Phương pháp thẩm định tàichính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Trang 44)

Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng do đó tùy vào từng điều kiện của dự án mà cán bộ thẩm định được lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất.

2.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu

Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, các thông lệ cũng như kinh nghiệm thực tế để lựa chọn phương án tối ưu , các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với hệ thống chỉ tiêu định mức của Nhà nước, ngành, doanh nghiệp hoặc có thể được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng, đang hoạt động. Các nhà thẩm định sẽ:

+ So sánh các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư với các chỉ tiêu chung của ngành, doanh nghiệp hay với các dự án mà Ngân hàng đã thẩm định trước đây có những điều kiện tương tự. Nếu có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu, Cán bộ thẩm định tìm hiểu lý do và xem xét dự án có đạt tiêu chuẩn không.

+ So sánh các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

+ So sánh các chỉ tiêu hiệu quả của dự án với hệ thống chỉ tiêu định mức của ngành, của doanh nghiệp

+ Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.

Việc so sánh như vậy được nhà thẩm định vận dụng linh hoạt với từng dự án và doanh nghiệp cụ thể để lựa chọn được phương án tối ưu.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích theo độ nhạy

Xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, doanh thu,...) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, người lập dự án đã tính toán các yếu tố về doanh thu, chi phí, các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện tĩnh, tức là không có sự biến động ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên thị trường luôn thay đổi, mà điều quan trọng là quá trình thực hiện dự án từ khi lập dự án đến khi vận hành dự án là một khoảng thời gian dài, có rất nhiều biến cố có thể xảy ra, và khi các sự cố này xảy ra, các chỉ tiêu hiệu quả có thể sẽ không còn được đảm bảo. Phương pháp phân tích độ nhạy là một phương pháp hữu hiệu để tính toán đến sự thay đổi này.

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, phương pháp phân tích độ nhạy được thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu qủa tài chính của dự án.

+ Dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra trong tương lai đối cới những dự án như: giá các nhân tố đầu vào tăng, giá sản phẩm giảm, các chính sách của nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi.

+ Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được cọn từ 2% đến 10% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Trong trường hợp dự án vẫn đạt hiệu quả kể cả có nhiều bất trắc thì dự án có độ an toàn cao và ngược lại trong trường hợp ngược lại cần xem xét và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế chúng.

2.2.3.3. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến khi thẩm định tài chính dự án tại các Ngân hàng, đây được coi là phương pháp có hiệu quả cao, tiết kiệm cả về thời gian, chi phí. Phương pháp này được tiến hành theo một trình tự cơ bản, từ tổng quát đến chi tiết, từ tổng quan đến cụ thể, chi tiết. Khi thẩm định tổng quát

khía cạnh tài chính, sẽ cho biết được quy mô nguồn vốn, doanh thu, chi phí….từ đó có thể đánh giá tổng quát về tài chính dự án, hiểu một cách tổng thể về dự án trên phương diện tài chính. Kết luận tổng quát về dự án nếu đạt các yêu cầu thì sẽ được tiến hành thẩm định chi tiết. Đối với thẩm định chi tiết, từng nội dung cụ thể của dự án sẽ được tiến hành thẩm định, sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể nhất đối với từng nội dung của dự án. Các chi tiết nhỏ như đơn giá hay sản lượng hoặc các khoản mục chi phí, phương pháp tính lãi vay, khấu hao, dòng tiền, … sẽ được thẩm định chi tiết, kỹ càng, từ đó đưa ra các kết luận một cách chi tiết về tính khả thi về tài chính của dự án. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành kết hợp những đánh giá tổng quát về dự án và những đánh giá chi tiết, từ đó đưa ra các kết luận cuối cùng

2.2.3.4. Phương pháp triệt tiêu rủi ro:

Thời gian hoàn vốn của dự án thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Tài chính trong các giai đoạn đầu tư cũng gặp phải những rủi ro đáng kể. Do vậy để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án ,ngân hàng phải dự đoán 1 số rủi ro để có biện pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến dự án.

+ Rủi ro tài chính trong giai đoạn thực hiện dự án: thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ. Để hạn chế rủi ro này, các cán bộ thẩm dịnh đã kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc bên tài trợ vốn.

+ Rủi ro tài chính trong giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: thiếu vốn kinh doanh,… Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc yêu cầu chủ đầu tư mở L/C tại các cơ quan cấp vốn.

2.2.3.5. Phương pháp dự báo:

Dự báo về cung – cầu thị trường nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào cung cấp cho dự án các năm kể từ khi dự án bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc đời dự án, đưa vào vận hành khai thác. Khi dự báo về cung cầu thị trường sản phẩm đầu ra, cán bộ thẩm định đã dự báo về đơn giá xây dựng cơ bản, giá trung bình các nguyên vật liệu, cước vận tải, các đơn giá và mức tiêu hao nguyên liệu…

Dự báo về cung cầu sản phẩm dự án trong tương lai, các sản phẩm thay thế có tính chất tương tự sản phẩm dự án. Cán bộ thẩm định nghiên cứu nhu cầu,

mức độ, khả năng cung cấp sản phẩm tương tự của các đơn vị khác, khả năng cung cấp sản phẩm dự án.

Để dự báo được kết quả tốt, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, quan sát cung cầu sản phẩm đầu vào, sản phẩm đầu ra của dự án trong quá khứ và hiện tại, từ đó phát hiện ra xu hướng và quy luật thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Trang 44)