BIDV Phú Thọ.
Với vai trò của một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực, hàng đầu tại Việt Nam, là công cụ thực thi có hiệu quả của Ðảng, Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực thi chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng GDP của đất nước, toàn hệ thống Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ khẩn trương triển khai một cách sâu rộng, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả, đồng thời quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sát, nghiêm túc và kiên quyết chỉ đạo triển khai cụ thể hóa Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
Định hướng hoạt động của BIDV Phú Thọ:
•Công tác huy động vốn:
Thực hiện các giải pháp về huy động vốn phấn đầu đạt tỷ lệ vốn tự huy động trong tổng tài sản nợ ở mức cao nhất, thường xuyên đánh giá cơ cấu
nguồn vốn đề điều chỉnh linh hoạt theo hướng có lợi và hiệu quả, hạn chế thấp nhất nguồn vốn không sinh lời. Tiếp tục khơi tăng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn có lãi suất thấp, tranh thủ mọi nguồn vốn khác tạoo thế chủ động trong kinh doanh, có điều kiện thực hiện đầu tư với lãi suất ưu đãi nhằm thực hiện tốt chiến lược thu hút khách hàng, thu hút ngoại tệ thông qua tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ đến mở tài khoản tiền gửi và chiết khấu bộ chứng từ thực hiệ giao dịch tại ngân hàng đảm bảo ngoài việc cung cấp đủ vốn nội tệ còn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp góp phần đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh.
•Sử dụng vốn:
Tập trung chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, nghiêm chỉnh thực hiện luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, triển khai các nghị định, thông tư hướng dẫn về đảm bảo tiền vay, giao dịch, bảo đảm đăng kí giao dịch, các quyết định và hướng dẫn về quy chế cho vay đối với các khách hàng và đảm bảo nghiêm túc thực hiện các quy định này.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động, tập trung sử dụng vốn có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao nhất, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
- Ưu tiên cho những dự án tạo ra sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ. Ưu tiên cho các dự án chiều sâu, đầu tư đồng bộ để phát huy năng lực hiện có, nhanh chóng tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh.
- Tập trung vốn cho các khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các khoản đầu tư cho vay mới đảm bảo chất lượng, an toàn về luật pháp và hiệu quả trong kinh doanh.
- Coi trọng công tác thẩm định tín dụng, nâng cao khả năng đánh giá phân tích các chỉ tiêu. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định.
- Mở rộng các hình thức cấp tín dụng.
- Tiếp tục thực hiện chiến lược khách hàng đối với những dự án lớn hoặc các nganh nghề mà chính phủ đang khuyến khích đầu tư.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại khách hàng.
•Mở rộng thị phần nâng cao vị thế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ xứng đáng là một Ngân hàng lớn mạnh của Nhà nước, là Ngân hàng chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Mở rộng tăng trưởng tín dụng với cơ cấu hợp lý trong đó tín dụng trung và dài hạn chiếm ? tổng dư nợ, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt lãi suất đối với các dự án đầu tư có hiệu quả có khả năng trả nợ và mức vốn đầu tư
lớn .
•Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2010 đến năm 2015:
- Vốn huy động hàng năm tăng trưởng 28% .
- Dư nợ tăng trưởng bình quân 20- 25%. Phấn đấu đến năm 2005 đạt dự nợ: 1500 tỷ ( trong đó tín dụng trung và dài hạn chiếm 55%-60% tổng dư nợ )
- Đảm bảo tự lo 100% vốn ngắn hạn.
•Kế hoạch năm 2011 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển- Chi nhánh Phú Thọ.
- Dư nợ 1.631.000 trđ
- Dư trung dài hạn: 531.706 trđ
- Huy động vốn cuối kỳ: 1.820 tỷ đồng - LN trước thuế: 41 tỷ đồng
- Dư nợ cho vay/ 1 CBCNV đến năm 2005: 10.9 tỷ đồng - Dư nợ quá hạn dưới 1% không phát sinh nợ khó đòi .