5. Cấu trúc của luận văn
1.4. “Phê bình nữ quyền” trong Tới ngọn hải đăng
33
Vấn đề nữ quyền thể hiện thông qua những ám ảnh trong dòng ý thức của nhân vật trung tâm (bà Ramsay). Bà tìm kiếm một thế giới hài hòa giữa nam và nữ trong hôn nhân. “Bà thích ông tin vào những khoản học bổng, còn ông thích bà tự hào về James bất kể nó làm gì” [46;107]. Cuộc sống của bà Ramsay gắn liền với gia đình, chồng, con cái và lệ thuộc vào đó. Tự bà nhận thấy bà khác với cô họa sĩ LiLy Briscoe. “Sự đáng yêu của Lily nằm là ở đôi mắt, ở đƣờng nét nghiêng trên gƣơng mặt nhỏ trắng bệch, nhăn nheo của cô, nhƣng để nhìn thấy điều đó phải là một ngƣời đàn ông thông minh” [46;57]. Điều này là dễ hiểu bởi lẽ bà Ramsay đƣợc giáo dục để trở thành một ngƣời vợ ngƣời mẹ, một quý phu nhân hoàn hảo mực thƣớc trong xã hội gia trƣởng. Những ngƣời đàn ông không thể phủ nhận nhan sắc của bà, nhƣng đó chỉ đơn thuần và sự ngƣỡng mộ vẻ đẹp trần tục. Trong tƣ tƣởng của nam giới trong truyện, phụ nữ không đóng vai trò quan trọng ngoài xã hội, họ thuộc về gia đình và chỉ nhận đƣợc giá trị và sự tôn trọng ở đó. Những ngƣời phụ nữ nhƣ bà Ramsay sống lệ thuộc, không có sở hữu cá nhân độc lập, không có nghề nghiệp, không có thời gian đọc sách. “Những cuốn sách tự trở nên già cỗi. Bà chẳng bao giờ có thời gian đọc chúng”[46;57]. Họ không dành cuộc đời mình để theo đuổi nghệ thuật nhƣ LiLy Briscoe. Bà Ramsay đại diện cho những ngƣời phụ nữ mà vấn đề nữ quyền nhắm tới, những ngƣời phụ nữ cần đƣợc giải phóng bởi quan niệm cũ kĩ, lạc hậu. Bà nhận ra giá trị của mình thông qua sở hữu cá nhân độc lập và mục tiêu cuộc sống của mình. Virginia Woolf hé lộ con đƣờng nhận thức vấn đề nữ quyền cho ngƣời phụ nữ thông qua dòng ý thức của bà Ramsay về Lily Briscoe (phần Một). Ở phần thứ nhất cuốn tiểu thuyết, bà Ramsay bộc lộ quan điểm cá nhân của mình về cuộc sống, vai trò của ngƣời phụ nữ và hôn nhân.
Trong Tới ngọn hải đăng, bà Ramsay là một ngƣời phụ nữ phù trợ cho chồng. Bà Ramsay có khả năng làm cho tâm trạng của những ngƣời đàn ông
34
xung quanh bà đƣợc tốt lên, bằng việc thỏa mãn sự đòi hỏi ngấm ngầm đƣợc khẳng định bản thân của nam giới. “Nếu ông đặt trọn niềm tin vào bà, không gì làm ông thƣơng tổn đƣợc; bất kể ông tự vùi lấp mình sâu đến thế nào hay trèo cao tới đâu, ông sẽ không bao giờ phát hiện ra không có bà bên cạnh. Kiêu hãnh đến vậy về khả năng bao bọc và bảo vệ của bà, hầu nhƣ bản thân bà không còn lớp vỏ bọc nào để biết về chính bản thân mình; tất cả đều quá hoang toàng phung phí” [46;71]. Bà luôn tâm niệm giúp cho mọi thứ tốt lên, gia đình, những vị khách, những ngƣời khó khăn. Và nam giới cũng nằm trong những đối tƣợng đó. Hình ảnh bà Ramsay gắn liền với những nỗ lực cải thiện, hỗ trợ cho những ngƣời đàn ông. Bà Ramsay luôn có xu hƣớng khích lệ và xoa dịu, luôn lấy sự mềm mỏng để đối xử với sự cứng nhắc của những ngƣời đàn ông. Bà luôn giữ sự lịch thiệp cùng tấm lòng bao dung. Bà cảm thấy hài lòng khi họ cảm thấy tự hào và ngƣỡng mộ mình. Trớ trêu thay, ngƣời đàn ông cần phụ nữ thừa nhận giá trị của họ, và chỉ thông qua sự ngƣỡng mộ, họ mới cảm thấy tự hào.
