng người Việt là người Việt sử dụng tiếng Isan nhiều hơn tiếng Việt, đồng thời họ cũng học thêm tiếng Bangkok ở trường học để mong có cơ hội tiến thân cũng như phát triền nghề nghiệp sau này. Nhìn chung thì tiếng Isan và tiếng Bangkok được người Việt sử dụng thường xuyên chẳng khác gì người Isan ở Thái Lan hiện nay.42

Về giáo dục, chính phủ Thái Lan quy định bất cứ trẻ em nào (kể cả bố mẹ là người ngoại quốc tịch ngoại quốc đang sống và làm việc trên lãnh thổ Thái Lan) đến 6 tuổi thì phải được đưa đến học tại các trường dành cho bậc

42 Silapakit Teekantikun (2005), “Cộng đòng người Việt ở Thái Lan dưới ảnh hưởng của văn hóa – xã hội

40

tiểu học. Với quy định này nên trẻ em người Việt đang sinh sống ở Thái Lan cũng đều được đến trường khi bước qua lần sinh nhật thứ 6. Dưới chế độ giáo dục của Thái Lan, trẻ con người Việt dần dà trở thành người Thái. Trong trường học họ chỉ được dạy về lịch sử, văn hóa Thái mà không được học về văn hóa Việt. Hiện nay nếu có dịp tiếp xúc với trẻ con Việt, khi bạn đặt ra câu hỏi: “Cháu có biết tiếng Việt hay nói được tiếng Việt không?”. Chắc các bạn sẽ thường xuyên nghe được câu trả lời là “không, cháu không biết”.

Hệ thống giáo dục Thái có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các thế hệ sau này của người Việt gần như bị đồng hóa thành người Thái. Thậm chí có ý kiến cho rằng, ngoài dòng máu Việt ra thì không có cơ sở gì để phân biệt người Việt với người Thái nữa vì ngay tiếng mẹ đẻ họ cũng không gìn giữ và lưu truyền được. Nhưng điều trăn trở này lại không phải là của các con em người Việt trên đất Thái, với họ thì cách tốt nhất là làm thế nào để sinh tồn trong xã hội Thái Lan hiện đại ngày nay mà thôi.43

Trước đây, xã hội Thái Lan cũng là xã hội thuần nông, chưa tiếp xúc nhiều với nền kinh tế thị trường như hiện nay, đa số sinh viên tốt nghiệp đại học cũng chỉ có thể áp dụng những kiến thức thu nhận được ở trường học vào những ngành nghề nhất định, chủ yếu là ở các cơ quan công quyền. Từ khi nền kinh tế Thái Lan vận hành theo cơ chế thị trường thì cơ hội làm việc chia đều cho mọi thành phần dân tộc trong cả nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và kinh doanh nhiều ở Thái Lan. Đây là tiền đề quan trọng góp phần tạo cơ hội làm việc cho cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Người Việt nói riêng và cư dân Isan nói chung nếu muốn có cuộc sống sung túc, khá giả hơn thì phải tới Bangkok để tìm việc. Dĩ nhiên, công việc nơi thành thị rất bận rộn. Nếu may mắn tìm được một việc làm ở Bangkok thì một năm họ chỉ có

41

thể thu xếp về thăm gia đình, bố mẹ được một lần. Điều này càng làm cho hố ngăn cách giữa các thế hệ người Việt nơi đất Thái càng cao, càng làm cho thế hệ người Việt sau này ở Thái Lan quên đi phong tục tập quán của mình và nguồn gốc Việt trong họ cũng ngày càng mai một theo thời gian.44

Hiện nay một số người Việt vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cho nhập quốc tịch Thái Lan. Những người này vẫn phải sử dụng một loại giấy tờ riêng xác nhận tư cách, nguồn gốc của mình, đó là “Bay tàng đáo” (chứng minh thư dân nhập cư). Điều này đồng nghĩa với việc họ chưa đủ điều kiện để được làm hộ chiếu đi du lịch nước ngoài nói chung cũng như về thăm quê hương nói riêng.

Quan hệ giữa hai chính phủ Thái Lan và Việt Nam đã dần được cải thiện và hữu hảo hơn trước trên vấn đề nhập tịch Thái Lan cho các chế thế hệ người Việt sau này về cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên những người Việt sang Thái Lan sinh sống vào cuối thế kỳ XX muốn về thăm quê cha đất tổ trong những năm còn lại của cuộc đời như đã trình bày ở trên là một điều rất khó khi vướng phải vấn đề nhập quốc tịch và hộ chiếu.

