Các hình thức văn hóa đƣợc phổ biến

Một phần của tài liệu Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Phim ảnh

Căn cứ vào mức độ sử dụng các kênh truyền thông được phân tích ở trên, ta thấy truyền hình là phương tiện truyền thông có sức lan tỏa mạnh nhất để phổ biến một thông điệp. Qua phương tiện truyền hình, phim ảnh là kênh chuyển tải các thông điệp văn hóa một cách hữu hiệu nhất. Cũng qua kết quả khảo sát, nhiều người biết, họ biết về đất nước Trung Quốc nhiều nhất là qua các bộ phim truyền hình được trình chiếu tại Việt Nam.

Phim ảnh là sản phẩm của hàng loạt các công nghệ hiện đại chứa đựng những yếu tố nghệ thuật, ngôn ngữ và văn hóa, vì thế phim ảnh có thể xem

như là một phương tiện hữu dụng cho việc dạy và học văn hóa. Phim ảnh cung cấp cho người học những cái nhìn rõ nét, cũng như khả năng quan sát và học hỏi cách thức sử dụng ngôn ngữ của người bản địa hay cảm nhận được những yếu tố văn hóa được lồng ghép khéo léo qua lời thoại. Cho tới nay điện ảnh Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ và là một trong những cường quốc điện ảnh ở trên thế giới.

Vai trò truyền bá văn hóa của phim ảnh Trung Quốc đã được hình thành một cách bài bản từ rất lâu. Tháng 3-1987, Bộ Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị gồm đại diện của tất cả các đơn vị sản xuất truyền hình khắp cả nước. Tại đây, Bộ cảnh báo về xu hướng "giải trí hóa" phim ảnh trên sóng truyền hình, đồng thời đưa ra chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới. [23, p. 15]

Chính sách này phân loại phim truyền hình thành một số thể loại chính: • Dòng phim về những đề tài mang tính thực tiễn, ca ngợi người tốt việc tốt - gọi chung là phim "thần tượng tuổi trẻ";

• Dòng phim cổ trang, gồm phim lịch sử ("Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Vương triều Ung Chính", "Khang Hy", "Thái Bình Thiên Quốc"…), dã sử ("Tể tướng Lưu Gù", "Hoàn Châu Cách Cách"...)

• Dòng phim gia tộc luân lý ("Mùa quít chín", "Gia tộc Kim Phấn"…) • Dòng phim cách mạng, dựng lại ngữ cảnh thời xưa ("Khát vọng", "Câu chuyện Thượng Hải"…) hoặc tái hiện chân dung những nhân vật nổi tiếng (Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình…)

• Dòng phim hình sự, chống tham nhũng ("Xứng danh anh hùng", "Khống chế tuyệt đối"…)

Đặc biệt, những phim này nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Nhà nước. Tất cả các phim, chỉ trừ dòng hình sự, chống tham nhũng, đều được hỗ trợ xuất khẩu, nhằm mục đích cao nhất là phổ biến "giá trị Trung Hoa" tới các quốc gia trong khu vực. Trong số những nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam nổi lên như một tiền đồn, bởi "đây là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn hóa Ấn Độ", như lời tác giả Hạo Kiện viết trong cuốn "Phim truyền hình Trung Quốc - nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại hình" năm 2008. [23, p.16]

Các bộ phim Trung Quốc đã và đang chiếm được rất nhiều sự quan tâm theo dõi của nhiều người trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Phim Trung Quốc hiện nay đang chiếm tần suất phát sóng khá lớn trên các sóng truyền hình tại Việt Nam, vượt trội hơn hẳn so với phim của các nước khác. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát lịch phát sóng của các phim điện ảnh/ truyền hình Trung Quốc trên một số đài truyền hình có lượng người xem phổ biến nhất hiện nay. Ba nhóm phim được chiếu nhiều nhất hiện nay có thể được phân thành: phim Trung Quốc (không tính Hồng Kông và Đài Loan), phim Hàn Quốc, và phim Việt Nam. Ngoài ra, cũng có một số phim Âu – Mỹ được phát sóng nhưng số lượng không đáng kể. Quan sát kết quả khảo sát ở Bảng 2.2 ta thấy, phim Trung Quốc có tần suất chiếu cao nhất ở đại đa số các kênh truyền hình (6/8 kênh). Trong đó, có một số kênh có tỷ lệ chiếu phim Trung Quốc cao vượt trội so với cá nhóm phim khác, như VTV3 – Kênh văn hóa giải trí Đài truyền hình Việt Nam, DN1 – Đài truyền hình Đồng Nai, BTV – Đài truyền hình Bình Dương…

Phim Hàn Quốc, trong giai đoạn được yêu thích nhất của những năm trước đây cũng chưa từng đạt được tỷ lệ phát sóng cao đến như vậy tại Việt Nam. Phim Việt Nam đang có xu hướng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng nhờ những nỗ lực của các hàng truyền hình và các cá nhân làm phim. Tuy

vậy, so với phim của các nước khác thì vẫn còn một khoảng cách khá xa. Hiện các đài truyền hình đang nâng dần tỷ suất chiếu phim Việt Nam lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.2: Tần suất chiếu phim Trung Quốc trong một tuần tại một số đài phổ biến tại Việt Nam (tuần từ 28/7 – 3/8/2010)

Một phần của tài liệu Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 37)