8. Bố cục của luận văn
1.3. Đời sống văn hóa, kinh tế của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan
Về văn hóa, trong đời sống hàng ngày của Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan, vẫn có nhiều gia đình sống theo phong tục văn hóa truyền thống của người Việt như giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt, ứng xử với nhau theo cách ứng xử cơ bản của gia đình người Việt như tôn trọng thứ bậc trong gia đình, kính trên nhường dưới, người con trai cả vẫn có vai trò lớn trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên và các ngày giỗ tết trong năm vẫn được tiến hành đầy đủ theo phong tục của người Việt. Để tỏ lòng kính trọng đối với Hồ Chí Minh, nhiều gia đình vẫn thờ ảnh Người kết hợp trên bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường được đặt trang trọng giữa nhà hoặc trên phòng thờ riêng. Trong các ngày lễ trọng đại, ngày tết Nguyên đán của dân tộc một số gia đình vẫn tổ chức đón mừng như ở Việt Nam. Đặc biệt trong những ngày tết Nguyên đán Việt kiều thường mời bà con người Thái cùng tham dự, giao lưu văn hóa.30
Trong các phong tục văn hóa của người Việt ở Thái thì phong tục tang ma là thể hiện rõ nét nhất trong việc bảo lưu giữ gìn văn hóa Việt (một phần là vì người Thái bản địa sau khi có người thân qua đời họ thường làm lễ hỏa táng các nhà chùa). Đây là một trong những phong tục văn hóa được cho là còn đậm nét văn hóa Việt nhất. Đám tang được Việt kiều tổ chức rất chu đáo từ việc tổ chức khâm liệm đến mai táng. Rất nhiều Việt kiều thế hệ thứ hai đã ý thức việc làm của thế hệ đi trước họ cũng đã mất nhiều công sức để tìm tòi và cách viết một bài điếu văn bằng tiếng Việt sao cho hoàn chỉnh.31
Về văn hóa ẩm thực, có thể nói rằng cộng đồng người Việt đã góp phần quảng bá trực tiếp văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung đến với đất nước Thái Lan. Người Việt ở Thái Lan đã mang được những tinh hoa trong văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt đến với “bếp ăn” của
30 Nguyễn Hồng Quang (2011), “Quá trình bảo lưu và hội nhập văn hóa của cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan”. Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 5), tr. 43.
35
người Thái. Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Đông Bắc không những được giữ gìn mà còn hấp dẫn đối với người dân trên khắp nước Thái. Có thể kể đến một số món ăn chính còn tương đối thuần Việt hiện đang phổ biến rộng rãi ở Đông Bắc đã được gắn với tên Thái và được người Thái ưa chuộng như: Giò (Mủ gio หมูยอ), Nem nướng (Nẻm nương แหนมเนือง), Nem cuốn (Pò pía sột เปาะเปี๊ยะสด), Nem rán (Nẻm thót แหนมทอด), Chả tôm (Kung păn oi กุ้งพันอ้อย), Ruốc (Mủ dong หมูหยอง), Bánh chưng (Khao Tôm Mắt Duôn ข้าวต้มมัดญวน), Phở (Cuổi tiểu ก๋วยเตี๋ยว), Bánh cuốn (Khao kiệp pạc mo ข้าวเกรียบปากหม้อ), Bánh xèo (Khạ nổm bướng Duôn ขนมเบื้องญวน).32
Về xã hội, dưới thời thủ tướng Chatchai Chunhawan nắm quyền (1988- 1991) chính sách đối với người Việt Nam tản cư đã mềm dẻo hơn nhiều như “Điều chỉnh lại chế độ cấp căn cước kiều dân (giấy Tàng đạo) và cho Việt kiều nhập quốc tịch Thái Lan” vì vậy người Việt cũng thêm tự tin, yên tâm ở lại sinh sống lâu dài trên đất Thái, chủ động hòa nhập vào xã hội Thái nhanh hơn.33
Về kinh tế, kể từ năm 1964, chương trình Việt kiều Thái Lan hồi hương về nước bị đình lại. Do nhiều nguyên nhân khác nhau một số đã không trở về Việt Nam được và ở lại đất Thái cho đến ngày hôm nay. Họ xác định sẽ ở lại lâu dài trên đất Thái và bắt đầu tiếp tục học tiếng Thái để nhanh chóng hòa nhập với xã hội Thái, thuận lợi trong công việc làm ăn kinh doanh... Họ cũng không bị ngăn cản khi muốn trở thành những công dân được mang quốc tịch Thái. Đặc biệt, khi đã được cấp quốc tịch Thái thì yếu tố văn hóa Việt trong thế hệ này càng nhạt dần. Muốn kinh doanh thành đạt, thì phải giỏi tiếng Thái, hiểu biết sâu về văn hóa bản địa nơi mình sinh sống. Họ đã rất cố gắng trong Việc học tiếng Thái để hòa nhập vào xã hội Thái. Thậm chí tự bản thân họ
