Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2013

Một phần của tài liệu Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013 (Trang 68)

8. Bố cục của luận văn

2.2.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2013

Trong suốt thời kỳ kể từ khi hai nước Thái Lan-Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ Thái-Việt đã có những bước phát triển trên nhiều mặt, trong đó có công tác Việt kiều ở Thái Lan cũng như hợp tác giáo dục hai bên. Tuy nhiên, việc tổ chức giảng dạy của Việt kiều ở Nakhon Phanom nói riêng và ở vùng Đông Bắc Thái Lan nói chung chỉ thực sự được thực hiện chính thức dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra ở Thái Lan, đặc biệt là khi Làng Hữu nghị Thái-Việt được xây dựng ở bản Nachok, tỉnh Nakhon Phanom.

Vào năm 2002, Ông Worawit Chareonwatchara (Đậu Văn Khánh) người Thái gốc Việt thế hệ thứ 2 đã thành lập truờng dạy ngoại ngữ tư nhân

95 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

64

có tên “Trường dạy tiếng các nước láng giềng”. Trường có khoá học tiếng Việt dành cho con cháu người Thái gốc Việt thế hệ sau. Các khóa dạy tiếng Việt được khoảng 5 năm thì cũng đóng cửa vì Chính phủ Thái Lan đưa ra chương trình khuyến khích các trường tên toàn Thái Lan mở các khóa học dạy ngôn ngữ các nước láng giềng để chuẩn bị cho việc hình thành cộng đồng ASEAN”.96

Từ giai đoạn này, việc giảng dạy về Việt Nam, chủ yếu là thông qua việc dạy tiếng Việt ở tỉnh Nakhon Phanom đã được thực hiện chính thức trong trường học. Việt kiều tỉnh Nakhon Phanom đã tham gia soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho bộ môn ngữ văn của trường Cao đẳng Sư phạm thành phố. Việc học tiếng Việt ở Nakhon Phanom đã trở nên phổ biến trong giới chức ở miền Trung Thái Lan. Hiện khoa tiếng Việt Nam của trường Cao đẳng Sư phạm Nakhon Phanom tiếp nhận 11 học viên là công chức cơ quan chính quyền Thái Lan ở miền Trung đến học khóa ngắn hạn 1 năm (từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 10 năm 2004). Những người này đã đọc và nói tiếng Việt tốt, đáp ứng nhu cầu trao đổi và nghiên cứu khoa học ở những lĩnh vực mà họ quan tâm. Thông qua những lớp học này, việc giảng dạy về Việt Nam đã được nối lại nhưng cho đối tượng không chỉ là cho Việt kiều mà cho cả người Thái Lan, đồng thời, việc giảng dạy hoàn toàn được chính phủ Thái Lan khuyến khích, không còn như ở giai đoạn 1947-1976.

Đầu năm 2004, thầy Nguyễn Sĩ Tường trong cộng đồng Việt kiều đã mở lớp dạy tiếng Việt miễn phí cho học sinh phổ thông. Đây là việc làm rất có ý, nghĩa thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Thông qua ngôn ngữ, nhân dân hai nước có dịp tìm hiểu, học hỏi nền văn của nhau, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai

96

Phatcharaphong Phubetpeerawat (พัชรพงษ์ ภูเบศรพีรวัส), Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 5, 27 tuổi, ở Pon Bok Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 9/8/2014.

65 nước phát triển bền vững hơn.97

Việc giảng dạy chủ yếu là dạy tiếng Việt cho các con cháu hoặc người dân quan tâm đến việc giảng dạy về Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung học cũng bao gồm việc vừa dạy ngôn ngữ, vừa dạy văn hóa Việt Nam.

Hiện nay Việt kiều ở Thái Lan đã thực sự đã vươn lên tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội. Cùng với đội ngũ trí thức địa phương, họ tham gia những tổ chức hoạt động chuyên môn và khoa học, được đánh giá cao về năng lực. Ngày 25 tháng 3 năm 2005 Việt kiều tỉnh Nakhon Phanom tham gia tổ chức hội thảo khoa học cùng với trường Cao đẳng Sự phạm về chủ đề “Lối sống của Việt kiều” (hội thảo có mời một số cán bộ của tỉnh Nghệ An và một cán bộ của tỉnh Hà Tĩnh tham dự).98

