Dòng ý thức của các điểm nhìn

Một phần của tài liệu Nữ quyền trong Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf (Trang 46)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Dòng ý thức của các điểm nhìn

Tƣ tƣởng nữ quyền đƣợc kết nối với văn bản Tới ngọn hải đăng qua kĩ thuật dòng ý thức. Tới ngọn hải đăng là một trong những sáng tác xuất sắc của Virginia Woolf, bộc lộ khả năng diễn tả tài tình của “dòng ý thức”. Cuốn tiểu thuyết mô tả gia đình Ramsay và cuộc sống trƣớc và sau thế chiến thứ nhất. Với mong mỏi của con trai, bà Ramsay quyết định đi đến ngọn hải đăng. Nhƣng vì lí do nào đó mà họ đã không đi đến đó. Sau đó chiến tranh thế giới

47

thứ nhất nổ ra, gia đình Ramsay đã trải qua rất nhiều khó khăn. Sau chiến tranh, ông Ramsay tìm tới Lily sau cái chết của vợ mình nhƣng Lily từ chối. Sau khi các con lớn lên, ông mang chúng đi biển bằng thuyền và cuối cùng họ đã tới đƣợc ngọn hải đăng.

Trong quá trình tìm tòi để thể hiện ý tƣởng của mình trong tiểu thuyết, Virginia Woolf đã không lựa chọn kĩ thuật viết truyền thống, thay vào đó áp dụng kĩ thuật dòng ý thức để phục vụ mục tiêu truyền tải thuyết phục thông qua tâm lý: ấn tƣợng về tiềm thức của con ngƣời, từ đó khám phá thế giới cảm xúc bên trong, và bản chất cơ bản trong tâm thức tinh thần con ngƣời. Nội dung cốt truyện của Tới ngọn hải đăng và hình thức hòa trộn uyển chuyển. Đặc biệt, Virginia Woolf sử dụng thời gian tâm lý khác với thời gian lý tính truyền thống để xây dựng cấu trúc tác phẩm. Sự lồng ghép thời gian vật lý và thời gian tâm lý đƣợc áp dụng để xây dựng nhịp luân chuyển chặt chẽ xoay quanh chủ đề tác phẩm.

Sức mạnh của thời gian không có gì ngăn cản đƣợc. Thời gian giống nhƣ chuyến tàu một chiều, một đi không trở lại. Và nó chỉ có thể trở lại với chúng ta qua tâm thức, qua những hồi tƣởng, hồi ức và kỉ niệm. Ở cuốn tiểu thuyết này, chúng ta nhận thấy sự tài tình của Virginia Woolf trong việc đan cài khéo léo quá khứ với hiện tại thông qua dòng ý thức của nhiều nhân vật. Tại đó, thời gian tuyến tính bị đẩy lùi và gần nhƣ bị thế chỗ hoàn toàn bởi thời gian tâm lý, của những lần trở đi trở lại những hình ảnh đã xảy ra một lần nữa quay trở về những suy tƣ, trăn trở, nghiền ngẫm trong đầu các nhân vật: bà Ramsay, Lily, ông Ramsay, Bankes, McNab, James, Cam, v.v… Những hoạt động thể chất chỉ chiếm khoảnh khắc nhƣng những suy nghĩ đƣợc mở rộng ra rất nhiều, và giúp chúng ta hiểu hơn về bà Ramsay (niềm tin ngây thơ vào hôn nhân, nỗi thƣơng cảm với ngƣời bệnh và ngƣời chết, một vài xung đột với chồng), và cũng củng cố cho chủ đề của cuốn tiểu thuyết là sự tàn phá của

48

thời gian là điều không thể tránh khỏi, sự tàn nhẫn thờ ơ của thiên nhiên, cuộc đấu tranh của con ngƣời đang phải chịu đựng cuộc sống này.

