Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc,

Một phần của tài liệu Luat Thanh Nien va Nghi dinh huong dan thuc hien (Trang 36 - 40)

giúp đỡ thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật … hoà nhập cộng đồng.”

Hỏi: Luật Thanh niên quy định như thế nào về chính sách đối với đối tượng thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo? Thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo cũng được hưởng các chính sách quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Luật Thanh niên, ngoài ra Nhà nước còn có một số chính sách riêng đối với thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo được quy định tại khoản 2 và khoản 3 , Điều 27 của Luật Thanh niên như sau:

“2. Thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo được tạo điều kiện chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm, xoá bỏ mặc cảm vươn lên hoà nhập cộng đồng. Thanh niên nhiễm HIV/AIDS không có nơi nương tựa hoặc gia đình không có điều kiện chăm sóc được tổ chức chăm sóc tại các cơ sở do Nhà nước, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.

3 . Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc,

giúp đỡ… thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo hoà nhập cộng đồng.”

Hỏi: Tôi là thanh niên đã cai nghiện. Hiện nay tôi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy, tôi có được hưởng chính sách hỗ trợ gì để ổn định cuộc sống không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Thanh niên, bạn được hưởng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm để xoá bỏ mặc cảm vươn lên trong cuộc sống. Luật Thanh niên cũng quy định khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc, giúp đỡ thanh niên sau cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.

Hỏi: Luật Thanh niên quy định như thế nào về trách nhiệm của gia đình tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình?

Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của gia đình góp phần tích cực vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên tạo điều kiện cho thanh niên phát triển và phát huy vai trò xung kích của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ như sau:

Khoản 3 Điều 17 Luật Thanh niên quy định: “Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho thanh niên học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”.

Khoản 4 Điều 18 Luật Thanh niên quy định: “Gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm”.

Khoản 2 Điều 19 Luật Thanh niên quy định: “... gia đình có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình huấn luyện quân sự phổ thông, làm tròn nghĩa vụ quân sự, quân dự bị động viên và tham gia lực lượng dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật”.

Khoản 3 Điều 20 Luật Thanh niên quy định: “Gia đình có trách nhiệm giáo dục nhân cách, xây dựng lối sống văn hoá, hướng dẫn phòng, chống tệ nạn xã hội cho thanh niên”.

Khoản 2 Điều 21 Luật Thanh niên quy định: “Gia đình có trách nhiệm chăm sóc nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho thanh niên, khuyến khích thanh niên luyện tập thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh”.

Khoản 1 Điều 22 Luật Thanh niên quy định: “Gia đình có trách nhiệm tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục tình bạn, tình yêu và các kỹ năng cần thiết để thanh niên tổ chức cuộc sống gia đình”.

Hỏi: Vì sao Luật Thanh niên dành riêng Chương IV quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, xã hội đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, thanh niên từ đủ 16 đến 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên, là lớp người mà pháp luật Việt Nam giành những quy định ưu tiên, quan tâm hơn so với người đã thành niên để chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong giai đoạn phát triển hoàn thiện bản thân trở thành người trưởng thành. Đồng thời, theo công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc mà nước ta đã ký kết và gia nhập năm 1990, người dưới 18 tuổi vẫn là trẻ em. Vì vậy, Luật Thanh niên dành riêng một chương quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với lớp thanh niên này, đây là sự tiếp nối với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội khoá XI thông qua tại Kỳ họp thứ 5 năm 2004, tạo nên một hệ thống các chế định pháp lý để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt

hơn cho trẻ em theo quy định của công ước quốc tế về quyền trẻ em và cũng là thể hiện sự nhất quán về thái độ tích cực của Nhà nước ta nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn những điều mà chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Các quy định trong chương này thể hiện sự ưu tiên trong việc chăm sóc, bảo vệ, bồi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi cho thanh niên lứa tuổi này phát triển toàn diện trong quá trình hình thành nhân cách.

Hỏi: Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi được hưởng các chính sách ưu tiên gì so với lứa tuổi thanh niên khác?

