liên quan đến thanh niên có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên.
3 . Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển.”
Đây là những quy định có ý nghĩa rất quan trọng. Nhà nước có chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ từ thanh niên điều đó thể hiện sự quan tâm tin tưởng vào thanh niên, tạo điều kiện và cơ hội để thanh niên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành để có vị trí trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo tương lai của đất nước, địa phương, có như vậy thanh niên mới có điều kiện tham gia quản lý Nhà nước và xã hội có hiệu quả hơn.
Đồng thời, Luật Thanh niên quy định về việc trước khi quyết định những chủ trương chính sách có liên quan đến thanh niên, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên là việc làm rất cần thiết giúp thanh niên có cơ hội để bày tỏ chính kiến, nhu cầu nguyện vọng của mình về những chủ trương chính sách liên quan đến bản thân họ, điều đó cũng phần nào thể hiện tính chất ưu việt của pháp luật, chính sách của Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân, đại diện cho ý chí nguyện vọng của dân. Việc quy định trách nhiệm cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên trong việc nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết cũng là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên trong việc phản ánh những tâm tư nguyện vọng với tổ chức đại diện của mình.
Hỏi: Tôi muốn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước và đề xuất các giải pháp về quản lý Nhà nước và xã hội, tôi có thể đề xuất với ai, cơ quan nào?
Khoản 2 Điều 16 Luật Thanh niên quy định thanh niên có quyền bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách pháp luật khác. Quyền đó còn được Nhà nước bảo đảm thực hiện như quy định tại Khoản 1, Điều 23 Luật Thanh niên là “Nhà nước...; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội”.
Như vậy bạn có quyền và được Nhà nước bảo đảm thực hiện việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước và đề xuất các giải pháp về quản lý Nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước và đề xuất các giải pháp về quản lý Nhà nước và xã hội phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể thực hiện dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp.
- Hình thức tham gia trực tiếp: bạn có thể đến gặp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề góp ý của bạn ở địa phương hoặc cấp cao hơn để trực tiếp bày tỏ ý kiến hoặc gửi ý kiến góp ý của mình đến cơ quan đó hoặc đăng tải ý kiến góp ý của mình trên các phương tiện thông tin tuyên truyền;
- Hình thức gián tiếp: khoản 2 Điều 23 Luật Thanh niên quy định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển”. Theo đó, bạn có thể thông qua tổ chức thanh niên đại diện cho mình để góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước và đề xuất các giải pháp về quản lý Nhà nước và xã hội.
Hỏi: Trong học tập văn hoá, học nghề, Luật Thanh niên có quy định gì ưu tiên đối thanh niên dân tộc thiểu số?
Ngoài những chính sách chung về học tập như mọi thanh niên khác, tại khoản