Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú thọ (Trang 39)

2.3.2.1 Tồn tại.

Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ vẫn còn những mặt tồn tại và hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng, các tồn tại đó là:

-Thứ nhất: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao.

Những kết quả trên là rất tốt so với tình hình của BIDV những năm trước đây, tỷ lệ xấu của BIDV đã có nhiều chuyển biến rất tốt, thấp hơn rất nhiều so với những năm trước và thấp hơn so với các NHTM nhà nước. Tuy nhiên, nếu so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV so với các NHTM cổ phần và nhóm Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ này vẫn là cao, trong năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của nhóm các NHTM cổ phần là 1-2% và nhóm các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 0,1%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong cho vay trung dài hạn trong năm qua là 3,06%. Hơn nữa đó là đánh giá theo quyết định của Việt Nam, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa nếu đánh giá theo các chuẩn mực quốc tế (theo đánh giá của IMF nợ xấu của BIDV có lẽ phải lên tới 5-6%).

- Thứ 2: Các hình thức xử lý nợ xấu mà BIDV áp dụng vẫn chưa phải là biện pháp xử lý triệt để nhất.

Hiện nay, có rất nhiều cách thức xử lý một khoản nợ xấu phát sinh trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, có ba cách phổ biến nhất là (1) Bán tài sản đảm bảo hay kiện ra toà xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; (2) Bán khoản nợ này cho các công ty xử

lý nợ (AMC), phần tổn thất cũng dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; (3) Dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tính sau. Với hai cách đầu, nợ xấu sẽ được xử lý một cách triệt để, các Ngân hàng không còn phải bận tâm tới chúng nữa. Ngược lại đối với cách thứ ba, về bản chất chưa thể gọi là xử lý mà chỉ là kỹ thuật làm sạch bảng cân đối, trong khi gánh nặng vẫn còn nguyên. Cho tới nay, BIDV cũng mới xử lý nợ xấu bằng hai cách chủ yếu đó là bán tài sản đảm bảo hay kiện ra toà xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, và dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tiếp tục tìm các biện pháp thu nợ khác.

- Thứ ba: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng chưa bao quát, toàn diện do các công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiện nay chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm nhà nước, những quy định tín dụng của BIDV chẳng khác mấy so với quy định chung của nhà nước, chứ chưa hẳn có một quy trình riêng của Ngân hàng. Trong khi đó các quy định chung của nhà nước xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các nước, khi áp dụng vào Việt Nam do điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật chính trị là khác nhau nên gặp nhiều khó khăn.

- Thứ tư: Các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV còn mang tính chất định tính, chỉ có duy nhất phương pháp "chấm điểm tín dụng" là mang tính định lượng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm tín dụng của BIDV còn có nhiều yếu tố “động”, có xu hướng biến động nhiều trong thực tế. Nhưng với hệ thống tính điểm theo ma trận như hiện nay các yếu tố “động” này không thể hiện độ nhạy của nó tới kết quả của điểm tín dụng, do đó, kết quả chấm điểm độ chính xác không cao.

- Thứ 5: Về nguồn vốn trung, dài hạn: Hiện tại nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn tín dụng trên địa bàn, đối với những dự án lớn, nguồn vốn cho vay phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên rất bị động trong việc xem xét quyết định cho vay.

- Thứ 6: Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, khả năng tiếp cận dự án của cán bộ còn nhiều hạn chế, chất lượng công tác thẩm định dự án còn thấp, nhất là khâu thẩm định về phương diện kỹ thuật và phương diện thị trường của dự án nên có một số dự án cho vay không thu hồi được nợ.

sự phát huy vai trò của bộ phận này hiệu quả. Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra tính chính xác của con số, chưa thực sự phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng. Bởi vì, tính pháp lý của các báo cáo nội bộ không cao nên Ngân hàng chưa thực sự chú ý tới kết quả của nó.

- Thứ 8: Công tác kiểm tra giám sát tín dụng chưa thực sự chặt chẽ sát sao. Hiện nay số cán bộ tín dụng còn rất ít, trong khi đó khối lượng các dự án trung dài hạn ngày càng nhiều, do đó việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng một cách thường xuyên liên tục là tương đối khó khăn và thực tế hiện nay tại BIDV vẫn chưa thể thực hiện được.