Virginia Woolf chỉ ra vấn đề về sự phân biệt giới nằm ngay trong tâm lý của ngƣời phụ nữ. Trong suốt lịch sử dài, ngƣời phụ nữ đã an phận trong suy nghĩ và cuộc sống. Bản thân những phụ nữ nhƣ bà Ramsay trong tâm thức đã phân biệt vai trò và trách nhiệm khác nhau của hai giới. Điều đó minh chứng trong cách bà xếp những ngƣời đàn ông vào một nhóm phục vụ cộng đồng, những ngƣời phụ nữ vào nhóm hƣớng tới gia đình, hôn nhân. Bà sẽ cố gắng se duyên cho ngƣời còn độc thân phù hợp lại với nhau. Bà cũng định hƣớng cho lũ trẻ trong những trò chơi của chúng. Bà nghĩ James có năng khiếu thành nhà ngƣời đàn ông giỏi giang “Bà nghĩ hẳn bà sẽ vui sƣớng biết bao nếu nó trở thành một nghệ sĩ lớn; và tại sao nó lại không trở thành nhƣ thế chứ?” [46;62], còn Prue sẽ kết hôn với một chàng trai và sống hạnh phúc.
35
1.4.2. Các triết luận về giới và bình đẳng giới
Trong Tới ngọn hải đăng, V. Woolf quan tâm tới sự dung hòa, thông nhất giữa cuộc sống cá nhân và nghệ thuật trong một cá thể. Nhân vật ông bà Ramsay thuộc về cuộc sống cá nhân. Cả hai đều không thể đạt đƣợc cuộc sống cá nhân và nghệ thuật cùng một lúc. Từ sau khi kết hôn, sự nghiệp của ông Ramsay không còn huy hoàng nhƣ thời trẻ. Bà Ramsay vốn dĩ không quan tâm tới sự nghiệp hay nghệ thuật, bà chỉ có gia đình. Ngƣợc lại, Lily Briscoe là nhân vật đƣợc Virginia Woolf gửi gắm sự thống nhất giữa cuộc sống cá nhân và nghệ thuật thành một chỉnh thể. Bà lấy đó trở thành một hình ảnh có tính biểu tƣợng cho vấn đề nữ quyền. Ông Ramsay đại diện cho lý trí khách quan, cho xã hội thống trị của nam giới, bảo vệ danh tiếng và uy quyền của mình. Bà Ramsay là ngƣời phụ nữ dành trọn cuộc đời mình cho gia đình, bạn bè, và sự thiêng liêng của việc gìn giữ trật tự xã hội, dựa vào những cảm xúc nhiều hơn là lý trí để đem lại ý nghĩa cho những kinh nghiệm của mình. Sự tự hy sinh của ngƣời phụ nữ cho gia đình, chồng và con cái ngăn cản họ sáng tạo, hay tạo dựng sự nghiệp. Lily Briscoe dành cuộc đời cho nghệ thuật. Lily đại diện cho trật tự xã hội mới, cho sự phát triển cá nhân.