Nếu nhƣ phần Một chiếm tỉ lệ phân nửa cuốn tiểu thuyết thì trong đó dòng tâm tƣ của bà Ramsay là trung tâm, trải dài và bao trọn phần đầu này (ngoài ra là dòng ý thức của ông Ramsay, ông Bankes). Ở hai phần còn lại những sự kiện quá khứ, hiện tại đƣợc thể hiện thông qua dòng ý thức tập trung chủ yếu qua nhân vật nữ họa sĩ Lily Briscoe khi cô đang hoàn tác bức tranh của mình, đan xen vào đó là dòng suy nghĩ lẫn hồi tƣởng của James, Cam, McNab. Và nhìn khái quát trên phƣơng diện tổng thể Tới ngọn hải đăng, tần suất xuất hiện dòng ý thức của các nhân vật choán lấy toàn bộ nội dung. Cốt truyện bị lu mờ, các chi tiết hành động hết sức thƣa thớt: bà Ramsay hầu nhƣ chỉ đƣợc miêu tả với việc đan tất, xách giỏ, đọc truyện cho con, đi dạo và rất kiệm lời, ông Ramsay thi thoảng lắm mới có vài trao đổi với Tansley, với vợ hay cù lên bắp chân James, Lily vẽ, lũ trẻ với một vài trò chơi của chúng … Toàn bộ không gian chìm chủ yếu là sự thinh lặng – môi trƣờng rộng lớn cho các nhân vật rơi vào thế giới nột tâm của riêng mình với những dòng chảy suy nghĩ miên man. Mật độ dòng ý thức dày đặc đồng thời cũng khẳng định sự phân tách giữa các cá thể trong cuộc sống đƣợc mô tả trong truyện – những cá nhân tách biệt, mà sợi liên kết giữa họ hết sức mơ hồ. Ở đó, bà Ramsay cố gắng gánh trách nhiệm duy trì kết nối đó (phần Một), và sau này khi bà chết mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn và cũng chỉ có kí ức về bà là xâu chuỗi cho những cá nhân đơn độc bên nhau.

Trong phần Một, bà Ramsay dƣờng nhƣ đƣợc thả trôi vào sự cô đơn riêng mình với những đoạn dòng ý thức mà Virginia Woolf đan xen vào hoạt động đan tất của bà. Suy nghĩ nọ sẽ mở ra một loạt các suy nghĩ kia, về những khó khăn của việc duy trì ngôi nhà, những lợi ích cho chồng và các con, khó khăn trong việc tổ chức đám cƣới cho tám đứa con, đội ngũ nhân viên đầu

49

bếp, ngƣời giúp việc … Nỗi buồn kích động khiến bà hơi cáu với James nhƣng sau đó lại hôn câu bé để xoa dịu. Với tấm lòng của một ngƣời phụ nữ, bà Ramsay để tâm tới nhiều thứ về những ngƣời xung quanh mình, những khó khăn của họ, tâm tƣ suy nghĩ của họ, thái độ ứng xử của họ, hạnh phúc của họ, chuyện hôn nhân của họ, thậm chí cả tƣơng lai xa xôi của những đứa nhỏ, v.v… “Vì dù có thể ở một khoảnh khắc thân tình nào đó khi những câu chuyện về nỗi đam mê vĩ đại, về tình yêu sâu đậm, về tham vọng bị trở ngăn dễ dàng khiến cho bà thốt lên rằng cả bà cũng biết hay cảm nhận hay chính mình từng trải qua điều đó, bà không bao giờ nói. Bà luôn luôn im lặng”[46; 60].