- Thứ 9: Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở BIDV là thiếu thông tin. Trong thời gian tới, BIDV nên thu thập và lưu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Nếu phòng thông tin có thể cung cấp được các thông tin một cách chi tiết và cập nhật thì các rủi ro trong cho vay sẽ được hạn chế rất nhiều.

2.3.2.2 Nguyên nhân.

• Xét về phía Ngân hàng bao gồm những nguyên nhân sau

- Hệ thống công nghệ thông tin: Ngân hàng đã nối mạng giữa các chi nhánh thành viên song các biện pháp xử lý trên mạng còn ít. Các thông tin nhận được từ trung tâm tín dụng CIC của NHNN chưa cập nhật. Nên Ngân hàng không kiểm soát được sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục, công tác phòng ngừa rủi ro dựa trên thông tin không phát huy được hiệu quả. Cán bộ tín dụng phải tự thu thập thông tin thông qua các mối quan hệ cá nhân là chủ yếu nên rất vất vả.

- Áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng cao khiến Ngân hàng đã chấp nhận một số khoản tín dụng không đủ chất lượng an toàn.

- Đội ngũ nhân sự chưa đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống. Các cán bộ tín dụng không có nhiều cơ hội để cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị rủi ro, đặc biệt khi Ngân hàng áp dụng các phương pháp phòng ngừa rủi ro mới thì cán bộ chỉ nhận được văn bản hướng dẫn chứ không được đào tạo chuyên sâu về phương pháp áp dụng đó. Cán bộ tín dụng thiếu sự cập nhật và am hiểu luật pháp quốc tế, đây là một hạn chế lớn trong công tác quản lý tín dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu với khách hàng nước ngoài. Không am hiểu luật pháp quốc tế Ngân hàng có thể gặp rủi ro ngay khi ký hợp đồng tín dụng.

Hiện nay, ở BIDV việc thẩm định các dự án trung dài hạn được thực hiện độc lập bởi phòng đầu tư dự án, hầu như không có sự trợ giúp từ các chuyên

gia hay các tổ chức tư vấn. Thẩm định dự án trung dài hạn là công việc rất khó khăn do các dự án thường liên quan đến nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau nên việc nâng cao hơn nữa trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng là điều rất cần thiết.

• Xét từ phía nguyên nhân khách quan bên ngoài Ngân hàng:

- Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi thường xuyên trong những năm qua như: Chính sách đầu tư, chính sách lãi suất, chính sách xuất nhập khẩu...hành lang pháp lý cho môi trường kinh doanh của Ngân hàng và doanh nghiệp chưa ổn định ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một số dự án theo chỉ định của Nhà nước còn mang tính bắt buộc cho nên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng.

- Trong năm qua điều kiện thiên nhiên có nhiều bất ổn, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều kiện kinh tế cũng có nhiều biến động, nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng giá mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ tam giác Ngân hàng thương mại nhà nước – nhà nước – doanh nghiệp nhà nước tồn tại bao nhiêu năm nay, khiến cho Ngân hàng phải thực hiện việc cho vay theo chỉ định, cho vay theo chính sách mà những khoản vay này thường là chất lượng không tốt, đây cũng chính là nguyên nhân của phần lớn các khoản nợ tồn đọng suốt một thời gian dài chưa được giải quyết.

- Ở Việt Nam thị trường mua bán nợ chưa phát triển, chưa có các văn bản hướng dẫn xử lý nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo, do đó Ngân hàng chưa tự chủ động xử lý được tài sản đảm bảo.

Kết luận chương II

Nhìn chung từ thực tế hoạt động tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ cho thấy: Mặc dù trong năm 2010 có nhiều biến động xảy ra nhưng BIDV đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động tín dụng trung, dài hạn đã đóng góp rất lớn vào quá trình tạo cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Đồng thời cũng tạo nên nguồn thu nhập lớn, đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đó là

kết quả của những nỗ lực của BIDV trong thời gian qua trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn như: đưa ra chính sách tín dụng hợp lý, thực hiện đề án tái cơ cấu, áp dụng mô hình tín dụng mới… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại cần giải quyết, đó là tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao, đó là do một số nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của Ngân hàng.

Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung, dài hạn và chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển- Chi nhánh Phú Thọ để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng trung, dài hạn trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w