Việc giảng dạy về Việt Na mở tỉnh NakhonPhanom

Một phần của tài liệu Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013 (Trang 50)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Việc giảng dạy về Việt Na mở tỉnh NakhonPhanom

2.2.1. Giai đoạn trước năm 1946

Nakhon Phanom không phải là nơi đầu tiên dạy các môn học hoặc nơi huấn luyện của các hội Việt kiều. Công việc này bắt đầu từ các tỉnh khác ở vùng Đông Bắc như Udon Thani, Sakhon Nakhon và sau đó mới đến Nakhon Phanom.

Tháng 09 năm 1910, khi Phan Bội Châu từ Trung Quốc sang Xiêm55 lần thứ 3 thì trại Bản Thầm (Trại Cày) ở lưu vực sông Mê Nam, miền trung Xiêm đã thu hút được gần sáu chục lưu học sinh từ Nhật về, từ Việt Nam sang. Lúc này số Việt kiều ở Xiêm ước tính đã có hơn hai vạn. Đặng Thúc Hứa đã bàn với Phan Bội Châu, muốn làm cách mạng thành công thì phải nương tựa vào kiều bào, phải giáo dục, tuyên truyền họ đoàn kết lại thành một khối, cùng hướng về cách mạng trong nước, gây dựng căn cứ, cơ sở lâu dài. Tư tưởng trường kỳ gian khổ, dựa vào dân làm hậu thuẫn đã bộc lộ rất rõ ở Đặng Thúc Hứa. Chí hướng ấy đã thôi thúc ông hoạt động kiên cường trong suốt hơn 20 năm trên đất Xiêm. Những năm trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tình hình chiến sự trong nước và khu vực đầy biến động. Hoạt động quân sự của Việt Nam Quang phục hội ở trong và ngoài nước đều thất bại, nhiều nhà cách mạng đã chạy sang Xiêm. Ở Trung Quốc, bọn quân phiệt đang lùng bắt những người cách mạng Việt Nam và Phan Bội Châu. Tình hình này càng thôi thúc Đặng Thúc Hứa tiếp tục mở rộng thêm cơ sở, bám đất, bám dân. Ông học được ở Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu bên Trung Quốc tư

54 Nguyễn Hồng Quang (2011), Tài liệu đã dẫn, tr.44. 55 Từ ngày 24/6/1939, Xiêm được đổi tên thành Thái Lan.

46

tưởng “Thập niên sinh tụ, thập niên giáo hối” (Mười năm tập hợp lực lượng, mười năm giáo dục nhân dân”).56

Từ 1911-1912, Trại Cày phát triển thành ba trại, hai trại do Đặng Tử Kính và Hồ Vĩnh Long phụ trách, chuyên lo việc lao động sản xuất phục vụ đời sống, đồng thời làm ra sản phẩm để bán có thêm thu nhập gây quỹ mua sắm dụng cụ sản xuất và mọi chi phí chung, kể cả việc mua sắm vũ khí gửi về nước. Riêng Trại trẻ em do Đặng Thúc Hứa chịu trách nhiệm. Ông đã dồn toàn bộ công sức và nhiệt huyết cho việc dạy học và đào tạo thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt ở Xiêm đầu thế XX. Vốn xuất thân từ gia đình nho học, giàu lòng yêu nước, nay đứng trước thực trạng con em Việt kiều sống trong tình trạng thất học, Đặng Thúc Hứa đề xuất lập “Trại trẻ em” nhằm tập hợp con em Việt kiều về trại để học hành. Ông đã vận động các gia đình Việt kiều gửi con em về trại học tập trung, do ông trực tiếp giảng dạy; trước tiên là dạy tiếng Việt bằng giáo trình do ông tự soạn dựa vào các chuyện xưa, tích cổ trong dân gian, trong văn học cổ Trung Quốc.

Mục đích trước mắt của việc giảng dạy là giúp các em không quên tiếng mẹ đẻ, không quên non sông giống nòi và sau nữa là rèn luyện tinh thần yêu nước, sẵn sàng nối nghiệp cha anh trong công cuộc vận động yêu nước của Việt kiều hải ngoại sau này. Nhiều người trong số họ sau đã trở thành hạt nhân của phong trào vận động yêu nước từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Có người ở lại Thái Lan hoạt động, có người về nước trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp. Trại trẻ em ngày càng phát triển, có thêm người phụ trách, đó là Đặng Quỳnh Anh mà bà con Việt kiều thường gọi là bà Nho hay o Nho. Trại trẻ em do bà Nho phụ trách có thời tới hàng chục em.57

56 Đài Lân(2012), Đặng Thúc Hứa – Người con trung kiên của Đất Thanh chương,

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/dang-thuc-hua-nguoi-con-trung-kien- cua-dat-thanh-chuong , xem 31/1/2013

