Những hạn chế trong công tácThẩm định tàichính dự án đầu tư tại BIDV Thăng Long:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Trang 68)

tại BIDV Thăng Long:

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng tại BIDV Thăng Long còn mắc phải không ít những hạn chế.

Thứ nhất: Nội dung thẩm định tài chính dự án, việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự có hiệu quả. Trong thẩm định tổng vốn đầu tư cũng như cơ cấu tốc độ bỏ vốn đầu tư Ngân hàng thường chấp nhận những dự toán của chủ đầu tư đưa ra trong dự án mà chưa cân nhắc đánh giá một cách kỹ lưỡng. Điều này đôi khi gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng mới chỉ chú ý đến phần vốn vay của mình mà chưa thực sự quan tâm đến nguồn vốn tự có của chủ đầu tư.

Việc thẩm định doanh thu của dự án, thông thường cán bộ thẩm định chỉ phân tích sản phẩm có được chấp nhận trên thị trường hay không, và cho công suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch của Doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định đơn thuần chỉ đặt giả thiết về giá bán sản phẩm theo mức giá hiện tại, chưa thực sự tiến hành phân tích dựa vào các yếu tố cung cầu trên thị trường. Việc xác định tổng chi phí và nhiều khoản mục chi phí đôi khi chỉ dựa vào định mức của chi phí do Doanh nghiệp đưa ra, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định của dự án, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng khi thị trường thay đổi theo hướng bất lợi.

Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, một số chỉ tiêu như NPV, IRR,… được dùng để đánh giá, xếp hạng dự án, nhưng chỉ dừng lại ở giai đoạn tính toán mà chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa chúng, chưa so sánh với các chỉ tiêu khác.

Thứ hai: Nguồn thông tin mà cán bộ thẩm định sử dụng để thẩm định dự án và thẩm định tài chính dự án còn nhiều hạn chế, độ tin cậy chưa cao. Nguồn dùng trong thẩm định vẫn chủ yếu là do Doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng, chính bản thân cán bộ thẩm định cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định lại độ chính xác và cập nhật của các thông tin này. Các thông tin về Doanh nghiệp có thể các cơ quan độc lập chứng nhận tuy nhiên các thông tin về dự án thì rất khó để các cơ quan này đưa ra thông tin chính xác cụ thể, do đó dễ gây ra tình trạng gian lận từ phía khách hàng để việc vay vốn của mình được thuận lợi hơn,

dễ gây ra sai lệch trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của sự án và nhầm lẫn trong quyết định cho vay của Ngân hàng.

Thứ ba: Công tác tái thẩm định dự án sau khi Ngân hàng tiến hành giải ngân vốn vay cho Doanh nghiệp vay vốn còn chưa được quan tâm đúng mức. Một số dự án không phát huy được hiệu quả theo kỳ vọng nhưng chưa được Ngân hàng đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan, độc lập, do vậy chưa đánh giá đúng mức hiệu quả của vốn đầu tư. Việc đầu tư có hiệu quả hay không sẽ quyết định đến khả năng hoàn trả vốn vay vủa Doanh nghiệp đối với ngân hàng, Chi nhánh cần xem xét về vấn đề này để có thể rút ra được những kinh nghiệm trong công tác cho vay vốn để đầu tư.

Thứ tư: Chưa có sự phân biệt rõ ràng trong quy trình, nội dung, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính dự án đối với các dự án thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng.

2.3.2.2.Nguyên nhân chính gây ra sự hạn chế

Những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án tại BIDV Thăng Long là do sự tác động của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chúng ta có thể quy gọn vào hai nhóm nguyên nhân chính như sau: Nguyên nhân khách quan và Nguyên nhân chủ quan.

. Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển toàn diện và chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, do vậy nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, bất ổn và dễ chịu những tác động từ bên ngoài, các hoạt động kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời còn phải đương đầu với nhiều rủi ro, bất ổn trong quá trình hội nhập và phát triển hiện tại. Do đó công tác thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính nói riêng gặp nhiều khó khăn khi dự báo tình hình tương lai.