Ngày 11 tháng 9 năm 2008, Tỉnh trưởng tỉnh Nakhon Phanom Sanong Bunmee và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị nhân dân Đào Văn Bình khai trương trung tâm hữu nghị Nakhon Phanom - Hà Nội. Công trình này được Chủ tịch hội hội đồng nhân dân Hà Nội ủng hộ 350.000 USD. Trung tâm có mục đích giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên, học viên, cán bộ và nhân dân; tổ chức các hoạt động để tăng cường quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam, đào tạo nghề nghiệp, thư viện điện tử (E-Library).99

Ngày 29 tháng 10 năm 2009, Hội Thái - Việt đã được thành lập. Chủ tịch Hội cố gắng mở lớp dạy tiếng Việt miễn phí cho người dân. Tuy nhiên, dự án này khó quản lý vì có nhiều vấn đề như: (1) Người dân không quan tâm học tiếng Việt vì chưa thấy lợi ích của việc sử dụng tiếng Việt; (2) Hội Thái- Việt không có đủ địa điểm để mở lớp dạy cho nhân dân; (3) Khó chia lớp bởi

97 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.354-355. 98 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 354-355.

99 Văn phòng tỉnh Nakhon Phanom (2008), Tỉnh Nakhon Phanom lễ khai trường trung tâm hữu nghị Nakhon

Phanom-Hà Nội tại tỉnh Nakhon Phanom,

66

có nhiều độ tuổi khác nhau; (4) ảnh hưởng quan niệm từ xưa rằng học tiếng Việt sẽ bị bắt.

Mặc dù vậy, Hội vẫn cố gắng xuất bản giáo trình dạy tiếng Việt cho những người quan tâm và con cháu thế hệ sau. Ngoài ra, những người trong cộng đồng còn hợp tác với các trường đại học để xuất bản sách hướng dẫn học tiếng Việt.100 Hiện nay Hội Thái - Việt họp vào Chủ Nhật hàng tuần để cho các thành viên trong cộng đồng người Việt trao đổi với nhau về tình hình gia đình, con cháu, cách dạy tiếng Việt trong gia đình...101

Tháng 2 năm 2012 thầy Nguyễn Sĩ Tường một lần nữa cố gắng mở lớp dạy tiếng Việt. Lúc đầu thầy mở lớp học tại nhà, trong đó chỉ có 3-4 thầy giáo. Sau đó, thầy đã có hợp tác với Trường Đại học Chulalongkorn và Trường Đại học Mahidol. Các trường này đã gửi giáo trình tiếng Việt để dạy tại tỉnh Nakhon Phanom. Sau đó, trường đại học Nakhon Phanom mở Viện dạy tiếng Việt và có các Bản ghi nhớ (MOU) với Việt Nam đặc biệt là ở các tỉnh Nghệ An, Vinh và Quảng Bình.102 Ngoài ra, chính phủ Việt Nam và Thái Lan cũng trao đổi các giáo viên người Việt, giáo trình dạy tiếng Việt và các môn học về Việt Nam theo yêu cầu của các trường ở tỉnh Nakhon Phanom.103

Gần đây có Dự án trao đổi sinh viên, học viên, giảng viên Thái Lan với các nước ở tiểu vùng sông Mekong như Lào và Việt Nam năm 2012 nhằm phát triển giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, và quan hệ giữa ba nước. Trong đó, có sự hợp tác của 3 tỉnh của Thái Lan (Sakon Nakhon, Nakhon Phanom, Mukdahan) với Trường Đại học Quảng Bình, Huế, Vinh, Đà Nẵng,

100 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phòng vấn ngày 27/1/2014.

101

Phan Thị Mai Nang (บุญธิดา พานสุวรรณดี), Giáo viên cũ lớp mẫu giáo, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 57 tuổi, ở Muong NakhonPhanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014

102 Nguyễn Sĩ Tường (เทียมศักดิ์ เวียงประเสริฐ), Giáo viên cũ dạy từ lớp 7 (khoảng 1967), Công đồng người Việt thế hệ thứ 2, 67 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.

103 Trịnh Cao Sơn (วิศรุต จินธนะเสถียร), Giáo viên cũ dạy lớp 5-7, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 64 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.