Bà Ramsay không thích sự chia rẽ, hay sự gia tăng những khác biệt về quan điểm, định kiến … bắt đầu quá sớm ở những đứa trẻ. Bữa ăn tối với cảnh bà Ramsay là trung tâm là minh chứng cho ý nguyện về sự quần tụ, gắn kết mọi ngƣời lại với nhau. “Có sự tự do, có sự thanh bình, và tuyệt vời nhất, có sự tập trung, một trạng thái nghỉ ngơi trên một cái nền bền vững. …từ đôi môi của bà luôn thốt ra một tiếng kêu chiến thắng trƣớc cuộc đời khi mọi sự vật đến bên nhau trong sự thanh bình này, sự nghỉ ngơi này, sự miên viễn này; và dừng ý nghĩ ở đó, bà nhìn ra, bắt gặp luồng ánh sáng của ngọn hải đăng” [46;101]. Mƣu cầu cuộc sống hàng ngày của bà hƣớng tới sự gắn bó, ổn định. “Giờ đây bà có thể quay trở lại với cõi mơ đó, nơi chống không có thật nhƣng rất thú vị đó, căn phòng khách của gia đình Manning hai mƣơi năm trƣớc; nơi ngƣời ta đi lại với nhau mà không ghét bỏ hay bồn chồn lo lắng, vì không có tƣơng lai nào để lo âu cả” [46; 137]. Bà Ramsay luôn trong hình dáng của sự bảo vệ, che chở. Chi tiết treo xƣơng sọ trên giƣờng ngủ của Cam, nỗi sợ hãi của đứa trẻ luôn khiến bà dang đôi tay bao bọc, cƣng nựng. “Bà nhanh nhẹn tháo tấm khăn choàng của mình ra quấn quanh cái xƣơng sọ” [46; 164]. Nếu quan điểm của ông Ramsay hƣớng tới thế giới cộng đồng, hoạt động, trí

50

tƣởng tƣợng. Thì với bà Ramsay, thế giới không phải là một điều gì đó để chịu đựng, mà nếu có thể phủ cho nó những điều tốt hơn thì đó luôn là điều nên làm. Với bà, sự thật không nhất thiết phải là lƣỡi dao làm tổn thƣơng trái tim ngƣời khác. “Đối với bà, việc theo đuổi chân lý mà không hề quan tâm tới cảm giác của mọi ngƣời một cách đáng kinh ngạc nhƣ thế, việc xé tan tành những tấm che mỏng manh của văm minh một cách cố tình, tàn bạo nhƣ thế, là một sự xúc phạm quá kinh khủng tới phép lịch sự của con ngƣời đến mức bà cúi đầu xuống nhƣ thể để cho trận mƣa đá phũ phàng, dòng nƣớc bẩn thỉu trào tuôn đó ập xuống” [46; 63]. Bà Ramsay cảm thấy tức giận vì cách cƣ xử của chồng mình đối với các con và cố gắng an ủi James. Ông Ramsay cho rằng bà đã đƣa ra một hy vọng sai lầm. Nhƣng theo cách này, ông đã biến thành biểu tƣợng của sự độc tài, chuyên quyền trong mắt con cái. “Giá mà có một cái rìu gần đó, một cái que cời than, hay bất kì thứ vũ khí nào có thể khoét một cái lỗ trên ngực cha nó và giết ông ngay tại chỗ, hẳn James sẽ vớ lấy ngay. Đó là những cảm xúc cực đoan mà ông Ramsay gây ra trong lòng những đứa con” [46; 30]. Bà Ramsay cố gắng xoa dịu để con mình khoan dung hơn, thông cảm hơn. Bà lấy làm tiếc rằng những đứa con sẽ phải lớn lên trong bầu không khí này. Bà không muốn chúng lớn lên trong một cuộc sống khủng khiếp và thù địch.

Chúng ta thấy có sự tham gia của tác giả trong độc thoại nội tâm của nhân vật. Có nghĩa là bên cạnh dòng ý thức trực tiếp từ suy nghĩ của nhân vật, có tồn tại dòng ý thức gián tiếp mà tác giả tiếp nối cũng nhƣ hòa mình vào dòng tâm lý của nhân vật. Dòng ý thức của bà Ramsay: “Không bao giờ có ai trông quá đỗi buồn rầu. Trắng và đen, trong bóng tối, ở giữa chặng đƣờng chạy từ ánh sáng tới những độ sâu, có lẽ một giọt lệ đã thành hình; một giọt lệ rơi; mặt nƣớc xao động, đón nhận nó, rồi thinh lặng lại. Không bao giờ có ai trông quá đỗi buồn rầu” [46; 59]; tiếng nói của bà nhắc lại hành vi hoặc câu