Thứ hai, hệ thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án còn nghèo nàn và thiếu thốn, chưa có hệ thống, thiếu tính cập nhật và độ chính xác cần thiết - những yếu tố hết sức quan trọng trong công tác thẩm định dự án. BIDV Thăng Long vẫn phải dựa vào các nguồn thông tin từ phía khách hàng là chủ yếu mà đa số các nguồn thông tin đó thiếu tính khách quan cần thiết, và nhiều khi cán bộ thẩm định còn gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định lại tính chuẩn xác của các nguồn thông tin đó. Tình trạng này đã làm cho nội dung thẩm định tài chính dự án bị thiếu hụt, tạo nên xu hướng đơn giản

hoá trong việc phân tích, đánh giá, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, do vậy không phản ánh hết tính chân thực của dự án, gây nhiều bất lợi về phía Ngân hàng trong tương lai.

Thứ ba, tình trạng lập dự án thiếu tính chính xác, thiếu căn cứ khoa học của chủ đầu tư đã làm cho công tác thẩm định gặp không ít khó khăn để có thể đánh giá một cách chính xác nhất các dự án đó. Một số các chủ đầu tư khi lập dự án thường chỉ tập trung vào một số những nội dung chính mang tính nghiên cứu chủ đạo, thiếu sự hợp lý cần thiết và rất chiếu lệ. Điều này một phần là do sự thiếu hụt về thông tin cũng như sự hạn chế về công nghệ, một phần cũng là do trình độ còn hạn chế của các cán bộ quản lý ở các Doanh nghiệp. Hạn chế này cũng là một nguyên nhân khách quan tác động đến quá trình hoàn thiện công tácthẩm định tài chính dự án của Ngân hàng.

Thứ tư, môi trường Pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách, các Quyết định - Nghị định, các văn bản chế độ luật của ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện các mối quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng. Hơn nữa, việc có những thay đổi thường xuyên của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án

Nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ở trên, những nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng cũng là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án tại BIDV Thăng Long. Có một số nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất, hệ thống tổ chức, quản lý điều hành thẩm định tài chính dự án còn và hạn chế. Mặc dù BIDV Thăng Long đã thành lập Phòng thẩm định riêng nhưng do mới được thành lập, lượng cán bộ có kinh nghiệm và trình độ cao còn ít nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả cần thiết. Hơn nữa, dù quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự phối hợp của nhiều phòng chức năng nhưng sự phối hợp giữa các phòng đôi khi còn lệch lạc, chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nên chưa phát huy được năng lực cần thiết của mình trong quá trình thẩm định dự án cũng như thẩm định tài chính dự án tai BIDV Thăng Long.

Thứ hai, trình độ của cán bộ thẩm định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế nên nhiều khi còn thiếu sót, bỏ qua một số bước hoặc thẩm định một cách sơ sài, chiếu lệ. Đội ngũ

cán bộ thẩm định đa số còn trẻ do đó thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chỉ mới nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án qua tài liệu tự nghiên cứu, tự tham khảo mà không được đào tạo một cách bài bản. BIDV Thăng Long chưa có được một chương trình đào tạo phát triển tổng thể cho đội ngũ cán bộ thẩm định mà mới chỉ dừng lại ở hình thức tập huấn ngắn ngày.

Thứ ba, việc áp dụng trang bị hiện đại cho công tác thẩm định còn nhiều hạn chế. Mặc dù BIDV Thăng Long đã và đang được trang bị hệ thống máy tính khá đầy đủ nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế nên các cán bộ thẩm định chưa khai thác được hết các công dụng của hệ thống máy tính trong công việc của mình, chưa ứng dụng được thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong công tác thẩm định. Đặc biệt công tác thẩm định tài chính dự án cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhưng hiện nay, sự phối hợp này còn hạn hẹp, tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập cả về công nghệ cũng như mức độ hợp tác của các ngân hàng.

Nói tóm lại, trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu thu được thì Ngân hàng BIDV Thăng Long cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế trong công tác thẩm định dự án cũng như thẩm định tài chínhdự án. Để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong thời gian tới, BIDV Thăng Long phải có được các giải pháp kịp thời và nhanh chóng, phù hợp với mình, từng bước nâng cao chất lượng của công tác thẩm định và giúp chi nhánh Thăng Long cũng như Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có được một công cụ tốt nhất để có thể hoạt động – kinh doanh đạt hiệu quả cao, phát triểnvững mạnh trong tương lai.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU

TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG

3.1. Phương hướng công tác thẩm định tài chính tại Ngân hàng BIDV Thăng Long thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Trang 68)