tại BIDV Phú Thọ.
Phân tích chất lượng tín dụng trung, dài hạn đánh giá qua các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Trong phân tích này chủ yếu đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu định lượng như: Dư nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng đầu tư, lợi nhuận Ngân hàng.
2.2.2.1 - Dư nợ quá hạn:
•Chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ:
Nợ quá hạn là một yếu tố luôn được quan tâm hàng đầu khi phân tích chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. nếu coi thành công trong việc mở rộng quy mô tín dụng, đảm bảo mức tăng trưởng dư nợ tín dụng theo kế hoạch trong đó chú trọng vào nhưngc khoản cho vay có lãi suất cao nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng là hoạt động tích cực thì nợ quá hạn được xem như mặt trái để các nhà quản lý, đầu tư, các đối tác và nhà hoạch định chiến lược có được cái nhìn toàn diện về kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Với mục tiêu hoạt động vì sự an toàn hiệu quả trong công tác tín dụng, ngân hàng đang dần dần cải thiện tỉ lệ nợ quá hạn. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Dư nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
- Cho vay trung, dài hạn t. mại
562 100 546 100 5.933 100
-Cho vay theo kế hoạch nhà nước 0 0 0 0 0 0 Tổng dư nợ quá hạn 562 546 5.933 Tổng dư nợ 213.01 8 223.968 333.34 9 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,26% 0,24% 1,8%
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ)
Với những số liệu được trình bày ở trên ta nhận thấy tỉ lệ tổng nợ quá hạn của ngân hàng trên tổng dư nợ là tương đối thấp so với mức bình quân của ngành là. Tuy nhiên một dấu hiệu đáng lưu ý là nợ quá hạn năm 2010 tăng cao (hơn 7.5 lần so với năm 2009). Nguyên nhân chính là do mở rộng đầu tư một số công ty làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ.
Theo ý kiến của các chuyên gia tài chính nếu tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ dưới 5% thì có thể chấp nhận được, còn đạt dưới 1,3% thì được coi là lý tưởng.
Ta thấy rằng xu hướng gia tăng nợ quá hạn của ngắn hạn và trung dài hạn, là do một số công ty trong nền kinh tế hội nhập đã không theo kịp nên làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc các khoản nợ quá hạn ta sẽ xem xét và phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 10: Dư nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
-Cho vay doanh nghiệp nhà nước
191 34 279 51 2868 48,3
- Cho vay DN ngoài quốc doanh
270 48 256 47 2745 46,3
- Cho vay tư nhân, cá thể 101 18 11 2 320 5,4
Tổng dư nợ quá hạn 562 100 546 100 5.933 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ)
Thực tế nợ quá hạn trong năm vừa qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Xét về tổng thể, các công ty này vẫn còn khả năng thu hồi nợ. Một số công ty do chưa thu hồi được nợ nên chưa có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, đối với những công ty này ngân hàng thường xuyên giám sát, đôn đốc và theo dõi công nợ của công ty để thu hồi nợ. Đối với những công ty do làm ăn thua lỗ mất vốn dẫn đến mất khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.
Dự kiến trong năm nay ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi hết số nợ quá hạn còn lại ( thông qua thu hồi công nợ của các công ty và xử lý tài sản đảm bảo). Để hiểu rõ việc xử lý nợ quá hạn của ngân hàng trong những năm qua ta nghiên cứu nợ quá hạn theo thời gian:
•Dư nợ quá hạn theo thời gian:
Bảng 11: Dư nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn theo thời gian:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - NQH đến 180 ngày 114 20,3 290 53,1 26 0.4 - NQH từ 181 đến dưới 361 ngày 448 79,7 256 46,9 5.632 95 - NQH từ 361 ngày trở lên 0 0 0 0 275 0,6 Tổng dư nợ quá hạn 562 100 546 100 5.933 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ)
nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn, so với năm 2009 giảm 264 triệu đồng. Tỉ trọng dư nợ quá hạn dưới 180 ngày của ngân hàng tăng cao từ 20.3% vào năm 2008 lên đến 53.1% năm 2009 và giảm xuống thấp 0.4% vào năm 2010.
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến dưới 361 ngày năm 2002 là 5.632 triệu đồng, tăng 5376 triệu đồng
- Nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên năm 2010 là 275 triệu đồng. Đây là chỉ tiêu phản ánh nguy cơ mất vốn.
Mặc dù kết quả đạt được còn hạn chế nhưng đó là sự nỗ lực của tập thể nhân viên ngân hàng với quyết tâm giảm nợ quá hạn đạt mức quy định trong tương lai.
Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay từ khi phát tiền vay.đến khi thu hồi nợ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro để xử lý ngay, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
* Nợ quá hạn phân theo tài sản bảo đảm tiền vay:
Bảng 12: Dư nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn theo tài sản bảo đảm tiền vay:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - NQH có tài sản bảo đảm 562 100 546 100 5.933 100
- NQH không có tài sản bảo đảm 0 0 0 0 0 0
Tổng dư nợ quá hạn 562 100 546 100 5.933 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ)
Nợ quá hạn có bảo đảm bằng tài sản năm 2010 là 562 triệu đồng
Qua phân tích nợ quá hạn theo tài sản bảo đảm nợ vay thì nợ quá hạn không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ, gần như bằng 0.
2.2.2.2 - Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn:
Doanh số thu nợ tín dung trung, dài hạn Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn = --- Dư nợ tín dụng trung, dài hạn bình quân
Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân tín dụng trung, dài hạn = ---
Bảng 13:Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn:
Khi phân tích chất lượng tín dụng, các ngân hàng thương mại thường không chú ý đến vòng quay tín dụng mà chỉ đánh giá chất lượng tín dụng chủ yếu là thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhưng trên thực tế, vòng quay vốn tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ảnh chất lượng tín dụng của NHTM
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 213.018 223.968 333.349 35.800 41.620 0.16 0.15
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ)
2.2.2.3 - Lợi nhuận Ngân hàng:
Bảng 14: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng thu nhập 143.092 175.791 328.570
2. Tổng chi phí 132.728 159.660 297.610
3. Lợi nhuận 10.364 16.131 30.960
Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn (LN)
1.543 2.291 4.325
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ)
Trong năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ không ngừng tăng trưởng, thể hiện: Tổng thu nhập năm 2009 tăng 32.699 triệu so với năm 2008, tỷ lệ tăng 23%. Tổng thu nhập 2010 tăng 152.779 triệu so với năm 2009, tỷ lệ tăng 87%. Đây là mức tăng cao vượt bậc trong những năm gần đây. Chứng tỏ ngân hàng BIDV đang ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.
Về lợi nhuận tăng 14829 triệu, tỷ lệ tăng 92% so với năm 2009, trong đó lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn chiếm trung bình khoảng 14% lợi nhuận của Ngân hàng. Lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng trung, dài hạn có mức tăng trưởng cao (năm 2010 tăng 89% so với năm 2009)
Bảng 15: Tình hình hạch toán lãi chưa thu quá các năm:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng lãi chưa thu 11.983 9.776 13.665
- Lãi cho vay ngắn hạn 9.526 7.723 10.659
- Lãi cho vay trung, dài hạn 2.457 2.053 3.006 2. Tỷ lệ lãi trung, dài hạn/ tổng lãi
chưa thu
20.5 21 22
(Nguồn: Cân đối ngoại bảng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ)
Lãi chưa thu cho vay trung, dài hạn trong năm vừa qua chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lại chưa thu của Chi nhánh, năm 2010 chiếm 22%, năm 2009 chiếm 21%. Điều này chứng tỏ công tác thu lãi của Ngân hàng đã khá tốt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.