Các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực

Một phần của tài liệu Luat Thanh Nien va Nghi dinh huong dan thuc hien (Trang 26 - 29)

vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên.”

Hỏi: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên bao gồm những nội dung gì?

Khoản 1 Điều 5 Luật Thanh niên quy định: “Nội dung quản lý Nhà nước về công tác thanh niên bao gồm:

a-Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên;

b-Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên; c-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên;

d-Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên”.

Hỏi: Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác thanh niên?

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác thanh niên được quy định ở Khoản 2 Điều 5 Luật Thanh niên như sau:

“a) Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thanh niên; b) Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh niên theo sự phân công của Chính phủ;

c) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh niên ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ”.

Hỏi: Luật Thanh niên quy định như thế nào về Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam?

Điều 6 Luật Thanh niên quy định:

“Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Tổ chức, hoạt động của Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định”.

Hỏi: Luật Thanh niên quy định nghiêm cấm thanh niên có các hành vi nào? Tại sao?

-Khoản 1 Điều 8 Luật Thanh niên quy định: “Nghiêm cấm thanh niên thực hiện các hành vi sau đây:

-Vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; -Hoạt động mại dâm, đánh bạc, tham gia các tệ nạn xã hội khác;

-Mua, bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung độc hại; -`Gây rối trật tự công cộng”.

-Với tư cách là công dân, thanh niên không được làm tất cả những việc mà pháp luật cấm. Trong những năm gần đây, vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội là tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng tập trung trong nhóm các tội phạm về ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng... Những hành vi quy định tại khoản1 Điều 8 nói trên đều đã bị cấm bởi các luật

khác. Nhưng đây là nhóm hành vi mang tính đặc thù thường xảy ra đối với lứa tuổi thanh niên, vì vậy Luật Thanh niên quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế những hành vi đó trong thanh niên.

Hỏi: Luật Thanh niên quy định nghiêm cấm các hành vi nào đối với các tổ chức cá nhân? Ý nghĩa của quy định nghiêm cấm các hành vi đó?

Khoản 2 Điều 8 Luật Thanh niên quy định: “Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc thanh niên thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”.

Thanh niên đang trong giai đoạn phát triển về tâm lý, trí tuệ, thể chất, thích tự khẳng định bản thân, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống do đó dễ bị các phần tử xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo hoặc bị lừa dối, ép buộc có những hành vi trái với đạo đức xã hội thậm chí vi phạm pháp luật. Để bảo vệ thanh niên tránh bị lợi dụng bởi các phần tử xấu, Luật Thanh niên quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc thanh niên thực hiện các hành vi vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, hoạt động mại dâm, đánh bạc, tham gia các tệ nạn xã hội, mua, bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung độc hại, gây rối trật tự công cộng.

Hỏi: Phấn chấn vì đội bóng đá của đội nhà thắng đội bạn, D (3 1 tuổi) đã rủ một số thanh niên cùng nhau đua xe quá tốc độ cho phép, vừa lạng lách và bóp còi inh ỏi làm rối loạn dòng người đi trên đường phố. Hành vi đó của D và số thanh niên đó đã vi phạm quy định nào của Luật Thanh niên?

Hành vi đua xe của D và số thanh niên nói trên đã vi phạm quy định tại mục d khoản 1 Điều 8 của Luật Thanh niên về hành vi gây rối trật tự. Hành vi rủ một số thanh niên đua xe của D vi phạm khoản 2 Điều 8 của Luật Thanh niên về hành vi lôi kéo thanh niên thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng.

Hỏi: Quyền, nghĩa vụ thanh niên được quy định như thế nào trong Luật Thanh niên?

Thanh niên là lớp người đang trong quá trình hoàn thiện và trưởng thành rất cần sự quan tâm chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc quy định các quyền, nghĩa vụ của thanh niên nhằm định hướng cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước; đồng thời, thông qua việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình để vươn lên tự hoàn thiện mình, tích cực học tập, lao động lập thân, lập nghiệp.

Luật Thanh niên quy định một số quyền, nghĩa vụ của thanh niên với tư cách là công dân mang tính nguyên tắc tại Hiến pháp và một số Luật liên quan khác, đồng thời bổ sung những nội dung mới và cụ thể hoá ở mức cao hơn những quyền và nghĩa vụ cơ bản phù hợp với đặc thù riêng vốn có của thanh niên. Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này”. Chương II Luật Thanh niên không nhắc lại tất cả các quyền và nghĩa vụ của thanh niên với tư cách là công dân đã quy định trong Hiến pháp và các luật khác, mà tập trung quy định các quyền, nghĩa vụ của thanh niên trên một số lĩnh vực có tác động mạnh mẽ, quan trọng đến sự phát triển và phát huy thanh niên, đó là các lĩnh vực: giáo dục; lao động; bảo vệ tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí; bảo vệ sức khoẻ, thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Hỏi: Nói mọi thanh niên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, vậy nguyên tắc này được hiểu như thế nào trong Luật Thanh niên?

Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”. Điều này có nghĩa là: mọi thanh niên đều có các quyền và nghĩa vụ theo quy định Hiến pháp, pháp luật và các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thanh niên, không kể thanh niên đó là người dân tộc nào, là nam hay nữ, thành phần xuất thân, không theo hoặc theo tôn giáo, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, là người có trình độ văn hoá cao hay thấp, có nghề nghiệp này hay nghề nghiệp khác đều được đối xử như nhau trước pháp luật.

Hỏi: Luật Thanh niên quy định cụ thể nào nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên?

Thanh niên là lực lượng xã hội có nhiều tiềm năng to lớn, đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì vậy bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên thì Luật Thanh niên đã quy định quyền, nghĩa vụ của thanh niên trên một số lĩnh vực, trong đó có một số quy định nhằm phát huy vai trò xung kích, tích cực của thanh niên. Cụ thể:

Khoản 2 Điều 9 quy định thanh niên: “Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và vươn lên học tập ở trình độ cao hơn”;

Khoản 3 Điều 9 quy định thanh niên: “Xung kích tham gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo”;

Khoản 4 Điều 10 quy định thanh niên: “Xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hôi đặc biệt khó khăn”;

Khoản 3 Điều 11 quy định thanh niên: “... xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội”;

Khoản 3 Điều 13 quy định thanh niên: “... tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng”;

Khoản 2 Điều 14 quy định thanh niên: “... tích cực tham gia các hoạt đông thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể”;

Khoản 3 Điều 15 quy định thanh niên: “Gương mẫu thực hiện pháp luật về hôn nhân, gia đình, về dân số và kế hoạch hoá gia đình”.

Hỏi: Khoản 2 điều 9 Luật Thanh niên quy định: “Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục”. Vậy điều này sẽ được hiểu như thế nào trong khi Luật Giáo dục quy định phổ cập giáo dục ở nước ta là đến trung học cơ sở?

Theo quy định tại khoản 1 điều 11 của Luật Giáo dục thì cấp học phổ cập cao nhất hiện nay là giáo dục trung học cơ sở và mục tiêu của chiến lược giáo dục tạo nước ta là đến năm 2010 sẽ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Theo quy định tại khoản 2 điều 11 của Luật Giáo dục thì mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Thanh niên là công dân nên cũng phải có nghĩa vụ như trên. Đối chiếu quy định này, thì đến 2010, nếu ở độ tuổi thanh niên thì hầu hết đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Mặt khác đến 2010, sau khi đã phổ cập trung học cơ sở, mục tiêu hướng đến của giáo dục đào tạo ở nước ta sẽ là tiếp tục phổ cập trung học phổ thông và cao hơn. Thời điểm Luật Thanh niên

có hiệu lực là ngày 1/7/2006, vì vậy nếu quy định cứng trong Luật Thanh niên với trình độ phổ cập giáo dục là trung học cơ sở thì thống nhất với Luật Giáo dục hiện hành nhưng sẽ nhanh chóng phải điều chỉnh khi Luật Giáo dục có sự thay đổi về phổ cập giáo dục ở trình độ cao hơn. Do đó quy định như Luật Thanh niên hiện nay là theo hướng mở và linh hoạt “thanh niên có nghĩa vụ tích cực hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục” có nghĩa là, khi có sự điều chỉnh quy định về việc phổ cập giáo dục đến trình độ nào thì thanh niên có nghĩa vụ phải hoàn thành chương trình phổ cập ở trình độ đó. Quy định này vừa không trái với quy định hiện hành và vừa có hướng đón đầu về trình độ phổ cập giáo dục trong thời gian tới.

Hỏi: Luật Thanh niên quy định những chính sách gì hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên để hoàn thành phổ cập giáo dục?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thanh niên, thanh niên chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục được nhà nước tạo điều kiện để tiếp tục theo học hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí học tập; đối với trường hợp thanh niên của hộ nghèo còn được cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống để theo học hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

Hỏi: Là thanh niên nhưng tôi chưa hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Luật Thanh niên quy định cụ thể nào trong trường hợp tôi muốn hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở ?

Luật Thanh niên quy định về trường hợp của bạn như sau: tại khoản 1 Điều 17 Luật Thanh niên quy định: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục”. Nhưng nếu bạn đang trong độ tuổi từ đủ

Một phần của tài liệu Luat Thanh Nien va Nghi dinh huong dan thuc hien (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w