51

nói của những ngƣời khác “ngƣời ta có thể nghe thấy mơ hồ tiếng mỗi bƣớc chân và tiếng khóc của cô gái Thụy Sĩ nhớ thƣơng ngƣời cha đang hấp hối vì bệnh ung thƣ trong một thung lũng ở Grisons” [46; 35]. Sự đan xen những tƣờng thuật có tính khách quan trong dòng chảy tâm tƣ tạo nên sự khác biệt trong kĩ thuật dòng ý thức của Virginia Woof so với các nhà văn khác. “Đây là một công thức nấu món ăn Pháp của bà tôi, bà Ramsay đáp, với một tiếng chuông reo vui lớn lao trong giọng nói. Tất nhiên nó là món ăn Pháp. Cái đƣợc truyền lại cho nghệ thuật nấu ăn ở nƣớc Anh là một sự kinh tởm (họ đồng ý). Đó là bỏ bắp cải vào nƣớc sôi. Đó là nƣớng thịt cho tới khi nó giống nhƣ một miếng da. Đó là cắt bỏ những lớp vỏ ngon lành của các thứ rau củ. Mà trong đó, ông Bankes nói, chất chứa tất cả những phẩm chất của rau củ” [46; 147].

Qua dòng ý thức của bà Ramsay, chúng ta nhận thấy cả hai ông bà Ramsay đều chấp nhận những giới hạn trong cuộc sống hôn nhân của họ. Trong sự im lặng của họ, hôn nhân cần có một vài phẩm chất nhất định để duy trì. “Khi nhìn thấy ông Ramsay đang đi ngƣợc xuống và rút lui, còn bà Ramsay thì ngồi với James ở cửa sổ, vầng mây đang chuyển động còn thân cây đang ngả bóng xuống, cô cảm thấy cuộc sống, hình thành từ những sự kiện riêng biệt mà ngƣời ta lần lƣợt sống với chúng, trở nên uốn cong và trọn vẹn nhƣ một lƣợn sóng” [46; 82]. Bà Ramsay có hứng thú thu xếp các cuộc hôn nhân. Bà khẳng định rằng Minta phải kết hôn và bà mong muốn tạo ra một cuộc hôn nhân tuyệt vời giữa Paul và Minta. Bà nhận thấy sự thành công của mình trong hôn nhân, nhƣng hôn nhân của Paul và Minta sau này lại là một thất bại. Tình yêu không cần là khúc dạo đầu cho hôn nhân, thậm chí là sự thân mật thể xác, tình dục. Ở đây đề cao sự hòa hợp và phù hợp, tính cam kết và giữ bổn phận của mỗi vai trò. Bà Ramsay cũng nghĩ một cuộc hôn nhân giữa Bankes và Lily. “Thật là một ý tƣởng tuyệt vời! Họ phải lấy nhau!

52

[46; 111]; Ồ, nhƣng vô lý quá, bà nghĩ, William phải cƣới Lily … Bà phải cho họ cùng bƣớc bên nhau trên một quãng đƣờng dài” [46;151-2]. Bà thích thúc đẩy những gắn kết và kiến tạo hạnh phúc. Tuy nhiên, bà Ramsay không thành công trong việc se duyên cho họ. Bà cảm nhận Lily là một ngƣời phụ nữ ít nữ tính. Bà Ramsay không thể hiểu rằng “tính nữ”, nữ tính có nghĩa là không còn đƣợc xác định bởi mối quan hệ với một ngƣời đàn ông hay chức năng sinh sản của một ngƣời đàn bà. Bà Ramsay đơn giản là thƣơng xót ông Bankes chƣa lập gia đình, cả Bankes và Lily Briscoe đều cô đơn. Quan điểm hạn chế của bà Ramsay là ở chỗ tin rằng tất cả quá dễ dàng để ngƣời phụ nữ hạnh phúc duy nhất trong đời đƣợc tìm thấy trong sự hòa hợp của hôn nhân. Và điều này dẫn tới việc thúc đẩy Minta và Paul vào một cam kết mà họ chƣa sẵn sàng. Lối suy nghĩ giản đơn khiến bà nhìn nhận có phần viển vông.

