5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thiên nhiên
Không phải tình cờ khi Virginia Woolf lựa chọn những gì thuộc về biển để làm nền tảng cho cuốn tiểu thuyết về nữ quyền của bà (Tới ngọn hải đăng,
Sóng). Những gam màu xanh của thiên nhiên: màu xanh lam của biển, sóng, mặt nƣớc; màu xanh lục của cây lá, màu vẽ … đều đem lại cảm giác của bình yên và an ủi, đồng thời cũng mở ra không gian xa xôi, rộng lớn của vũ trụ, của những suy tƣởng và những nỗi cô đơn, nhỏ nhoi. Nếu thiên nhiên xanh lam là gần gũi bằng những thực vật và mảng màu gần gũi với cuộc sống đời thƣờng, thì màu xanh lục ở đây là một sự khám phá và thám hiểm của kì nghỉ hè, của mỗi cá nhân trong truyện mỗi khi hƣớng ra biển, là điều kì bí quyến rũ với tâm hồn non nớt của một đứa trẻ, và là sự choáng ngợp đối với suy nghĩ của ngƣời lớn. Thiên nhiên vừa êm dịu đấy, vừa chất chứa những bí mật của
88
riêng nó. Bên cạnh đó, gắn liền với không gian thiên nhiên là hình ảnh cửa sổ, nơi bắc nhịp cầu cho thế giới nhỏ bé của con ngƣời trong ngôi nhà với thế giới rộng lớn của đại dƣơng, thiên nhiên ngoài kia.
Virginia Woolf lần lƣợt đặt tên cho các phần trong cuốn tiểu thuyết là khung cửa sổ - thời gian qua – ngọn hải đăng. Ở khía cạnh nào đó, khung cửa sổ và ngọn hải đăng cùng chung một ý nghĩa về sự phân chia hai khoảng sáng – tối. Phía ngoài khung cửa sổ, nơi bà Ramsay nhìn ra từ trong nhà khi trời bắt đầu tối dần, đó là ánh sáng phát ra từ ngọn hải đăng, là ánh trăng. Ở ngoài đó là ánh sáng, còn trong căn phòng của Cam, thời khắc của giờ ngủ, của bóng tối, khi căn phòng tắt sáng. Còn ngọn hải đăng thể hiện tính chất “lƣỡng tính” của nó trong chính công dụng của nó – chiếu sáng cho tàu thuyền khi trời về tối. Ánh đèn của ngọn hải đăng luôn xoay chuyển. Vì thế, ngọn hải đăng với một kiến trúc to lớn và bất động đầy vững chãi đó, sẽ là biểu tƣợng của sự ổn định lẫn thay đổi. Ánh sáng của đèn biển chiếu tới đâu, nơi đó sẽ đƣợc rọi sáng, ngƣời và thuyền đi biển nơi đó sẽ đƣợc hỗ trợ và dẫn lối. Cùng lúc đó, phần còn lại của hải đăng sẽ phải tạm đợi trong bóng tối. Cứ nhƣ vậy, mỗi khi ánh mặt trời tắt dần, ánh đèn hải đăng sẽ đƣợc thắp sáng để phân chia không gian thành hai mảng sáng tối. Ngọn hải đăng làm nhiệm vụ của nó một cách đều đặn, theo một lịch trình đã định sẵn, cũng giống nhƣ nhịp điệu của những con sóng đại dƣơng kia, con sóng trào ra rồi cuộn lại, cứ nhƣ thế nhƣ thế tạo nên cảm giác hài hòa của sự đến và đi. Trong Tới ngọn hải đăng, hình ảnh và vẻ đẹp của ngọn núi cũng đƣợc nhắc lại nhiều hơn một lần trong trí nhớ bà Ramsay “cô ta bảo „những ngọn núi rất đẹp‟… „Những ngọn núi rât đẹp” … Bà đứng đó lặng im vì không có gì để nói. … Với hồi ức đó – bà đã đứng đó nhƣ thế nào, cô gái đã nói nhƣ thế nào, “ở quê nhà những ngọn núi rất đẹp” [46; 58-9]. Nhịp điệu của sóng, của biển, của nƣớc cũng vẽ lên những đƣờng cong, uốn lƣợn, lên và xuống, giống nhƣ cuộc sống, giống những
89
thung lũng, đồi núi trên đất liền. Và quan trọng nhất là những đƣờng cong ấy, những gì thuộc về nƣớc, đều mang đậm “tính nữ”. Virginia Woolf đã sử dụng triệt để những hình ảnh này cho dụng ý nghệ thuật của mình. Cùng với những nhân vật nữ, cùng dòng ý thức, thiên nhiên xuyên suốt và là chủ đề của Tới
ngọn hải đăng cùng hài hòa hƣớng tới những vấn đề thuộc về nữ giới.