Lily Briscoe là một nghệ sĩ. Cô cố gắng nắm bắt cảm xúc của mình về thực tại và kinh nghiệm để vẽ. Sau mƣời năm, khi trở lại vịnh, cô cố gắng hoàn thiện bức tranh còn dang dở. Điều này diễn ra cùng một lúc với sự trở lại của gia đình Ramsay và chuyến đi đến ngọn hải đăng. Lily là một phụ nữ rất đặc biệt. Cô là một nghệ sĩ nhạy cảm về vai trò của phụ nữ và cảm thấy áp lực liên tục của bà Ramsay vào sự củng cố cái tôi nam giới. Bà Ramsay rõ ràng là dùng ý chí của mình để tỏ ra lịch sự với Charlie Tansley. Lily không đồng tình với bà Ramsay, cô chƣa hiểu đƣợc một ngƣời phụ nữ hoàn toàn khác với cô nhƣ bà, cho dù mẫu ngƣời nhƣ bà là phổ biến trong xã hội. Tansley thực sự
36
không thích phụ nữ và khinh thƣờng họ, cho rằng họ ngu ngốc và không có khả năng. Câu nói « Phụ nữ không thể viết, phụ nữ không thể vẽ » [46;84,129,216,261] đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần xuyên suốt tác phẩm – Lily vô cùng ám ảnh với luận điệu đó của Tansley. Tuy nhiên, Lily không từ bỏ đam mê của mình. Cô cảm nhận mình thuộc về cảm giác thoải mái với cọ vẽ. Và cô vẫn hoàn thành bức tranh của mình bất kể sự phân biệt nam nữ giống kiểu Tansley. Đây là khía cạnh phản ánh quan điểm nữ quyền của cô. Khía cạnh khác nằm ở phần Ba, khi ông Ramsay muốn tiến tới với Lily. Lily nhận rõ lý do của việc này. Đó là sau khi vợ đã qua đời, ông tìm kiếm sự cảm thông mà ông cho thuộc về vai trò của phụ nữ để đáp ứng cho ngƣời đàn ông. Lily khác với bà Ramsay, cô không chịu quy phục, cô khƣớc từ.
Hôn nhân của vợ chồng nhà Ramsay dựa trên các giá trị xã hội định sẵn tại thời điểm đó, mang tính chất gia trƣởng cốt lõi. Cuộc hôn nhân nhƣ vậy không cho phép có những trao đổi trí tuệ công bằng. Họ cảm thấy bình thƣờng khi một ngƣời vợ không có quyền lợi hợp pháp, không có quyền sở hữu cho riêng mình hay tiền bạc, không đƣợc đào tạo cho bất kì ngành nghề nào. Bà Ramsay chìm đắm trong thế giới của mình, chịu ảnh hƣởng nặng nề từ lối giáo dục tƣ duy hạn hẹp. Charles Tansley nói rằng phụ nữ không thể viết và không thể vẽ. Các ông chồng muốn những bà vợ của mình là ngƣời phù trợ và trung thành tuyệt đối. Nhƣng Lily sẽ đƣa ra một quan điểm khác hẳn, rằng những gì nam giới khuyến khích phụ nữ nhƣ một vẻ đẹp cao quý chỉ là một lớp vỏ. Nó không thúc đẩy sự vƣơn lên của các giá trị của ngƣời phụ nữ. Nó đóng băng giá trị của ngƣời phụ nữ.
Cuốn tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng phản ánh sự đối lập và sự khác biệt của hai giới tính. Cặp vợ chồng Ramsay phản ánh sự đối chọi của trí thông minh và sắc đẹp. Họ có đặc điểm tƣ duy và thái độ khác nhau đối với sự vật,
37
phản ánh sự đối lập giữa lịch sử văn hóa thuộc về ngƣời đàn ông và bản năng tự nhiên của ngƣời phụ nữ. Ở thế đối lập giới tính đó, Virginia Woolf đƣa ra một số phƣơng pháp giải quyết. Cách thứ nhất là thay đổi sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Và cách khác là kết hợp đặc điểm của ngƣời đàn ông và phụ nữ. Lily Briscoe là lý tƣởng song tính của Virginia Woolf (có sự nghiệp, không kết hôn). Con trai út của vợ chồng Ramsay – James phát triển tính cách cũng phản ánh một sự kết hợp các đặc tính nam lẫn nữ (ngƣời con trai nhận nhiều ảnh hƣởng từ mẹ).