Thanh niên trong độ tuổi này được Nhà nước quan tâm và có một số chính sách ưu tiên hơn so với lứa tuổi thanh niên khác. Điều đó được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây:

Trong học tập, theo quy định tại khoản 1 điều 18 thì thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi sẽ được Nhà nước có “chính sách bảo đảm” để hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, còn thanh niên nói chung thì được Nhà nước có “chính sách tạo điều kiện” mà thôi. Trong các lĩnh vực khác như học nghề, lựa chọn việc làm, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao thì đối tượng này sẽ được tạo điều kiện “phù hợp với khả năng và lứa tuổi” và chỉ riêng đối tượng này là được “ miễn, giảm phí tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng”. Lứa tuổi thanh niên này là những người chưa thành niên, vì vậy Luật Thanh niên đã

thêm các quy định để bảo vệ họ so với các đối tượng thanh niên thuộc lứa tuổi khác, đó là:“ Bảo vệ thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi không bị xâm hại tình dục và không bị lạm dụng sức lao động” (khoản 2 Điều 18)” và “Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho những thanh niên này phát triển lành mạnh” (khoản 3 Điều 18).

Hỏi: Tại sao phải áp dụng Công ước quốc tế về quyền trẻ em đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi?

Theo định nghĩa của Công ước quốc tế thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Nhưng do điều kiện cụ thể của Việt Nam, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Những người ở độ tuổi từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi theo quy định của Luật Thanh niên thì họ là thanh niên nhưng nếu theo công ước quốc tế thì họ vẫn còn là trẻ em. Vì vậy, để nhằm đảm bảo quyền cho lứa tuổi thanh niên này, tại Điều 3 1 Luật Thanh niên đã quy định về việc áp dụng Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn phù hợp với điều kiện của Việt Nam đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.

Hỏi: Theo quy định của Luật Thanh niên, gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo vệ, chăm sóc, bồi dưỡng thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?

Trong thực tế, phần lớn thanh niên Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn chịu sự quản lý, chi phối rất lớn từ phía gia đình vì vậy Luật Thanh niên nhấn mạnh trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho họ “hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, học nghề, định hướng nghề nghiệp, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi” (khoản1 điều 3 9).

Đồng thời, môi trường sống trong gia đình cũng có tác động rất quan trọng đến việc phát triển hoàn thiện của nhân cách của thanh niên, để giúp thanh niên có điều kiện phát triển toàn diện nhân cách, trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên lớn tuổi trong gia đình phải “xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của thanh niên” (khoản 2 điều 29). Ngoài sự quản lý của xã hội trong thời gian học tập, lao động thì hầu hết thanh niên chịu sự quản lý của gia đình vì vậy gia đình là nơi rất quan trọng trong việc góp phần quản lý thanh niên giúp thanh niên rèn luyện lối sống lành mạnh, tránh xa những thói hư, tật xấu và các tệ nạn xã hội. Vì vậy, Luật Thanh niên đã quy định gia đình có trách nhiệm quản lý, giáo dục thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi “không tự ý bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang; không hút thuốc lá, uống rượu và đồ uống có nồng độ cồn từ 14% trở lên; phòng, chống tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật” (khoản3 điều 29).

Hỏi: Luật Thanh niên quy định như thế nào về tổ chức thanh niên?

Khoản1 Điều3 2 Luật Thanh niên xác định vị trí, vai trò tính chất của các tổ chức thanh niên trong mối quan hệ với thanh niên, đó là: “Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Khoản 2 Điều 3 2 Luật Thanh niên khẳng định về các tổ chức thanh niên hiện có và quy định địa vị pháp lý của các tổ chức thanh niên, cụ thể: “Tổ chức thanh niên bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật”

Hỏi: Vị trí của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đối với thanh niên và công tác thanh niên được Luật Thanh niên xác định cụ thể như thế nào?

Điều 3 3 Luật Thanh niên quy định vị trí của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với thanh niên và công tác thanh niên như sau: “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên”.

Điều 3 4 Luật Thanh niên quy định về vị trí của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đối với thanh niên và công tác thanh niên như sau: “Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên, nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên”.

Hỏi: Luật Thanh niên có quy định gì về trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với thiếu niên nhi đồng? ý nghĩa của quy định này?

Điều 3 3 , Luật Thanh niên có quy định về trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với thiếu niên nhi đồng như sau: “ ...; tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”. Quy định trên rất có ý nghĩa, đã thể chế hoá quan điểm của Đảng ta về trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc chăm lo đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thực tiễn cách mạng từ trước đến nay, trách nhiệm phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam tín nhiệm giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (quy định trong Điều lệ Đảng).

CHÍNH PHỦ

________

Số:120/2007/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THANH NIÊN_______ _______

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên về chính sách, trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác thanh niên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan đến thanh niên Việt Nam.

Điều 3 . Bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Một phần của tài liệu Luat Thanh Nien va Nghi dinh huong dan thuc hien (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w