7. Kết cấu của Luận văn
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn tiếng Việt
Môn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở tiểu học, điều đó đƣợc thể hiện ở thời lƣợng giảng dạy trong từng khối lớp. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tƣ duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, bồi dƣỡng tình yêu quê hƣơng đất nƣớc và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Không có văn hoá đọc thì không thể có sự tiếp nhận văn chƣơng tiếng Việt và khả năng diễn đạt ý tƣởng bằng lời nói.
Tích luỹ kiến thức: giáo viên định hƣớng kiến thức học sinh cần tích lũy trong quá trình các em đọc tác phẩm, kiến thức về các hiện tƣợng tự nhiên đƣợc miêu tả ở dạng sinh động, cụ thể, kiến thức về mối quan hệ giữa con ngƣời với
con ngƣời, đọc các tác phẩm văn học, cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp sẽ ăn sâu vào tiềm thức của các em.
Hình thành thói quen đọc sách có chọn lọc thông qua sự hƣớng dẫn của thầy cô giáo, của cha mẹ và của cán bộ thƣ viện. Thói quen đọc sách có chọn lọc và có định hƣớng bồi dƣỡng cho các em tình yêu văn học. Đọc phải kết hợp với ghi chép những chi tiết, những hình ảnh, đoạn thơ, đoạn văn đặc sắc, bổ sung thêm cho vốn kiến thức của mình
Nâng cao chất lƣợng giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt. Để từng bƣớc khắc phục tình trạng sử dụng Tiếng Việt còn chƣa đúng trong giao tiếp và hiện tƣợng không hứng thú khi học môn Tiếng Việt và đảm bảo giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy môn Tiếng Việt. Cụ thể thƣờng xuyên quan tâm bồi dƣỡng cho giáo viên về phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng chính trị. Sắp xếp đội ngũ giáo viên, triển khai các quy định chuyên môn, lập kế hoạch sinh hoạt chuyên đề cho tổ, khối. Giúp giáo viên nắm vững nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy môn Tiếng Việt. Tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu giảng dạy. Phát huy tính năng động, sáng tạo trong phƣơng pháp giảng dạy. Sử dụng phƣơng tiện thiết bị dạy học hiện đại. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên.
Chú trọng tới các phân môn nhƣ: Tập làm văn, tập đọc và truyện cổ tích…Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là quan trọng nhất, giúp học sinh trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tƣ duy lô-gíc, tƣ duy hình tƣợng, bồi dƣỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Cần
hƣớng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ miêu tả. Biện pháp giúp các em tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài văn miêu tả hay với từ ngữ miêu tả phong phú, cách sử dụng từ sáng tạo đƣợc phân bổ trong bộ môn tập đọc sẽ giúp các em làm giàu thêm vốn từ ngữ của mình. Đối với giờ tập đọc: yêu cầu cần thiết là đọc mẫu đƣợc tất cả các bài đọc trong chƣơng trình học ; giáo viên cần nghiên cứu kĩ trƣớc nội dung của từng bài đọc để tìm ra cách đọc hay nhất. Yêu cầu học sinh phát hiện giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc để các em chủ động đọc diễn cảm. Hƣớng dẫn các em nắm vững nội dung và giá trị nghệ thuật của bài đọc nhằm giúp các em thấy đƣợc cái hay, cái đẹp trong mỗi bài đọc đó. Khi các em đọc, giáo viên luôn quan tâm đến ngữ điệu, nhịp điệu, trƣờng độ, cao độ và âm sắc giọng đọc trong từng câu, từng đoạn cụ thể nhằm giúp các em thể hiện tốt cảm xúc cho từng bài đọc. Tổ chức phối hợp các hình thức luyện đọc diễn cảm phong phú, đa dạng mang tính học mà chơi, chơi mà học nhằm phát huy tính thi đua, tính nêu gƣơng,... trong học sinh. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh bồi dƣỡng kĩ năng sống cho các em thông qua trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em hiểu thêm về vốn từ ngữ trong tiếng Việt, từ đó các em hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh bên ngoài để các em luôn có những cảm xúc nhạy bén và thể hiện các bài đọc một cách tốt nhất. Phải thƣờng xuyên rèn kĩ năng đọc để đọc đúng, đọc to và lƣu loát các bài đọc. Phải nắm đƣợc nội dung của từng bài đọc để cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong bài đọc; biết chủ động tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hoặc cả bài, từ đó các em sẽ đọc tốt và bộc lộ đƣợc cảm xúc của mình qua bài đọc. Rèn đọc diễn cảm cho các em không những ở các tiết học trên lớp mà còn áp dụng cả ở nhà. Khuyến khích các em thƣờng xuyên có ý thức đọc thêm sách, báo,
truyện,... để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân, từ đó nâng cao kĩ năng khi đọc sách.