Những người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba, được xét cho nhập quốc tịch Thái Lan thì song song với việc được nhập tịch Thái Lan, người Việt cũng đã thay đổi tên theo tên của người Thái. Những cái tên như Sunari, Rangran, Ponpen khá phổ biến của con em người Việt hiện nay. Do việc thay đổi họ tên trong cộng đồng người Việt theo cách đặt tên của người Thái nên không thể nhận biết gốc Việt của những thế hệ người Việt sau này đang định cư và sinh sống ở Thái Lan qua họ và tên của họ.45

Việt kiều ở Thái Lan (nay gọi là người Thái gốc Việt) tuy ở xa Tổ quốc, sống nơi đất khách quê người, nhưng luôn hướng về quê hương đất nước. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, hàng ngày phải giao dịch với xã

44 Silapakit Teekantikun(2005), Tài liệu đã dẫn, tr. 155. 45 Silapakit Teekantikun(2005), Tài liệu đã dẫn, tr. 155.

42

hội cộng đồng nên bắt buộc phải nói tiếng Thái, tiếng của nước sở tại. Trong đó, con em Việt kiều hàng ngày đi học trường Thái, là phải nói tiếng Thái, học chữ Thái, đọc và viết chữ Thái, nên thời lượng nói tiếng Thái của các em trong một ngày nhiều hơn so với người lớn. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra cấp bách là nếu các em Việt kiều không được học chữ Việt, thì sẽ không quên tiếng mẹ đẻ và xa hơn là làm mất đi bản sắc dân tộc trong cộng đồng Việt kiều.46

Do đó, lãnh đạo Hội Việt kiều chủ trương bất cứ giá nào, dù chính quyền sở tại có tạo điều kiện hay không, thậm chí là cấm không cho học chữ Việt, phải dạy cho trẻ em học chữ Việt. Biết rất khó khăn, nhưng bà con Việt kiều với tư cách là người cha, người mẹ, anh chị không thể để trẻ em của họ mù chữ Việt. Thế là một loại hình giáo dục độc đáo - “Gia đình học hiệu” hay “Tiểu học vụ” đã ra đời.47

Đoàn thể Việt kiều đã tập hợp được những kiều bào có nhiều chữ nghĩa

“đíp lôm”, tú tài thời Pháp trong số người Việt. Họ tự nguyện trở thành những giáo viên đầu tiên trong cộng đồng Việt kiều. Ban đầu, từ cuối năm 1946, các lớp bình dân được mở nhằm xóa nạn mù chữ, sau mở lớp tiểu học vụ ở làng, ở huyện và ở tỉnh. Trong những năm 1947 đến 1950, chính phủ Thái cho phép mở lớp từ 30 đến 40 học sinh. Sau đó, do tình hình thay đổi, qui mô lớp rút lại còn 5 - 7 người một lớp theo kiểu gia đình học hiệu. Qui mô như thế sẽ làm tăng sự vất vả của người dạy nhưng gọn nhẹ và hợp pháp. Từ các lớp học sinh đầu vào cuối những năm 40 đã lan tỏa khắp nơi có Việt kiều sinh sống.48

Nữ giáo viên được gọi là “cô”, nam giáo viên được gọi là “chú”. Mỗi xóm có một cô hay chú và một hay hai học sinh vừa học vừa dạy gọi là “giáo

46

Nguyễn Công Khanh (2009), “Có một phong trào giáo dục “gia đình học hiệu” trong cộng đồng người

Thái gốc Việt ở Thái Lan”. Nghiên cứu Đông Nam Á , (số 11), tr. 10.

47 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr. 10. 48 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr. 10.