Tới ngọn hải đăng đặt ra vấn đề về sự khác biệt giữa vai trò xã hội của
nam giới và phụ nữ. Trong suốt cuốn tiểu thuyết, chúng ta hấy rằng có hai thế giới khác biệt: thế giới của những ngƣời đàn ông, nam tính, và thế giới của ngƣời phụ nữ, nữ tính. Nữ tính đƣợc đánh dấu bởi trí tƣởng tƣợng, trực giác và sự thỏa hiệp. Xã hội gia trƣởng có xu hƣớng làm lu mờ đi ý nghĩa, giá trị khác biệt của hai giới, và do đó ngăn chặn việc tạo ra một xã hội hiện đại, trong đó có sự cân bằng giữa trí tuệ nam tính và cảm xúc nữ tính. Mỗi một cá nhân đều có cả phần “tính nam” và “tính nữ” trong mình. Bà Ramsay đại diện cho sự phục tùng xã hội gia trƣởng. Cảm xúc và hình thức của bà Ramsay là các mối quan hệ. Lily Briscoe là một đại diện của sự độc đáo và nổi loạn chống lại ranh giới giới tính. Trí tuệ và hình thức của cô là tác phẩm của mình.
Thông qua cuộc sống của bà Ramsay và mối liên hệ của nhân vật với các nhân vật nam trong truyện, Virginia Woolf khẳng định các giá trị “tính nữ” của ngƣời phụ nữ, sự sinh sôi, tạo ra sự hài hòa. Nhƣng Virginia Woolf chỉ trích cách bà Ramsay đã sử dụng “tính nữ” tích cực ấy để phục tùng sự thống trị của nam giới. « Ngƣời đàn ông đó, cô nghĩ, cơn giận bùng lên trong lòng, không bao giờ cho đi, ngƣời đàn ông đó chỉ lấy từ kẻ khác. Mặt khác, cô
38
buộc phải cho đi. Bà Ramsay đã cho đi. Cho đi, cho đi, cho đi, bà ấy đã qua đời – và để lại tất cả những chuyện này. Thật sự, cô đang nổi giận với bà Ramsay » [46;204]. Thông qua nhân vật Lily, mối quan hệ của Lily với bà Ramsay và các nhân vật nam trong truyện, Virginia Woolf cho thấy nỗ lực hƣớng ngƣời phụ nữ chấp nhận phần “tính nữ” của họ, phát huy “tính nam” có sẵn trong họ, và lựa chọn các vai trò mà họ muốn trở thành nhƣ một ngƣời phụ nữ độc lập. Nghiên cứu cuộc sống của hai nhân vật nữ này, chúng ta thấy Virginia Woolf tìm cách tích hợp các phẩm chất “tính nam” và “tính nữ” thành một thể cân bằng thống nhất.
1.4.3. Nhân vật nữ họa sĩ Lily Briscoe
Trong Tới ngọn hải đăng, Virginia Woolf xây dựng hai nhân vật nữ chính: bà Ramsay, Lily Brisocoe. Bà Ramsay thuộc về hệ tƣ tƣởng xã hội cũ, bà giống nhƣ một “thiên thần trong nhà”, trong khi Lily là ngƣời đi ngƣợc lại quy ƣớc xã hội vốn có và theo quan điểm nữ quyền. Xã hội đƣơng thời đặt ra quy ƣớc trong đó phân chia rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của nam giới và nữ giới trong mối quan hệ với nhau: « Cô biết có một quy tắc đạo lý, mà điều thứ bảy trong số đó (có lẽ thế) nói rằng trong những trƣờng hợp nhƣ thế này ngƣời phụ nữ, bất kể nghề nghiệp của cô ta là gì, có trách nhiệm đi tới và giúp đỡ cho chàng thanh niên đó, để anh ta có thể phơi bày và giải thoát cho những chiếc xƣơng của lòng tự cao tự đại của anh ta, của niềm khao khát lẩn khẩn thiết đƣợc khẳng định bản thân của anh ta » [46 ;135]. Bà Ramsay là ngƣời tuân thủ các quy ƣớc này, còn Lily Briscoe thì không « Nhƣng sẽ ra sao, cô nghĩ, nếu không ai trong chúng tôi chịu làm những việc này ? Thế là cô ngồi đó, mỉm cƣời » [46;135]. Lily hƣớng tới một sự chống đối lại quy tắc này, hơn hết, cô suy nghĩ về một sức mạnh của nhóm, hội, của nhiều phụ nữ, nhiều ngƣời đồng lòng và liên minh thì mới có thể nghĩ tới việc đạt kết quả.
