Nâng cao chất lƣợng nội dung sách xuất bản cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Dương (Trang 101)

7. Kết cấu của Luận văn

3.4.1. Nâng cao chất lƣợng nội dung sách xuất bản cho thiếu nhi

Để giúp trẻ yêu thích và ham mê đọc, trƣớc hết phải có tác phẩm hay, hình thức thu hút, đƣợc chọn lựa kỹ trƣớc khi ra mắt các em.

Xây dựng đội ngũ tác giả, dịch giả, nâng cao năng lực của nhà xuất bản, ban hành chính sách nhà nƣớc bảo đảm trợ giá cho các ấn phẩm dành cho thanh thiếu nhi. Điều này sẽ hình thành một đội ngũ sáng tác ổn đinh và thị trƣờng sách thiếu nhi phát triển lành mạnh, với các tác phẩm giá trị cả về số lƣợng và chất lƣợng, nội dung và hình thức.

Cần phát động một phong trào sáng tác cho thiếu nhi. Chính vì các nhà văn không tạo ra đƣợc những cái mới, các nhà xuất bản không cho ra đời đƣợc những ấn phẩm hấp dẫn, lôi cuốn nên phần lớn trẻ em hiện nay đều trở thành đệ tử trung thành của truyện tranh nƣớc ngoài. Phát động phong trào sáng tác để từ đó tìm ra những tác phẩm thật sự có giá trị và làm các em yêu thích. Cần khuấy động một phong trào đọc các tác phẩm văn học Việt Nam bằng cách đƣa những tác phẩm này vào mỗi nhà trƣờng, từng lớp học. Theo nhà văn Trần Hoài Dƣơng thì các nhà văn nên không ngừng sáng tác. Ai mạnh mặt nào nên có các tác phẩm về mặt đó. Nội dung, chủ đề có thể tùy ý miễn sao mang tới tình cảm trong sáng, tính hƣớng thiện cho thiếu nhi. Chỉ nhƣ vậy mới có thể tìm ra những tác phẩm thật sự có giá trị tạo nên sự bứt phá giúp văn học thiếu nhi có bƣớc khởi sắc. Tổ chức xét Giải thƣởng Văn học thiếu nhi hàng năm và xây dựng một đội ngũ nòng cốt những chuyên gia về Văn học thiếu nhi Việt Nam

Sáng tác các tác phẩm lại gần gũi với các em, những vấn đề của xã hội ngày nay liên quan trực tiếp đến các em nhƣ: mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ giữa các em với gia đình, với trƣờng lớp. Cần bán sát vào tâm lí lứa tuổi thích phiêu lƣu, thích khám phá những điều mới lạ, thích là những nhân vật chính trong các câu chuyện. Một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hóa của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Một tác phẩm văn học thiếu nhi, trong giai đoạn hiện nay, không nên và không cần là một bài học đạo đức khô cứng. Khơi gợi và đánh thức những suy ngẫm ấy là một động thái mới trong giáo dục của những tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Dương (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)