thuật, vui chơi, giải trí dành cho thanh niên vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của thanh niên”.
Hỏi: Trong thực hiện quyền và nghĩa vụ về bảo vệ sức khoẻ của thanh niên, Luật Thanh niên có quy định gì về trách nhiệm của tổ chức thanh niên?
Khoản 3 điều 21 Luật Thanh niên có quy định về trách nhiệm của tổ chức thanh niên đối với thanh niên trong thực hiện quyền và nghĩa vụ về bảo vệ sức khoẻ của thanh niên như sau: “ Các tổ chức thanh niên có trách nhiệm vận động thanh niên không nghiện rượu, không say rượu, không hút thuốc lá”
Hỏi: Luật Thanh niên quy định như thế nào về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và các tổ chức thanh niên bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình?
Điều 22 Luật Thanh niên quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và các tổ chức thanh niên bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình như sau:
Gia đình có trách nhiệm tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục tình bạn, tình yêu và các kỹ năng cần thiết để thanh niên tổ chức cuộc sống gia đình.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho thanh niên.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức khác của thanh niên phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện hôn nhân tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Hỏi: Luật Thanh niên quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lý nhà nước và xã hội bao gồm những nội dung gì và có ý nghĩa như thế nào?
Khoản 2 Điều 16 Luật Thanh niên quy định, thanh niên có một số quyền trong quản lý nhà nước, xã hội, cụ thể như sau: “Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác”.
Quy định quyền được ứng cử đề cử của thanh niên vào các cơ quan quyền lực Nhà nước tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội tham gia vào những cơ quan quyền lực Nhà nước để được bàn bạc, quyết đáp những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, địa phương.
Quy định thanh niên được “bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác” chính là tạo điều kiện cho thanh niên được thể hiện chính kiến của mình về những vấn đề
thanh niên quan tâm và tôn trọng và lắng nghe ý kiến của thanh niên trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật.
Khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Luật Thanh niên quy định thanh niên có một số nghĩa vụ trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, cụ thể như sau:
“1. Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 3 . Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.”
Quy định trên một mặt đòi hỏi bản thân thanh niên tự mình phải thực hiện một số nghĩa vụ để góp phần tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, yêu cầu thanh niên phải phát huy vai trò tích cực của mình trong vận động người khác cùng thực hiện.
Hỏi: Luật Thanh niên quy định gì để tạo điều tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện được quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lý Nhà nước và xã hội quy định đó có ý nghĩa gì?
Để thanh niên có thể tham gia được hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội, Điều 23 Luật Thanh niên quy định như sau:
“1. Nhà nước có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.