47

“Đặng Thúc Hứa là người đầu tiên dạy học. Việt kiều gọi ông là „thầy Đi‟ vì ông đã đi qua rất nhiều tỉnh. Trong quãng thời gian di chuyển qua các tỉnh đó, ông vừa đi vừa dạy học. Cùng lúc đó ông cũng tham gia cùng những người khác để chuẩn bị chống lại Pháp. Việc dạy học của ông lúc đó không thuận lợi lắm vì chính phủ Thái Lan đang thực hiện chính sách cấm Việt kiều học và dạy. Chỉ đến khi tình hình chính trị Thái ổn định trở lại thì việc dạy học mới trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, Việt kiều chỉ học theo từng nhóm nhỏ mà chưa có trường học chính thức”.58

Từ cuối năm 1912, khi trại Bản Thầm được củng cố, Đặng Thúc Hứa đã xin thêm đất ở Bản Đông, tỉnh Phi Chít để lập trại mới. Trại này thu hút nhiều con em kiều bào đến lao động và học tiếng Việt, được gọi là “Trại các em”. Kiều bào rất có thiện cảm và hết lòng giúp đỡ, che chở để ông hoạt động an toàn, tránh được sự lùng bắt của bọn mật thám. Trong số các gia đình kiều bào yêu nước ở gần thị xã Na Khon, có gia đình cố Khoan, thân phụ của liệt sỹ Lý Tự Trọng.59

Ngày 26 tháng 8 năm 1926, Hội Việt kiều thân ái được thành lập, là tổ chức quân chúng mở rộng của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (ở hải ngoại) tại Nongbua, tỉnh Udon do Đặng Thúc Hứa chủ trì. Đại hội Hội Việt kiều toàn tỉnh có 600 đại biểu tham dự. Việc tổ chức đại hội được chính quyền địa phương cho phép.

Từ khi có Hội, các lớp học của trẻ em trong Việt kiều từ chỗ học từng lớp ít người được tổ chức thành lớp chính quy nhờ nỗ lực vận động của Đặng Thúc Hứa. Ông dựa vào luật giáo dục hiện hành của Xiêm xin chính quyền địa phương mở lớp học chính quy cho con em Việt kiều, lấy tiếng Việt là

58 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

59 Đài Lân(2012), Đặng Thúc Hứa – Người con trung kiên của Đất Thanh chương,

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/dang-thuc-hua-nguoi-con-trung-kien- cua-dat-thanh-chuong , xem 31/1/2013

48

ngôn ngữ chính, tiếng Thái Lan là ngôn ngữ thứ hai trong giảng dạy. Dựa vào tính hợp pháp này, tính đến năm 1928 tại các tỉnh Udon Thani, Sakon Nakhon và Nakhon Phanom đã có trường học của Việt kiều, nỗi lo về sự thất học cho trẻ em Việt kiều phần nào được giải quyết. Cùng với việc học hành, những hoạt động văn hóa xã hội khác của Việt kiều vùng Đông Bắc cũng phát triển. Trước hết là sự ra đời của tờ báo Đồng thanh do Đặng Thúc Hứa là một trong những người sáng lập, ông vừa làm biên tập và trực tiếp viết báo, vừa tuyên truyền khuyến khích đọc báo trong mọi tầng lớp Việt kiều. Sau này khi Hồ Chí Minh đến hoạt động ở Xiêm năm 1928-1929, Người đã đề nghị đổi tên tờ

Đồng thanh thành tờ Thân ái.60

Khi Hồ Chí Minh đến Xiêm, người coi việc dạy học trong cộng đồng người Việt là một nhiệm vụ quan trọng. Với Người, việc dạy học không chỉ đơn thuần là dạy các kiến thức ở trong lớp mà còn phải dạy về cuộc sống và các hoạt động của cộng đồng Việt kiều. “Hồ Chí Minh đã đến Xiêm và đưa ra chính sách “Xóa nạn mù chữ”, nghĩa là tất cả người Việt cần phải học chữ để không bị người khác lợi dụng”.61

Như trên đã nói, Hồ Chí Minh đề nghị đổi tên báo “Đồng thanh” thành “Thân ái”, với mục đích để tờ báo đến được với đông đảo bà con Việt kiều. Cũng như Đặng Thúc Hứa, Hồ Chí Minh chủ trương xin chính phủ Xiêm cho lập trường học của Việt kiều vừa học Việt vừa học tiếng Thái. Với lớp người lớn tuổi, Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người động viên và khuyến khích nhau học chữ quốc ngữ và tiếng Thái, một việc mà trước đây Việt kiều không coi trọng.

Những lớp học lẻ tẻ của trẻ em Việt kiều ở Nongbua được tập trung lại thành trường. Ngôi trường Việt kiều đầu tiên ở Xiêm hình thành có công lao

60 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.119.