32 Nguyễn Hồng Quang(2011), Tài liệu đã dẫn, tr. 43-46. 33 Nguyễn Hồng Quang (2011), Tài liệu đã dẫn, tr. 46.
36
nghĩ rằng làm sao càng trở thành người Thái một cách giống nhất càng tốt để thuận lợi cho cuộc sống.34
Những năm sau đổi mới, nhờ uy tín nghề nghiệp, Hợp tác xã may của Việt kiều Hải Phòng (xã viên chủ yếu là phụ nữ) được Thành hội phụ nữ Hải Phòng để nghị nâng cấp thành “Trung tâm dạy cắt may” của phụ nữ thành phố. Giáo viên hướng dẫn hầu hết là Việt kiều đã nghỉ hưu, nhưng rất nhiệt tình đào tạo tay nghề cho lớp trẻ.35
Đến nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường sau gần 20 năm đổi mới, vai trò hàng đầu của một số nhà máy xí nghiệp không còn nữa, các hợp tác xã tiểu thủ công đã giải thể, ngoại trừ một số xã viên Việt kiều đã cao tuổi, không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường, còn lại đều năng động sẵn sàng đón đầu sự đổi mới. Họ tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ kinh tế trong cộng đồng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp hoặc kinh doanh, làm giàu cho gia đình dòng họ, làm giàu cho nền kinh tế địa phương, phù hợp với trào lưu mới.36
Vào thập niên cuối của thế kỷ XX khi Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách du lịch ngày một nhiều, trong đó có cả Việt kiều Thái Lan, đây là cơ hội tốt để Việt kiều Thái Lan hồi hương ở các thành phố có khu công nghiệp phát triển tiếp xúc gặp gỡ hoặc hợp tác liên kết liên doanh, hay làm đại diện doanh nghiệp có chủ đầu tư là người Thái Lan.37
Nhiều Việt kiều là cán bộ thuộc các ban ngành của nhà nước, sau khi được đào tạo tại các trường đại học, họ đã thành cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, lãnh đạo cơ quan. Hàng trăm thầy giáo và cô giáo ngành giáo dục,
34 Nguyễn Hồng Quang (2011), Tài liệu đã dẫn, tr. 46. 35
Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 271-272.
36 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 272. 37 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 271-275.
37
nhiều năm qua đã đào tạo liên tiếp các thế hệ học sinh các cấp, các trường đại học, chuyên nghiệp, góp phần đào tạo nhiều học sinh đoạt huy chương vàng, bạc trong các kỳ thế giới. Ở bậc đại học, cán bộ giảng dạy ở một số khoa đã soạn giáo trình tiếng Thái Lan cho sinh viên Việt Nam tham khảo học tập.38
Người Việt Nam sống ở Thái Lan, chính phủ Thái Lan quyết định cho họ sống chung theo quốc tịch và ngôn ngữ. Ngoài ra cách sống này cũng được người Việt Nam áp dụng. Ở miền Đông Bắc, người Việt Nam di cư sống trong thành phố, ngoại ô, hoặc làng lớn nhưng không sống tách rời nhau.
Về nghề nghiệp hiện nay của người Việt ở Đông Bắc Thái Lan. Hầu hết họ sống và buôn bán ở thành phố như bán quần áo, nhà hàng trong nhà của họ, buôn bán ở chợ, bộ phâ ̣n xe máy - xe đạp, may quần áo, sửa chữa xe ô tô, bán vàng, xây dựng, bán vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm - lạp xưởng - giò - xúc xích - mì, ... Ngoài ra, phần lớn Việt kiều sống ở khu vực ngoại ô và làm vườn, nhưng không nhiều lắm.39
Ví dụ ở huyện Na Choc vẫn còn cộng đồng cũ với rất nhiều Việt.40
Đời sống hiện nay của Việt kiều nói chung khá hơn những năm trước đây. Việc hồi hương Việt kiều không còn đặt ra nữa. Tổng hội Việt kiều yêu nước giải tán, hội Việt kiều yêu nước ở các tỉnh giải thể. Việt kiều tản cư cũng đã được công nhận là ngoại kiều và Chính phủ Thái sẽ cấp dần cho tất cả Việt kiều tản cư.41
38 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), sách đã dẫn, tr. 276-277. 39
Sophana Srichampa (2005), Encyclopedia of Ethnic Group in Thailand: Vietnamese, EkpimThai, Bangkok, tr. 11.
40 Sophana Srichampa (2005), Sách đã dẫn, tr. 11-16.
38
Tiểu kết
Qua nhiều thời kỳ khác nhau với hai đợt di cư lớn, Việt kiều đã trở thành một cộng đồng lớn ở các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Việt kiều một mặt nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa, mặt khác nỗ lực hòa nhập vào đời sống chính trị, kinh tế-xã hội Thái Lan. Về cơ bản, cộng đồng Việt kiều ở vùng Đông Bắc Thái Lan hiện nay đã tạo lập cho mình được các những nền tảng kinh tế, chính trị nhất định; trở thành một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Thái Lan; góp phần quan trọng cho sự phát triển của Thái Lan và quan hệ Thái Lan-Việt Nam.
39
CHƢƠNG 2
VIỆC GIẢNG DẠY VỀ VIỆT NAM Ở TỈNH NAKHON PHANOM