Bên cạnh đó, hình ảnh sóng biển và đại dƣơng cũng hiện lên nhƣ một lực lƣợng tự nhiên có sức mạnh ghê gớm. “Nhƣng có đôi lúc, một cách đột ngột và bất ngờ, chúng lại không có ý nghĩa tốt lành nhƣ thế mà giống một hồi trống ma quái dằn nhịp cho cuộc sống một cách không thƣơng xót, khiến cho ngƣời ta phải nghĩ tới sự hủy diệt của hòn đảo và việc nó bị nhấn chìm vào lòng biển” [46;44]. Đối với ông Ramsay, chúng là sự hủy hoại, luôn tiềm ẩn những hiểm họa. Ông tin rằng chúng là dấu hiệu cho thấy những hạn chế của con ngƣời trƣớc thiên nhiên và biển cả, sức mạnh của nƣớc, của bão biển. Còn với bà Ramsay, những con sóng ở một ý nghĩa nào đó, nhắc nhở về sự thay đổi và bản chất tạm bợ của đời sống con ngƣời (quy luật đến và đi giống nhƣ tự nhiên).
Thống kê những lần sóng, biển, gió, cánh buồm đƣợc nhắc tới trong suy nghĩ và từ các điểm nhìn của các nhân vật khác nhau: [46; 81,100, 126; 204; 220, 223]. Chúng tƣơng đồng với nhịp điệu cuộc sống, đặc biệt là nhịp điệu cảm xúc nữ tính (của bà Ramsay, Lily Briscoe), là rào cản và thách thức trên con đƣờng tiến lên phía trƣớc. Thống kê những lần trực tiếp nhắc tới ngọn hải đăng trong dòng chảy ý thức của các nhân vật: [46; 100, 165, 192, 213, 244, 248]. Đặc biệt ngọn hải đăng là hình ảnh mở đầu cuốn tiểu thuyết, cũng là hình ảnh trung tâm của phần Ba, cùng với chuyến đi ra biển. Ngọn hải đăng năm xƣa là một niềm ƣớc vọng xa xôi, là một điều dang dở, giờ đây đã đƣợc thực hiện. Dẫu rằng khoảng cách giữa ƣớc vọng và hiện thực luôn xa nhau, hình ảnh ngọn hải đăng không quá huyền bí, lung linh nhƣ tƣởng tƣợng,
90
nhƣng nó có vai trò rất lớn đánh dấu dòng chảy của thời gian, sự trƣởng thành của con ngƣời, sự hoàn thiện của tƣ tƣởng. “Tuyệt lắm! … Thấy không! Cam nghĩ, lặng lẽ hƣớng mắt về phía James. Cuối cùng em đã đạt đƣợc nó rồi … niềm hân hoan đó. Cha nó đã khen ngợi nó. Chúng đã phải nghĩ rằng ông cực kỳ thờ ơ lãnh đạm. Nhƣng giờ thì em đã đạt đƣợc điều đó rồi, Cam nghĩ”[46; 272].