39
Tại ngôi nhà trên đất liền, Lily đứng trƣớc giá vẽ, và ông Carmichael thiu thiu ngủ dƣới ánh mặt trời. Lily bắt đầu cọ vẽ và trôi vào dòng ý thức miên man. Cô nhận định về ông Ramsay, về sự thống trị kiểu nam giới ở ông. Những điều đó khiến cô thấy ngột ngạt và không thoải mái. Cô hƣớng suy nghĩ tới bà Ramsay và thực hiện một bức vẽ về điều ý nghĩa trong cuộc sống. Virginia Woolf không miêu tả cụ thể bức tranh của Lily ngoài những động tác tay của cô. Nhƣng nhờ dòng ý thức phát triển song song cùng quá trình vẽ, chúng ta có thể cảm nhận về nội dung của bức vẽ. Bức tranh của cô sẽ mang ấn tƣợng và cảm xúc sâu sắc về quá trình trƣởng thành của nhận thức về nữ quyền. Lily chắt lọc “tính nam” khách quan từ những ngƣời đàn ông xung quanh cô, và “tính nữ” dồi dào của những ngƣời nhƣ bà Ramsay. Mỗi ngƣời họ đều có những khiếm khuyết, những điều củng cổ cho xã hội thống trị kiểu nam giới, nơi ngƣời phụ nữ không có sự tự do để thể hiện bản thân mình. Cô chống lại nó bằng quyển của ngƣời phụ nữ, quyền sống cuộc sống của chính mình, quyền khƣớc từ những điều không phù hợp với mình. Hạnh phúc và sự yên bình hiện tại của cô, cho dù đã ngoài bốn mƣơi, cũng không nhất thiết phải vịn vào một ngƣời đàn ông (nhƣ ông Ramsay chẳng hạn). Nhƣng ông Ramsay sẽ chẳng thể nào hiểu nổi lối tƣ duy này của cô. Những ngƣời đàn ông khác, những ngƣời phụ nữ, kể cả bà Ramsay nếu còn sống, sẽ thấy cô thật kỳ lạ và bất thƣờng (cô đơn độc nhƣng từ chối kết hôn). Cô không đi theo quỹ đạo mà những ngƣời đàn ông muốn áp đặt lên phụ nữ (những ngƣời nhƣ ông Ramsay thì muốn phụ nữ phục vụ mình, những ngƣời nhƣ Tansley thì không muốn phụ nữ hơn mình). Ngoài ra, Lily Briscoe là nhân vật nữ duy nhất của tác phẩm có nghề nghiệp (họa sĩ), bên cạnh nhà thực vật học Bankes, giáo sƣ đại học Ramsay, nhà thơ Carmichael, học giả Charles Tansley. Dấu hiệu nghề nghiệp vốn nằm trong sự phân biệt vai trò của mỗi giới trong xã hội cho nên khi Virginia Woolf đặt vào nhân vật Lily một nghề nghiệp nghệ sĩ, bà muốn
40
cung cấp cho nhân vật của mình theo đuổi một khả năng sống khác truyền thống mà họ hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc (nhƣ Lily Briscoe đã thực hiện đƣợc).
Trong phần Một, Lily Briscoe chiến đấu chống lại những hạn chế của xã hội thông qua nghệ thuật, nhƣng cô lại không thể đạt đƣợc sự hoàn thiện cuối cùng cho tác phẩm. Cô tìm đƣợc mối quan hệ dễ chịu bên cạnh Bankes nhƣng dừng lại ở đó. Cô nói với chính mình « Cô không cần phải kết hôn »