Một số kiến nghị, đề suất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú thọ (Trang 56)

Có thể nói chủ trương, chính sách của nhà nước ta còn thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi, do đó để tạo một môi trường tốt hơn cho hoạt động của các ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp khác trong thời gian tới, nhà nước cần:

- Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể, theo từng ngành, từng vùng, tránh đầu tư tràn lan với những quy mô nhỏ.

Thực tế trong những năm qua cho thấy những định hướng của Nhà nước là rất đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh ra nhiều vấn đề đáng quan tâm. Căn cứ vào định hướng đầu tư trong từng năm của Nhà nước , khi nhận thấy một lĩnh vực nào đó có hiệu quả kinh tế thì các ngành, các địa phương ồ ạt tập trung đầu tư vào lĩnh vực đó dẫn đến hậu quả khi các nhà máy đó ra đời làm tăng cung của một mặt hàng lên một cách đột biến gây ứ đọng hàng không tiêu thụ được, không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng...mà hậu quả là hàng loạt các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ đúng như cam kết phải gia hạn nợ, giãn nợ... Làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại.

- Tăng cường quản lý, gắn trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức và ngăn trặn tham những trong hoạt động đầu tư.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản rát phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và nhiều lĩnh vực chuyên môn. Trong hoạt động đầu tư bộc lộ không ít những nhược điểm . Các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, công trình thi công không đảm bảo tiến độ, nhiều dự án đầu tư đã không phát huy hiệu quả đặc biệt nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Vai trò của các cấp, các ngành quản lý, đặc biệt vai trò của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư rất lớn song trách nhiệm của các tổ chức cũng như cá nhân chưa được quy định rõ ràng. Do đó, tăng cường quản lý, gắn trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ chức, hạn chế và đi đến chấm rứt tham những trong hoạt động đầu tư sẽ góp phần tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng đầu tư.

- Nghiên cứu và tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn có thể được sử dụng để cho vay trung, dài hạn lên, để các ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, giảm tình trạng đọng vốn trong các NHTM

- Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản để công ty mua bán nợ đi vào hoạt động qua đó giải phóng vốn tồn đọng tích tụ qua các năm, các tài sản cầm cố thế chấp mà ngân hàng đang giữ

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả đề nghị Nhà nước có biện pháp thích hợp nhắm cơ cấu lại doanh nghiệp, tiến hành cố phẩn hóa. Nhà nước cần có các văn bản cụ thể chỉ đạo giúp các doanh nghiệp đấy mạnh công tác này. Các doanh nghiệp này sau khi cố phấn hóa sẽ là 1 khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác thông tin cho các nhà đầu tư.

- Hoàn thiện cơ chế vận hành chính sách tiền tệ quốc gia.

- Cần tăng cường các biện pháp để giữ ổn định tình hình chính trị, kinh tế, tạo môi trường tốt cho các ngân hàng hoạt động, cạnh tranh lành mạnh.

3.3.2 Đối với BIDV Việt Nam

- Trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng có nhiều vấn đề nổi cộm, nhiều vụ đổ bể tín dụng với quy mô lớn, thời gian dài trong xã hội đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư nói riêng. Một trong rất nhiều nguyên nhân đó là sự tiếp tay của cán bộ Ngân hàng. Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường và cải tiến công tác kiểm soát trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng, đặc biệt sử dụng đội ngũ cán bộ có năng lực để kiểm tra, giám sát.

- Ngân hàng Nhà nước với vai trò là trung tâm thanh toán cần nghiên cứu mở rộng các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt đông thanh toán một cách đồng bộ, hiện đại.

- Phát triển trung tâm thông tin khách hàng CIC: Trung tâm này có trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời cà chính xác về doanh nghiệp, tình hình kinh tế sản xuất trong và ngoài nước cho các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Nẵm giữ toàn bộ thông tin cần thiết về các chỉ tiêu tài chính, hệ số an toàn vốn, khả năng thanh toán…từ đó đánh giá từng doanh nghiệp về mức độ an toàn của vốn ngân hàng khi cho vay.

- Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay, xử lý tài sản bảo dảm và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên qua, áp dụng thống nhất cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nới lỏng các quy định về điều kiện vay vốn để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát huy được hiệu quả của mình,

3.3.3 Đối với BIDV Phú Thọ.

Phú Thọ là một tỉnh trung du, kinh tế chưa thực sự phát triển, thu nhập dân cư trên địa bàn còn thấp, công tác huy động vốn trên địa bàn khó khăn.

Đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có chính sách về vốn, về lãi suất và nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thường xuyên đúc rút kinh nghiệm, xây dựng các tiêu chuẩn, đặc biệt các chỉ tiêu tổng hợp trong lĩnh vực đầu tư, thông tin tới các Ngân hàng Đầu tư và Phát triển làm cơ sở khi quyết định đầu tư.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần khẩn trương áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động Ngân hàng và triển khai rộng khắp tới các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển để khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

3.3.4 Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ.