Kĩ thuật dòng ý thức cung cấp chi tiết các sự kiện xuất hiện trong dòng chảy của nó, cho dù thời gian sự kiện có thể không theo trật tự thời gian niên biểu thông thƣờng. Nhờ đó, chúng ta có đƣợc cái nhìn vào sâu bản chất bên trong của suy nghĩ, con ngƣời và sự kiện. Thời gian vật lý của các sự kiện bên ngoài bị xâm chiếm bởi thời gian trong dòng ý thức của các suy nghĩ và cảm xúc chủ quan. Cùng với dòng ý thức, cuộc sống thực tế đang diễn ra ở trục thời gian vật lý đƣợc mở rộng chiều sâu vào từng khoảnh khắc. Việc kéo dài hơn thời lƣợng của mỗi sự kiện không làm thay đổi thời gian niên biểu của sự việc. Nhƣng chúng ta lại có đƣợc cảm giác đƣợc sống chậm hơn, đƣợc nhâm nhi, nghiền ngẫm và tận hƣởng đƣợc nhiều hơn khi từng khoảnh khắc thời gian hiện tại đƣợc phân chia thành nhiều phần. Trong khoảng thời gian chỉ mất vài phút để đo chiếc tất, tác giả đã đƣa vào nhiều đoạn dòng chảy tâm tƣ của bà Ramsay (mỗi đoạn đƣợc đánh dấu khi bà Ramsay nhắc James đứng

53

yên để bà đo tất). Dƣờng nhƣ nó nhắc nhở chúng ta tận hƣởng từng khoảnh khắc vĩnh hằng của cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tác giả dành hẳn một chƣơng (chƣơng 5: 126 dòng) [45; 273-280] để kể về hành động đo tất để đan cho con trai ngƣời gác hải đăng. Trong đó, các chi tiết chỉ có một vài câu, còn lại tất cả hoàn toàn là chuỗi liên tƣởng trong tâm tƣởng của bà Ramsay liên quan đến những ngƣời khác: những vị khách, con cái, ngƣời giúp việc, một số ngƣời quen biết khác xuất hiện trong đầu bà, v.v… rồi những nhà cửa, đồ đạc. Nếu việc đo chiếc tất chỉ cần vài phút thì ở đây, với kĩ thuật dòng ý thức, Virginia Woolf đã khiến thời gian kéo giãn ra gấp nhiều chục lần.

Vì nó là dòng chảy của tâm tƣ nên dòng ý thức của các nhân vật diễn ra liên tục, không ngừng, cuốn chúng ta vào vòng xoáy mê trận của nó. Tới ngọn

hải đăng có những đoạn khiến chúng ta phải bối rối bởi không rõ có bao

nhiêu tiếng nói và đó là của những ai đang xuất hiện trong dòng ý thức của nhân vật. Bởi lẽ trong dòng chảy tâm tƣ, có nhiều khi tồn tại những vô thức, nó chấp nhận cả những suy nghĩ rời rạc lúc về cái này lại có thể đột ngột chuyển hƣớng sang cái khác, và nó không bị gò ép theo một trình tự logic nhất định nào (ví dụ mối quan hệ giữa trật tự sự kiện với thời gian). Với bản thân nhân vật đang trôi vào tâm thức của bản thân, đó là một dòng chảy tự nhiên, không cần tới xếp đặt. Còn với chúng ta, khi cảm nhận nó, sẽ gặp phải sự khó khăn khi phân tách để hiểu và mò mẫm trên hành trình miên man bất tận, một thế giới phức tạp, khó nắm bắt nhƣng đầy hấp dẫn.

Theo dòng ý thức của mình, Lily Briscoe không đồng tình với bà Ramsay trong cách bà đối với những ngƣời đàn ông. Với cô, bà đã góp phần nuông chiều họ. “Bà luôn thƣơng hại lũ đàn ông nhƣ thể họ thiếu một thứ gì

Một phần của tài liệu Nữ quyền trong Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)