61 Đào Thị Tâm (มณทิชา ศิริวรเดชกุล), Giáo sinh cũ (khoảng năm 1964), Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 58 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 26/1/2014.

49

đóng góp của Hồ Chí Minh ngày đó (trường Việt kiều Nongbua, niên khóa 1928-1929). Sau khi rời Nongbua, Hồ Chí Minh đã đến Nong On (tỉnh Udon Thani) rồi sau đó tới tỉnh Sakon Nakhon. Ở những nơi mới đến này, người đều tham gia dạy học, cùng lao động với cộng đồng Việt kiều địa phương.

Với chủ trương xây dựng cơ sở hoạt động ở vùng Đông Bắc của Đặng Thúc Hứa, Nakhon Phanom đã hình thành nhiều cơ sở nhờ vào tinh thần yêu nước, nhiệt tình với cách mạng của Việt kiều như cơ sở bản Na Choc (còn gọi là Bản Mai), cơ sở bản Ton Phueng, cơ sở Don Mong, trong đó Hồ Chí Minh ở Bản Mai lâu nhất.62

Cơ sở Bản Mai thời kỳ này còn là địa điểm luyện tập vũ trang của thanh niên Việt kiều yêu nước, có lúc lên tới hàng trăm người. Thời gian hoạt động ở Bản Mai, Hồ Chí Minh thông qua nhiều phương pháp khác nhau đã truyền đạt cho cộng đồng Việt kiều những giá trị tốt đẹp của người Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Người luôn nhắc nhở mọi người sinh sống và làm ăn lương thiện, biết tôn trọng luật pháp nước Xiêm, sống có văn hóa, yêu thương cộng đồng, yêu quý nhân dân bản địa, lấy phương châm “ăn cây nào rào cây ấy”, “đi cho người ta nhớ ở cho người ta thương”, “bán anh em xa, mua láng giềng gần” làm lẽ sống. Bởi lẽ đó, Hồ Chí Minh càng được nhân dân địa phương cũng như giới chức, sư tăng che chở đùm bọc, như trường hợp sư cụ chùa Vắt Pho tỉnh Udon Thani che dấu bảo vệ Hồ Chí Minh khi Người bị thực dân Pháp truy bắt.63

Những người dân hiện đang sinh sống ở Nakhon Phanom vẫn còn những ký ức rất tốt đẹp về Người, đặc biệt là các nội dung giảng dạy về Việt Nam. Đào Thị Tâm (มณทิชา ศิริวรเดชกุล), Giáo sinh cũ (khoảng năm 1964), Việt kiều thế hệ thứ 2, 58 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom64

cho biết “Hồ Chí Minh

62 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr. 132-133. 63 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.134. 64 Phỏng vấn ngày 26/1/2014.

50

đã dạy cho thế hệ Việt kiều đầu tiên khi đến Nakhon Phanom. Sau đó những người thuộc thế hệ đầu đã dạy cho thế hệ tiếp theo. Trong số những người thuộc thế hệ đầu tiên cũng có người có hiểu biết từ Việt Nam di cư đến Thái”. Một giáo viên tham gia vào các hoạt động giảng dạy cho cộng đồng Việt kiều vào giai đoạn sau nhớ lại: “Hồ Chí Minh là người đã tạo cơ sở cho việc giảng dạy ổn định hơn trước. Bác luôn dạy Việt kiều phải không ngừng học tập. Việc học là quan trọng nhất nên mỗi thế hệ người Việt vẫn luôn nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh cho đến tận bây giờ. Học tập luôn có lợi cho bản thân nên Hồ Chí Minh dạy tiếng Việt cho trẻ em để không quên tiếng mẹ đẻ. Bác đã xin chính phủ Thái Lan mở phòng học ở Wat Banpa (không có tên trường), Na Choc. Bác dạy theo từng nhóm, người Việt phải học theo cả chương trình Thái lẫn chương trình Việt. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng dạy cách làm thủ công và quản lý tủ thuốc vì lúc đó chưa có bác sĩ”.65

Nhìn chung, vào giai đoạn đầu thế kỷ XX, việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom nói riêng và vùng Đông Bắc Thái Lan nói chung do Đặng Thúc Hứa và Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nội dung giảng dạy chủ yếu là về cách mạng và con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua việc giảng dạy nội dung này, nhiều nội dung khác về Việt Nam như tiếng Việt, truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thường xuyên xuất hiện trong các bài giảng. Tuy nhiên, do sự can thiệp của thực dân Pháp nên đôi lúc, việc giảng dạy nói chung của Việt kiều ở Nakhon Phanom phải tạm dừng.

Rất tiếc, ký ức cũng như những ghi chép lịch sử về việc giảng dạy của cộng đồng Việt kiều trong những năm 30 và nửa đầu những năm 40 của thế kỷ XX chúng tôi vẫn chưa được tiếp cận.

65 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

51

Một phần của tài liệu Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)