Thực trạng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy hầu hết các doanh nghiệp địa phương có năng lực tài chính cũng như năng lực lựa chọn phương án khả thi còn hạn chế. Các dự án đầu tư chủ yếu là cải tạo sửa chữa hoặc với quy mô nhỏ. Vì vậy, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh cần nhanh chóng tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, tiến hành phương án cổ phần hoá, cho thuê, giao, khoán nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương, từ đó có điều kiện để mở rộng đầu tư có hiệu quả hơn.

Uỷ Ban Nhân dân tỉnh phải quy hoạch tổng thể có sự kết hợp với các thành phần kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương để tránh tình trạng như sản phẩm đường sau đầu tư, không có vùng nguyên liệu, không đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Tránh tình trạng chồng chéo một tỉnh nhiều nhà máy sản xuất ra sản phẩm cùng loại không có sức tiêu thụ .

Nhiều dự án đầu tư sau khi đi vào sản xuất người điều hành đã không chấp hành đúng các nội dung của dự án từ khâu tuyển dụng lao động, sử dụng quản lý, đã làm cho dự án đầu tư không phát huy được hiệu quả. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần phải tăng cường kiểm tra, quản lý việc chấp hành các nội dụng của dự án đầu tư có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn ngay từ khi dự án bước vào sản xuất .

Trong thực tế, nhiều dự án trong quá trình đầu tư còn nhiều thủ tục xây dựng cơ bản, quá trình triển khai chậm, sau khi đi vào khai thác còn thiếu vùng nguyên liệu. Uỷ ban nhân dân tỉnh phải có những giải pháp đồng bộ để các dự án sau đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Vốn tín dụng trung, dài hạn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đang là vấn đề cực kỳ quan trong và cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế nước ta. Huy động vốn đã khó, sử dụng vốn cho có hiệu quả lại càng khó khăn hơn .

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị cho quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực. Hoạt động tín dụng vẫn đang chiếm hầu như toàn bộ quá trình hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng là vấn đề hết sức nóng bỏng là sự sống còn của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ qua các năm, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ:

1- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2- Trên cơ sở hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ, Chuyên đề đã phân tích và làm rõ thực trạng về hoạt động tín dụng trung, dài hạn và chất lượng tín dụng tín dụng trung, dài hạn và nêu lên được những nguyên nhân và tồn tại trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Phú Thọ .

3- Qua phân tích Chuyên đề đã nêu bật được những tồn tại tập trung xung quanh những vấn đề chi phối đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Từ phân tích thực trạng đó Chuyên đề đã đưa ra các giải pháp cụ thể đối với hoạt động Ngân hàng. Từ đó đưa ra những kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng.

Hoàn thành bản Chuyên đề này, em hi vọng được đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhán Phú Thọ. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề rộng và rất phức tạp nên qúa trình hoàn thành chắc không tránh khỏi khiếm khuyết cần sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và những người quan tâm tới lĩnh vực này. Em rất mong được sự đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm tới lĩnh vực này nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý, các anh chị Phòng Quan hệ khách hàng 2- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Phú Thọ đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Đặc biệt em xin cảm ơn GS. TS Lê Thị Anh Vân đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thống kê của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ năm 2008, 2009, năm 2010.

[2] - Cân đối nội bảng, ngoại bảng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ năm 2008, 2009, năm 2010.

[3] - Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ năm 2011.

[4] - Các văn bản, qui chế của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam về tín dụng trung, dài hạn.

[5] - Trương Quốc Cường, Trần Trọng Sinh ( 2000) “ Tài trợ dự án” Nhà xuất bả Thống kê

[6] - Hồ Diệu ( 2000) “Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

[9] - Mục tiêu phát triển kinh tế của Phú Thọ năm 2010 đến 2015, 2016 đến 2020.

[12] -Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, các năm 2009, 2010.

[13] - Tạp chí Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2008, 2009, 2010

[15] - Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII. [16] - Tổng quan về ngân hàng thương mại thuvienluanvan.com/decuong/

LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, xã hội càng ngày càng phát triển thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các quốc gia càng trở nên cần thiết và cấp bách. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và góp phần tạo nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này.

Đối với NHTM, hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động tín dụng trung dài hạn tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, những hoạt động này tại các ngân hàng thương mại nước ta hiện này còn tiểm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng và sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì vậy mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là hoạt động cần thiết, quyết định đến hiệu quả kinh doanh và vị thế của mỗi Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ đang từng bước hội nhập vào xu thế phát triển chung của toàn Ngành. BIDV Phú Thọ cần phải luôn luôn đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của mình để cùng tồn tại và phát triển với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Để giải quyết phần nào vấn đề đó, trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chọn đề tài: "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ".

2. Mục đích nghiên cứu

- Trình bày 1 cách hệ thống những lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng.

- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại BIDV Phú thọ. - Từ đó đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng BIDV Phú Thọ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ.

- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án được thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ các năm gần đây.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp - Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp logic, lịch sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp phân tích so sánh kết hợp phân tích định tính, định lượng

5. Những đóng góp của chuyên đề:

Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ

Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị.

6. Kết cấu của Chuyên đề:

Ngoài lời mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề được viết thành 3 phần:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú thọ (Trang 56)