5. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giới thiệu về dòng ý thức
Woolf, nhƣ Proust, quan niệm rằng tiểu thuyết hay nghệ thuật là một trong những phƣơng tiện chống lại sự trôi chảy của thời gian. Tiểu thuyết phƣơng Tây thế kỉ 20 đã đẩy sự kiện, tình tiết xuống hàng thứ yếu để nổi lên sự quan tâm đến nội tâm, dòng chảy ý thức.
Từ khi tiểu thuyết khai sinh, các nhà văn luôn nỗ lực tìm tòi thể nghiệm các kỹ thuật thể hiện nhằm phát huy cao nhất khả năng phản ánh của tác phẩm. Tiểu thuyết truyền thống thƣờng đi vào phân tích tâm lý nhân vật, miêu tả nhân vật bằng bối cảnh lịch sử hoặc đặc tả ngoại hình hành động. Đi sâu vào tâm lý nhân vật, nhiều nhà tiểu thuyết đã sử dụng độc thoại nội tâm để khai thác những ý nghĩ sâu kín bên trong tâm hồn con ngƣời. Và bƣớc phát triển cao hơn cho độc thoại nội tâm là dòng ý thức.
Cùng với sự biến chuyển của xã hội, tiểu thuyết không ngừng đƣợc cải tiến để có thể phản ánh một cách tốt nhất hiện thực, bản chất xã hội cũng nhƣ đối tƣợng trung tâm là con ngƣời. Tuy nhiên, sự “đổi mới tiểu thuyết” nhƣ Đặng Anh Đào khẳng định: “không hẳn là sự xuất hiện yếu tố mới mà là sự gia tăng thêm các yếu tố truyền thống”. Nhƣ vậy, đa phần các yếu tố nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện đại đã có từ trƣớc và ở đây chủ yếu là sự phát triển ở những cấp độ cao hơn mà thôi. Sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết diễn ra trên nhiều phƣơng diện mà đặc biệt đáng lƣu ý là kỹ thuật dòng ý thức với những tên tuổi J.Joyce, M.Proust.
Nghệ thuật dòng ý thức đã đƣợc sử dụng từ trƣớc thế kỉ XX. Dẫu vậy phải bƣớc sang thế kỉ XX, kỹ thuật này mới đƣợc sử dụng phong phú dƣới
45
nhiều cấp độ khác nhau. Dòng ý thức đã cho thấy hiệu quả của nó trong việc đi sâu bộc lộ đời sống nội tâm, những tầng sâu tiềm thức, vô thức, mối liên hệ tới tính cách con ngƣời. Cùng chung khuynh hƣớng với J. Joyce và M.Proust, V. Woolf đã thành công khi sử dụng kĩ thuật dòng ý thức trong tác phẩm bàn về nữ quyền của mình – tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng.
Trƣớc khi đi vào định nghĩa khái niệm dòng ý thức, chúng ta cần tìm hiểu về các khái niệm liên quan mật thiết có trƣớc là độc thoại (monologue) và độc thoại nội tâm (interior monologue).
Độc thoại vốn là một thuật ngữ trong kịch, bên cạnh thuật ngữ đối thoại. Sau này nó cũng đƣợc sử dụng trong tiểu thuyết. Cuốn 150 thuật ngữ
văn học định nghĩa “độc thoại” là: phát ngôn dài dòng, rƣờm rà, không dự
tính có một lời đáp nào xuất hiện tức khắc hoặc hoàn toàn không nhằm nói với ai cả. Bên cạnh đó, một thuật ngữ khác cũng đƣợc sử dụng nhiều trong sân khấu, tiểu thuyết là “độc thoại nội tâm”. Lại Nguyên Ân trong cuốn 150
thuật ngữ văn học cho rằng: độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói
với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong, kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm bẩm”), mô phỏng hoạt động suy nghĩ – xúc cảm của ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó.
Các nhà văn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đi tìm các khả năng mới của độc thoại nội tâm. Đầu thế kỷ XX, hình thức độc thoại nội tâm đƣợc đẩy cao thành dòng ý thức (stream of consiousness). Dòng ý thức trong tiểu thuyết trở thành một xu hƣớng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi nghệ thuật) ở thế kỉ XX và trở thành một trong những thành tựu nổi bật của chủ nghĩa hiện đại. Dòng ý thức chỉ trạng thái đang diễn ra, trạng thái chƣa hoàn thành của suy nghĩ, nó là dòng chảy không ngừng của suy nghĩ. Nó tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm, những liên tƣởng ở con ngƣời. Ở
46
đây, hành động và cốt truyện đóng vai trò thứ yếu, thay vào đó là dòng chảy tâm tƣ ẩn sâu nơi tâm trí và trái tim nhân vật.
“Thuật ngữ dòng ý thức do nhà tâm lí học Mĩ Uy-li-ơm Giêm-xơ đặt ra vào cuối thế kì XIX, khi ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩa, cảm giác, các liên tƣởng bất chợt thƣờng xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, „phi lôgic‟. Dòng ý thức là trƣờng hợp cực đoan của độc thoại nội tâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trƣờng thực tại khó bề khôi phục lại. Với sự phối hợp tác động của giả thuyết Giêm-xơ, phân tâm học Phrớt, thuyết trực giác của Béc- xông, một số nhà văn phƣơng Tây bắt đầu sáng tác để biểu hiện dòng ý thức, xem đây mới là cái chân thực của đời sống con ngƣời, mạnh dạn phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm” [34;107]
Độc thoại nội tâm và dòng tâm tƣ có tính hƣớng nội hơn so với độc thoại, nó cho phép nhà văn nắm bắt đƣợc những ý nghĩ đang hình thành. Ranh giới giữa độc thoại nội tâm và dòng tâm tƣ rất khó phân định cho thật tƣờng minh. Sự khác biệt, nhƣ đã đặt vấn đề ngay từ đầu, nằm ở mức độ, liều lƣợng. “Nếu độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện trong một số tình huống đối thoại nhất định, thì truyện kể tâm tƣ (psycho narration) là dòng chảy triền miên của ý thức làm nên cốt truyện và vì vậy nó là giọng chủ đạo của lời kể” [35;81].