Tới ngọn hải đăng là cuốn tiểu thuyết chứa đựng “cảm giác đại dƣơng”. Phía bên kia của dòng thời gian trôi chảy đổi thay là khoảnh khắc bất diệt. Phía bên kia sự bào mòn của thời gian lên vạn vật, là sự vĩnh hằng của đại dƣơng. Đại dƣơng là sự kết hợp song hành giữa cái tĩnh tại của môi trƣờng thuộc về biển (nƣớc, sinh vật biển, chim biển, đèn biển, v.v… với sự chuyển động không ngừng của sóng, gió, v.v… Những đoạn mô tả về biển, sóng, gió, ánh sáng đèn biển thƣờng xuyên xuất hiện xen lẫn những dòng suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật. Ở phần Một, những hình ảnh này thƣờng thấy trong dòng thức của bà Ramsay. Dƣờng nhƣ hình ảnh của đại dƣơng, hình ảnh của biển, sóng, hình ảnh của làn nƣớc, tất cả những hình ảnh có “tính nữ” ấy là thứ nền tảng ẩn giấu luôn nâng đỡ sự tĩnh lặng trong tâm hồn bà. “Mọi thứ dƣờng nhƣ đều khả dĩ. Mọi thứ dƣờng nhƣ đều đúng. … ngay lúc này bà đã đạt tới sự an toàn; bà lơ lửng nhƣ một con chim ƣng ngƣng vỗ cánh; nhƣ một lá cờ bay phấp phới trong tràn đầy và dịu ngọt, không chút ồn ào, khá trang nghiêm, vì nó trào dâng, bà nghĩ, nhìn tất cả đang ăn ở đó, từ ngƣời chồng và lũ con và các bằng hữu; tất cả những thứ đó đang trào dâng trong sự tĩnh lặng thẳm sâu này … và giờ đây không vì lí do đặc biệt nào trụ lại ở đó nhƣ một làn khói, nhƣ một làn hơi cuộn thẳng lên phía trên, giữ cho họ an toàn cùng nhau. Không cần nói gì hết, không thể nói gì hết. Nó ở đó, quanh họ. Nó dự phần vào sự bất diệt, … có một sự cố kết trong các sự vật, một sự vững bền, một cái gì đó theo ý bà, vƣợt lên khỏi sự đổi thay, và tỏa sáng (bà
91
liếc nhìn khung cửa sổ với những ánh phản chiếu gợn sóng lăn tăn) với bộ mặt lóng lánh, phù du, ma quái, nhƣ một viên hồng ngọc của nó, khiến đêm nay bà một lần nữa lại có lại cái cảm giác đã có trong ngày, về sự bình an, ngơi nghỉ. Trong những khoảnh khắc nhƣ thế này, bà nghĩ, điều đã đƣợc tạo ra sẽ tồn tại lâu dài” [46;152]. “Cảm giác đại dƣơng” vừa mang lại nỗi sợ hãi nhỏ bé của con ngƣời, vừa mang tới dấu hiệu của sự hiểm nguy ngăn cản con ngƣời tiến tới nó trong cơn bão. Mặt khác, đại dƣơng cũng là nơi đem tới cảm giác xoa dịu, yên bình. “bà nhìn ra, bắt gặp luồng ánh sáng của ngọn hải đăng, luồng ánh sáng dài đều đặn, luồng ánh sáng cuối trong bà luồng ánh sáng, nó là luồng ánh sáng của bà, vì khi quan sát chúng trong tâm trạng này, luôn luôn vào chính thời khắc này, ngƣời ta không thể không gắn kết bản thân mình với một sự vật đặc biệt trong số những sự vật mà ngƣời ta nhìn thấy; và sự vật này, luồng sáng dài đều đều này, là luồng sáng của bà.” [46;101-2]. Chẳng phải ngẫu nhiên khi vào những khoảnh khắc cần tìm lại cảm giác thƣ thái, cân bằng, dễ chịu, ngƣời ta lại nhìn ra biển, nhìn dòng nƣớc mênh mông và những con sóng lúc gần lúc trôi xa mãi mãi đó, để tâm trí và cảm xúc đƣợc an ủi. Dƣờng nhƣ trong cả cuốn tiểu thuyết, chúng ta nhận ra, bà Ramsay tìm đến hai điều để nạp lại năng lƣợng sống cho mình, đó là đứa trẻ và đại dƣơng. Một mối quan hệ giữa mẹ và con, một mối quan hệ giữa mẹ thiên nhiên và con ngƣời. Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng, điều cốt lõi nằm sâu trong bản chất hạnh phúc của bà Ramsay đều thuộc về một phần “tính nữ”. Có nghĩa là trong “tính nữ” mà tác giả đề cập tới, có cả phần nội tại (tính nữ, tính mẫu là những đặc điểm tự nhiên, tự có, riêng có;) và phần đƣợc hình thành trong quan hệ xã hội (ngƣời phụ nữ trong hôn nhân, gia đình, trong mối quan hệ với nam giới và những ngƣời phụ nữ khác). Điều đó cũng gợi ý rằng, trong một đặc tính, cũng sẽ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Virginia Woolf không sử dụng cách phủ nhận sạch trơn để nâng tầm quan điểm về giới nữ, tính nữ, nữ
92
quyền. Một cách nhẹ nhàng và sâu lắng (nhƣ nhịp điệu của nƣớc), bà tôn vinh những điều chân thực đích xác trong giá trị của ngƣời phụ nữ, mặt khác bà cũng sẽ nhìn thấu những điều cần điều chỉnh trong cuộc sống của ngƣời phụ nữ tuân theo xã hội mà lịch sử đứng về phe nam giới. Virginia Woolf muốn nói điều gì, nếu không phải là chính ngƣời phụ nữ cần phân biệt rõ ràng để không bị lầm lẫn giữa bản năng tự nhiên và những quyền lợi mà có xứng đáng nhận đƣợc, và rằng cuộc sống của họ sẽ mở rộng ra biết bao ngoài khung cửa sổ kia. Đại dƣơng ở phía bên kia tầm nhìn, ở ngoài khung cửa, ở ngoài thế giới. Nó đứng ở đó, nhƣ một thứ sức mạnh và quyền năng mà con ngƣời e ngại dấn thân. Và ở trong căn nhà nghỉ kia, có rất nhiều ngƣời mang cảm giác e ngại vƣợt ra khỏi suy nghĩ cũ, vƣợt ra khỏi thói quen, cuộc sống an toàn, những ƣớc lệ xã hội. Họ mãi nói về một dấu hiệu thời tiết xấu, một cơn gió chẳng lành hay một cơn bão có thể gặp phải trong điều kiện không thuận lợi. Không ai khuyến khích sự liều lĩnh vô ích. Nhƣng phải chăng sự thật là nhƣ vậy? Những điều chúng ta tin là thế liệu có đúng là nhƣ thế, những con ngƣời giữ lòng tin vĩnh viễn vào những ngƣời và những điều ta tin (giống cái cách bà Ramsay tin chồng mình và bà không bao giờ nghĩ tới chuyện có thể không tin và ngƣỡng mộ ông nữa, cái chỗ dựa đó không đƣợc phép sụp đổ). Nhƣng tất cả những tri thức đó lại quá khô khan. Chúng thiếu đi sự sinh động, tràn trề, tƣơi mới. Chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong con mắt của một đứa trẻ (James) về biển, hải đăng và một chuyến đi biển – những điều mà những nhà theo đuổi khách quan, kinh viện nhƣ ông Ramsay, Charles Tansley chẳng thể nào hiểu nổi. Họ sẽ coi những suy nghĩ của James là sự non nớt, thiếu tri thức của một đứa trẻ, sẽ coi những lời nói hy vọng của bà Ramsay với James là một sự chủ quan ngu ngốc. Ông Ramsay và Tansley sẽ không thể hiểu nổi vẻ đẹp và sự mời gọi thôi thúc James từ phía biển, từ phía những ánh sáng lung linh, huyền ảo trong mắt cậu nhỏ về phía ngọn hải đăng. Họ cũng sẽ không
93