43

sinh”. Có làng có tới 30 cô chú và giáo sinh dưới sự chỉ đạo của một hiệu trưởng, gọi là “trưởng giáo làng”. Mỗi huyện có một hiệu trưởng cấp huyện phụ trách hàng trăm cô chú và giáo sinh. Mục tiêu học chữ Việt rất rõ ràng: Học là yêu nước. Trong từng thời kì cụ thể mục tiêu cụ thể được đề ra. Vào cuối những năm 50 của thể kỉ trước, “học để chuẩn bị hồi hương, xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.49

Lãnh đạo Hội Việt kiều hướng dẫn các thầy cô học tập và giảng dạy học sinh theo đường lối giáo dục: Dân tộc, khoa học và đại chúng. Hội Việt kiều cùng hiệu trưởng các cấp dựa vào “Năm điều Bác Hồ dạy”, thư Hồ Chí Minh gửi học sinh dịp khai giảng năm đầu Việt Nam độc lập, thư Hồ Chí Minh gửi học sinh thiếu nhi các dịp Tết Trung thu... để nghiên cứu tìm tòi đề ra các mục tiêu học tập của học sinh và việc làm thích hợp từng thời kỳ trên đất bạn.50

Do hoàn cảnh và trình độ có hạn, các cô chú tự học rồi hướng dẫn lại cho nhau, sau đó xuống dạy các lớp với các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Lý... Nếu chương trình và tài liệu không đủ thì liên hệ xin các bạn bè, bà con ở Việt Nam gửi sang theo nhiều con đường. Đối với môn Đạo đức có ban soạn thảo cho thích hợp với người Việt kiều rồi phổ biến đến thầy cô.

Trong thời kỳ từ năm 1968 đến 1975, việc tổ chức lớp không chỉ cho lớp lớn mà còn cho các trẻ em độ từ 4 đến 6 tuổi. Các trẻ em được vui chơi múa hát và học tính tập thể.51

Cứ sau mỗi học kỳ, lãnh đạo Hội Việt kiều mời các giáo trưởng của các tỉnh và một số huyện đến đánh giá tình hình dạy học trong học kì qua. Nội dung các đợt tập trung còn có: Học tập tình hình mới của thế giới, đất nước, chỉ dẫn cách soạn bài dạy đạo đức phù hợp theo từng giai đoạn. Các giáo

49 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr.11. 50 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr.11. 51 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr.11.

44

trưởng thân mật, vui mừng khi gặp nhau. Họ trao đổi về phương pháp vận động giáo viên, giáo sinh, cách soạn giáo án, cách kiểm tra đạo đức, tư cách và thi cử, cách quản lý thi đua trong giáo viên và học sinh, về học tập và rèn luyện đạo đức của người giáo viên nhân dân, học sinh. Đặc biệt, họ trao đổi với nhau làm tốt 3 mặt phối hợp giữa nhà trường (thầy trò) gia đình và xã hội để có kết quả giáo dục tốt nhất.

Trong những năm tình hình căng thẳng (1950-1970), lãnh đạo Hội tập trung các giáo trưởng được, nhưng các lớp ở mọi nơi vẫn tiếp tục mở để đón nhận lớp học sinh mới. Cũng có khi nghỉ dài nhất là 3 tháng. Sau lại cùng cố vào nề nếp.52

Việc duy trì tiếng Việt của cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái là nhằm để không thất truyền văn hóa Việt. Hiện nay chủ trương của người Việt ở Thái Lan là sẽ xây dựng các cộng đồng nhằm mục đích trao đổi học tập tiếng Việt. Điều đáng chú ý là khi giao tiếp trong gia đình thông thường nếu có thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai thì họ thường sử dụng tiếng Việt, nếu có cả thế hệ thứ ba thì họ thường sử dụng tiếng Thái. Nhiều gia đình hiện nay rất ý thức quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho các thế hệ sau không những cho thế hệ con mà còn cả thế cháu của họ.53

Nguy cơ mất tiếng Việt trong thế hệ kiều bào thứ ba trở đi đã được nêu ra tại nhiều cuộc gặp gỡ với đại diện của Ủy ban người Việt. Những hỗ trợ về sách giáo khoa, thiết bị dạy học tiếng Việt và đầu tư trường lớp để có thể duy trì tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo. Được sự quan tâm lớn của thế hệ Việt kiều đi trước và sự quan tâm của chính phủ, hiện nay nhiều tỉnh như Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Udon Thani đã có phong trào học tiếng Việt sâu

52 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr.11. 53 Nguyễn Hồng Quang (2011), Tài liệu đã dẫn, tr.44.

45

rộng trong thế hệ trẻ (thế hệ giai đoạn cuối thứ hai đến giai đoạn đầu thứ ba).54

Một phần của tài liệu Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013 (Trang 44)