67

Đại học Sư phạm Quảng Trị, Trường Đại học Savannakhet, và Đại học Sư phạm Savannakhet.104

Trong bối cảnh ASEAN tiến tới xây dựng Cộng đồng với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Xã hội-Văn hóa ASEAN, việc giảng dạy tiếng Việt và văn hóa lịch sử Việt Nam,… được quan tâm nhiều hơn. Ví dụ, các lớp dạy tiếng Việt được mở cho cán bộ nhà nước, cảnh sát biển, cán bộ của tỉnh và các bộ công tác ở vùng biên giới do công việc của họ cần phải liên hệ nhiều với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng ủng hộ việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom. Thỉnh thoảng có trao đổi giáo viên để học tiếng Việt giữa Lào và Nakhon Phanom.105

Tỉnh Nakhon Phanom cũng dành ngân sách cho các trường như Anuban Nakhon Phanom, Piyamaharachalai, Nakhon Phanom Vittayakhom… giảng dạy về Việt Nam. Họ tổ chức đào tạo các giáo viên, xu hướng này khá quan trọng để bắt đầu lại việc giảng dạy. Họ cho rằng, khi Cộng đồng ASEAN được thành lập, họ sẽ sử dụng tiếng Việt trong công việc như hướng dẫn viên du lịch, học cao học… Hiện nay học tiếng Việt được quan tâm hơn vì tiếng Việt được sử dụng trong các mối quan hệ quốc tế liên quan đến công việc của mình, đặc biệt là các cán bộ cửa khẩu và hải quan.106

Chích sách của chính phủ Thái Lan đã giúp đưa việc dạy học tiếng Việt vào các chương trình giảng dạy từ tiểu học đến đại học ở một số địa phương nhưng họ vẫn gặp phải một số vấn đề như chất lượng của giáo viên dạy tiếng Việt, một số giáo viên Thái Lan mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm mà giáo

104 Dự án trao đổi sinh viên học viên giáo viên giảng viên Thái Lan với tiểu vùng sông Mekong nước Lào và Việt Nam năm 2012, < lgc.snru.ac.th/UserFiles/File/gms1_2555.pdf>, xem 12/8/2014

105 Nguyễn Sĩ Tường (เทียมศักดิ์ เวียงประเสริฐ), Giáo viên cũ dạy từ lớp 7 (khoảng 1967), Công đồng người Việt thế hệ thứ 2, 67 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.

106

Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 27/1/2014.

68

viên Việt Nam chỉ dạy trong trường đại học. Vì thế, giáo viên dạy tiếng Việt nói riêng và về Việt Nam nói chung vẫn còn thiếu.107Ngoài ra, Trung tâm Hữu nghị Nakhon Phanom - Hà Nội hiện không còn dạy tiếng Việt như trước.

Một số ví dụ về việc giảng dạy về Việt Nam được bắt đầu từ các trường tiểu học trở lên như trường Anuban Nakhon Phanom cũng đã có chương trình dạy học tiếng Việt108 và có các hoạt động về văn hóa Việt Nam. Ví dụ ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam, các học sinh và giáo viên tổ chức tết tại trường học, các học sinh có các tiết mục biểu diễn về Việt Nam.

Hiện nay việc giảng dạy về Việt Nam chú ý nhất là dạy tiếng Việt tại các trường học ở Thái Lan. Sinh viên được học về văn hóa, đời sống, kinh tế... của Việt Nam. Ví dụ Viện Ngôn ngữ Đại học Nakhon Phanom có Chương trình dạy tiếng Việt cơ sở như: nghe, nói, đọc, viết. Họ dạy cho học viên, nhân viên Đại học Nakhon Phanom, và người dân. Chương trình này có dung lượng 20 tiếng, tuyển học viên 40 người một lớp học, dạy thứ Hai đến thứ Sáu (Xem phụ lục 13).

Ngoài ra, Đại học Mahasarakham có chương trình ngành tiếng Việt của cử nhân (Chương trình ngành Tiếng Việt năm học 2010 tại Đại học Mahasarakham) (Xem phụ lục 14).

Trong gia đình của cộng đồng người Việt, họ có cách dạy tiếng Việt và các truyền thống văn hóa của người Việt cho thế hệ sau để duy trì văn hóa truyền thống như: (1) Bố mẹ hoặc ông bà có thể nói tiếng Việt với các con cháu; (2) Các nghi lễ của người Việt vẫn tồn tại đến ngày nay như trong đám ma họ dùng chữ Nho trong bài thánh thi109, bài cúng giỗ tổ tiên;110 (3) Ông bà

107 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 27/1/2014.

108 Văn phòng trường tiểu học Anuban Nakhon Phanom, Chương trình đào tạo học , <http://www.anpedu.com/main.html> , xem 3/5/2014

109 Đào Thị Tâm (มณทิชา ศิริวรเดชกุล), Giáo sinh cũ (khoảng năm 1964), Công đồng người Việt thế hệ thứ 2, 58 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 26/1/2014.

69

hoặc người lớn tuổi dạy tiếp cho con cháu về văn hóa của họ để sau này con cháu dạy cho các thế tiếp theo để giữ gìn văn hóa.