thể có nổi sự nhạy cảm, giàu tình yêu thƣơng, chia sẻ và cảm thông của bà Ramsay (những điều mà bản thân họ cũng luôn mong đợi và nhận đƣợc từ bà). “Tiếng sóng vỗ đều đều ngoài bãi biển thƣờng khi vẫn điểm nhịp cho những ý nghĩ của bà và hình nhƣ lặp đi lặp lại một cách đầy an ủi khi bà đang ngồi với lũ trẻ những lời an ủi thì thầm của thiên nhiên nhƣ một bài hát ru xa xƣa nào đó, “Mẹ trông nom con … mẹ che chở cho con” [46;44]. Sau này, khi cuối cùng James đạt đƣợc chuyến hành trình khám phá ngọn hải đăng, dù nó hiện thực hơn giấc mơ xa xƣa của một cậu nhóc, nhƣng nó vẫn chứa đựng vẻ đẹp. Chúng ta cũng cần nhớ rằng James chịu ảnh hƣởng nhiều từ tình yêu thƣơng của mẹ. Nhƣng cha cậu (ông Ramsay) – ngƣời đi cùng cậu, lại không có đƣợc những rung động đó, lại hoàn toàn thờ ơ khi chăm chú vào quyển sách của mình. Vậy là, ông Ramsay, Tansley đại diện cho những ngƣời lãnh đạm với cuộc sống thực sinh động. Họ vận hành cuộc sống bản thân quá cứng nhắc, quá mực thƣớc, khách quan đến lạnh lùng, tất cả sự xa cách mà họ tạo ra (đồng thời khiến họ luôn cô độc và khao khát đƣợc cảm thông) chỉ là hình thức của việc giữ lấy quyền lực, sức mạnh ảnh hƣởng, sự thống trị và áp đặt lên ngƣời khác.
Biển là lời nhắc nhở về sự vô thƣờng của cuộc sống. Biển luôn luôn vận động cùng dòng chảy của thời gian (sự chuyển động của mặt nƣớc, sóng, thủy triều), nó là một biểu tƣợng của cái đẹp, lòng khoan dung, khả năng xoa dịu, đồng thời nó chứa đựng sức hủy diệt to lớn.
Biển là không gian nối liền giữa con ngƣời trên đất liền với ngọn hải đăng. Biển nằm ở phía trƣớc tầm nhìn của con ngƣời. Nó trở thành chất liệu nền luôn song hành trong nhịp sống của con ngƣời bên bờ vịnh. Biển và âm thanh của nó, hình ảnh của nó nằm trong tâm thức của bà Ramsay với ý nghĩa của tự nhiên vĩnh hằng và tiềm năng hủy diệt. Không phải ngẫu nhiên nhịp điệu và âm thanh của biển gắn bó nhiều hơn và xuất hiện thƣờng xuyên hơn
94
trong dòng ý thức và cuộc sống của nhân vật nữ trong cuốn tiểu thuyết. Nó cho thấy một sự phù hợp và hòa hợp cũng nhƣ gắn kết tự nhiên giữa tính nữ của ngƣời phụ nữ và tính nữ của đại dƣơng. Ở mặt khác, khi xuất hiện cùng với các nhân vật nam, biển giống nhƣ một không gian của sự khám phá, thám hiểm, của một cuộc chinh phục. Khi đối mặt với sự rộng lớn của biển, cảm giác chung là sự nhỏ bé, hữu hạn của đời ngƣời, nhƣng nếu nhân vật nữ (bà Ramsay) có thái độ chấp nhận và cân bằng với điều đó, thì nhân vật nam (ông Ramsay) lại có cảm giác ám ảnh về sự thách thức, tiềm ẩn nguy hại và chứa đựng những kiến thức mà nhân loại chƣa khám phá hết. Hay nói cách khác, bà Ramsay với biển là một cảm nhận nhiều tính trực giác “Bà Ramsay kêu lên, „Ôi đẹp quá!‟. Mặt nƣớc xanh lơ mênh mông nằm trƣớc mặt bà; xa xa, ngay chính giữa, là ngọn hải đăng cổ kính mộc mạc, và ở phía tay phải, trong chừng mực có thể nhìn thấy, những cồn cát xanh mềm mại phủ đầy cỏ dại, dƣờng nhƣ luôn luôn chạy về phía một miền đất xa lạ không dân cƣ nào đó”