Hƣớng dẫn các em lựa chọn từ ngữ khi miêu tả. Có vốn từ nhƣng phải biết dùng đúng lúc, đúng chỗ. Phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt. Mỗi chi tiết miêu tả thƣờng chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt đƣợc từ ngữ hay hình ảnh này. Nhƣng thông thƣờng việc xác định từ ngữ, hình ảnh cần dùng cho một chi tiết miêu tả phải trải qua một quá trình tìm tòi chọn lọc. Quá trình này sẽ quyết định tốc độ (nhanh hay chậm) và chất lƣợng (tìm đƣợc đúng từ ngữ, hình ảnh cần hay không). Vai trò của giáo viên trong việc hƣớng dẫn các em là vô cùng quan trọng.
Nâng cao chất lƣợng dạy học truyện cổ tích ở nhà trƣờng tiểu học, đây là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền đào tạo học sinh tiểu học. Trong những tiết dạy truyện cổ tích, trƣớc hết ngƣời giáo viên phải biết tạo tâm thế tiếp nhận đối với trẻ. Một câu chuyện cổ tích với bầu không khí huyền thoại không thể bắt đầu bằng sự nặng nề của lớp học. Giọng đọc, giọng kể của giáo viên cũng là cầu nối quan trọng ban đầu gợi cho trẻ hứng thú lắng nghe câu chuyện. Trong giờ dạy, giáo viên cũng nên 'mềm hóa' các lệnh để học sinh xóa bỏ sự căng thẳng, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, sử dụng hình ảnh trong các tiết dạy truyện cổ tích là điều rất cần thiết. Những hình vẽ cụ thể, đẹp mắt, nhiều màu sắc sẽ tạo cho trẻ niềm say mê khám phá. Mặt khác, đó cũng là con đƣờng giúp trẻ tiếp xúc một cách cụ thể, trực quan, sinh động hình tƣợng nghệ thuật. Từ đây các em sẽ xích lại gần hơn với các nhân vật trong thế giới truyện cổ. Dạy học truyện cổ tích không giúp trẻ nhận thức giá trị nội dung
qui luật của cái đẹp. Vì thế, giáo viên cần tổ chức những hoạt động cho trẻ tham gia sáng tạo lại chuyện cổ tích. Có thể để cho trẻ vẽ lại theo trí tƣởng tƣợng, theo cách hình dung trẻ thơ của mình về các nhân vật cổ tích. Điều này chắc chắn sẽ đƣợc các em nhiệt tình đón nhận. Với cách này, trẻ đã bộc lộ đƣợc cái nhìn, quan điểm, sự đánh giá của chính mình về nhân cách, tâm hồn của các nhân vật. Hơn nữa tiết học cũng sẽ nhờ đó mà sinh động hơn nhiều. Một hình thức khác để trẻ sáng tạo chuyện cổ tích là để cho trẻ sáng tác những cái kết khác nhau cho truyện. Mỗi học sinh tùy theo mức độ nhận thức và tâm lí của mình sẽ cống hiến cho ta những câu chuyện hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị. Trách nhiệm của giáo viên là phải biết lựa chọn những sáng tạo thích hợp với nội dung tƣ tƣởng của truyện.
Ngoài ra, để nâng cao chất lƣợng những tiết học trên lớp thì giáo viên cần đa dạng hóa hoạt động học tập với các hình thức dạy học sinh động, vui nhộn nhƣ: đố vui về các nhân vật cổ tích, thi kể chuyện tiếp nối, kể chuyện theo tranh, trò chơi sắm vai, trò chơi phỏng vấn... Để các trò chơi học tập hấp dẫn hơn và khơi gợi trí tƣởng tƣợng của trẻ hơn thì giáo viên nên lấy tên các dụng cụ, các nhân vật, các câu nói quen thuộc trong truyện cổ tích ...đặt tên cho trò chơi. Ví dụ nhƣ: trò chơi chiếc túi mầu nhiệm (túi ba gang), trò chơi Vừng ơi, mở cửa ra, trò chơi Đi tìm công chúa...Giáo viên cũng nên tổ chức các buổi ngoại khóa về truyện cổ tích để tạo sân chơi trí tuệ cho trẻ với các sinh hoạt nhƣ: cho trẻ xem băng hình về các kịch bản phim truyện cổ tích, thi hóa trang nhân vật cổ tích nhanh... Đây là hoạt động phù hợp với tâm lí thích hoạt động, thích vui chơi, thƣ giãn và thích thể hiện của các em.
Làm đƣợc những điều này, chúng ta sẽ góp phần cải thiện chất lƣợng dạy học truyện cổ tích nói riêng và chất lƣợng dạy học phân môn Tiếng Việt ở nhà trƣờng tiểu học nói chung.