Việc giảng dạy về Việt Nam có thể đổi cách dạy theo thời gian để cho các thế hệ sau biết nhiều hơn về tiếng Việt cũng như văn hóa và xã hội Việt Nam. Điều quan trọng nhất là gia đình phải quan tâm đến các thế hệ sau, pha trộn văn hóa Thái - Việt sao cho hợp lý với cuộc sống của họ để có thể phổ biến văn hóa Việt cho cả người Thái Lan. Chính phủ Thái Lan cần thúc đẩy các chính sách trong việc trao đổi giáo viên và học bổng với Việt Nam, cần có chiến dịch gìn giữ tiếng Việt và đào tạo tiếng Việt cơ sở cho mọi người để chuẩn bị cho việc thành lập Cộng đồng ASEAN. Nhờ vậy, việc giảng dạy về Việt Nam có thể phát triển ở những thế hệ sau.111

Nhìn chung, việc giảng dạy về Việt Nam trong giai đoạn này, như đã nói ở trên, diễn ra trong môi trường hoàn toàn tự do. Giáo viên tham gia giảng dạy bao gồm các giáo viên dạy học cũ trong cộng đồng người Việt, giáo viên Thái Lan tốt nghiệp ngành tiếng Việt dạy trong các cấp học khác nhau ở Thái Lan, giáo viên từ Việt Nam sang. Học sinh, sinh viên và học viên tham gia học tiếng Việt nói riêng và về Việt nam nói chung bao gồm cả người Thái Lan (sinh viên, cán bộ nhà nước, nhân viên đại học, giới quân sự, nhân viên hải quan…) và con cháu của cộng đồng người Việt.

Việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom nói riêng và ở Thái Lan nói chung trong giai đoạn này gặp những khó khăn nhất định. Ví dụ, con cháu Việt kiều khi sang trường Thái Lan học khiến cho việc giảng dạy về Việt Nam trong đối tượng Việt kiều không còn được như trước. Trong nhóm Việt kiều thế hệ sau thì tiếng Việt và văn hóa truyền thống Việt Nam cũng bị

110 Trần Thị Lọt (รอด เจริญรัตน์), Giáo viên cũ dạy lớp mở lòng và lớp 1-3, Công đồng người Việt thế hệ thứ 3, 64 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.

111

Trịnh Cao Sơn (วิศรุต จินธนะเสถียร), Giáo viên cũ dạy lớp 5-7, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 64 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.

70

mờ nhạt đáng kể do họ hội nhập sâu vào xã hội Thái Lan. Bên cạnh một số gia đình người Việt vẫn dành thời gian và tâm huyết dạy cho con cháu về Việt Nam thì cũng có nhiều gia đình không quan tâm đến bởi họ không thấy lợi ích trong cuộc sống và bởi tiếng Anh có nhiều lợi thế hơn. Điều đặc biệt so với giai đoạn trước thì hiện nay, trong cộng đồng Việt kiều không có lớp dạy học. Do đó, những người quan tâm lại là những sinh viên đang học chuyên ngành về Việt Nam.

Tiểu kết

Có thể nói, sau năm 1946, việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom diễn ra trong 2 giai đoạn cụ thể: giai đoạn 1946-2002 và giai đoạn từ 2002 đến 2013. Về điều kiện dạy học, giai đoạn 1946-1976 diễn ra trong bí mật do chính phủ Thái Lan cấm việc giảng dạy của Việt kiều; giai đoạn 1976 đến 2002 dù không bị chính phủ Thái Lan cấm đoán nhưng các lớp dạy về Việt Nam không được thực hiện; giai đoạn từ 2002 đến 2013 diễn trong bối cảnh thuận lợi cho chính phủ Thái Lan khuyến khích giảng dạy về Việt Nam. Nội dung giảng dạy về Việt Nam chủ yếu là về tiếng Việt, lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam. Trong giai đoạn 1976-2002, việc giảng dạy về Việt Nam được thực hiện trong giai đình thông qua giảng dạy việc lưu giữ tiếng Việt và văn hóa truyền thống Việt Nam. Đến nay, việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom diễn ra thuận lợi, trong đó tiếng Việt được chú trọng, các kiến thức về Việt Nam chủ yếu được giảng dạy thông qua các lớp dạy tiếng Việt.

71

CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VỀ VIỆT NAM Ở TỈNH NAKHON PHANOM

3.1. Tác động đến chính sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều

Trong giai đoạn trước năm 1946, việc dạy học của Việt kiều tập trung vào dạy tiếng Việt, văn hóa Việt Nam và phong trào cách mạng đấu tranh giải

Một phần của tài liệu Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)