Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư&phát triển Thăng Long

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

2.1.3.1. Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh:

*Hoạt động huy động vốn:

- Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

*.Hoạt động tín dụng:

- Cho vay: bao gồm cho vay ngắn hạn nhằm đáo ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ đời sống và cho vay trung dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển.

- Bảo lãnh: Chi nhánh thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhnaj bảo lãnh

- Chiết khấu: Chi nhánh thực hiện việc chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu với các thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

*.Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Như các Ngân hàng thương mại khác, BIDV Thăng Long thực hiện thanh toán giữa các doanh nghiệp bằng cách mở tài khoản cho khách hàng trong và

ngoài nước, thực hiện thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau bằng cách mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của Chi nhánh bao gồm:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

- Thực hiện dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước

2.1.3.2.Kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long

Bảng 1: Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh (phụ lục tr 94)

Về Tổng tài sản

Năm 2011 được đánh giá là năm bản lề BIDV chyển sang mô hình cổ phần hóa ,với rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nhưng quy mô tổng tài sản của chi nhánh Thang Long đạt 3 438 605.54 tr đồng vào thời điểm 31/12/2011 tăng 10.8% sơ với thời điểm 31/12/2010 .Trong đó vốn chủ sở hữu tăng 0.7 % Cơ cấu tài sản nợ có chuyển biến theo hướng tích cực. Trong điều kiện toàn ngành đang dư thừa vốn, thiếu đầu ra, Chi nhánh đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động tín dụng với mức tăng trưởng phù hợp 15.6% cùng với đó là việc đẩy mạnh các gói dịch vụ phụ đi kèm với hoạt động tín dụng, góp phần làm tăng trưởng đột biến chênh lệch thu chi, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Năm 2012 trước những tác động bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới và khu vực ,thị trường tài chính trong nước gặp không ít khó khăn ,thách thức như Lạm phát ,thị trường chúng khoán và thị trường bát động sản sụt giảm ,thị trường tiền tệ căng thẳng,…Mặc dù chịu những biến động môi trường kinh doanh gây bất lợi nhưng với nỗ lực vượt bậc của tập thể công nhân viên toàn hệ thống ,chi nhánh BIDV Thăng Long đã đạt kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động .Quy mô tổng tài sản đạt mức 4 107 420.03 tr đồng vào thời điểm 31/12/2012,Tăng trưởng 19.45% so với thời điểm 31/12/2011.Đây là 1 nỗ lực vượt bậc của chi nhánh vì trong năm 2012 là năm khó khăn chung cho toàn nền kinh tế nói chung và ngành ngân nói riêng.Tổng tài sản cuối kỳ của chi nhánh

đạt 4 107 420.025 tr đồng đúng 25 trên toàn hệ thống chi nhánh BIDV và giúp sức để ngân hang Đầu Tư và phát trien BIDV đứng thứ 4 trên hệ thống ngân hàng thương mại

Biểu đồ 1.:Tổng Tài sản qua các năm

Về huy động vốn tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng

Bảng 2.1 Diễn biến huy động vốn của chi nhánh Thăng Long Thuyết minh theo loại hình tiền gửi (phụ lục tr 94)

Bảng 2.2:Diễn biến huy động vốn của chi nhánh Thăng Long

Thuyết minh theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp (phụ lục tr 95)

Tổng vốn huy động vào thời điểm 31/12/2011 là 2 038 200.25 tr đồng, giảm 1.71 % so cùng thời điểm năm 2010. Là Chi nhánh hoạt động trên địa bàn ngoại thành có nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động chủ yếu là của các tổ chức kinh tế nên nền vốn chưa thực sự ổn định, huy động vốn dân cư còn hạn chế do thu nhập của dân cư trên địa bàn thấp.

+ Về cơ cấu nguồn vốn : Vào thời điểm 31/12/2011 TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN chiếm 16.57% trong tổng TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG giảm 85 797.3 tr đồng tương đương với 20.25% .Trong khi đó TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN (chiếm 81.8% trong tổng tiền gửi và khoản phải trả khách hàng ) Tăng 39 112.11 tr đồng so với thời điểm 31/12/2010 tương đương với 2.4%, Trong loại hình tiền gửi tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tăng từ khoản tiền tiết kiệm có kỳ hạn ,từ đó tạo nên một dòng vốn ổn định cho ngân hang sử dụng để tạo thêm thu nhập

Vào thời điểm 31/12/2011 cơ cấu nguồn vốn chuyển biến tích cực sang khu vực dân cư với mức tăng trưởng cao (28.33%), chiếm 53% tổng nguồn vốn huy động . Huy động vốn TCKT trong năm Giảm 31.72%so với năm 2010, do trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm Chi nhánh không phát triển được nhiều khách hàng mới. Với tốc độ tăng trưởng này đã rút ngắn được chênh lệch nguồn vốn giữa dân cư và Tổ chức làm cho nguồn vốn của chi nhánh mang tính ổn định cao, (TIỀN GỬI CỦA TCKTchiếm 34,2% tổng nguồn vốn huy động . Ngoài ra các khoản tiền gửi từ doanh nghiệpquốc doanh ,doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác đều giảm lần lượt là 30.38%, 36.68%,4.41%

Từ đó nhìn chung tại thời điểm 31/12/2011 tiền huy động từ tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng giảm 35 533.95 tr đồng so với cùng thời điểm năm 2010 tương đương với 1.71% .Do đầu tháng 9/2011, thị trường chứng khoán đã bắt đầu giao dịch sôi động trở lại, giá trị giao dịch của hai sàn có phiên tăng lên hơn 2.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, kênh vàng cũng đang thu hút nhiều người mua mỗi khi giá vàng giảm. Vậy nên một phần tiền tiết kiệm do lãi suất giảm đi so với kỳ vọng đã bị rút ra khỏi ngân hàng để bỏ vào các kênh khác như vàng hay chứng khoán.

* Vào thời điểm cuối năm 2012 Huy động vốn của chi nhánh ngân hàng bất ngờ tăng khá mạnh, trong khi tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức thấp Công tác phát triển khách hàng mới trong năm chưa được triển khai mạnh mẽ do tình hình biến động của nền kinh tế và thị trường, khách hàng TCKT thường gửi các kỳ hạn ngắn để tận dụng tối đa lãi suất và thời gian nguồn vốn nhàn rỗi để gửi Ngân hàng nên nguồn vốn này không mang tính ổn định, mặt khác do áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng, lãi suất huy động giữa các Ngân hàng không đồng nhất, nên việc phát triển khách hàng rất khó khăn .Cụ thể vào thời điểm 31/12/ 2012 tiền gửi không kỳ hạn (chiếm 17.45% tổng nguồn vôn huy động tù khách hàng) tăng 33% so với 31/12/ 2011 tương đương với 112 156tr đồng ,còn tiền gửi có kỳ hạn (chiếm 81.6% tổng nguồn vôn huy động tù khách hàng) tăng 26.29% so với năm 31/12/2011 tương đương với 438 433 tr đồng. Điều này một phần do nền kinh tế gặp khó khăn , các kênh đầu tư như bất động sản ,sàn chúng khoán đều đóng băng ,vàng và ngoại tệ diễn biến thất thường nên người dân gửi tiền vào ngân hàng nhằm kiếm lời và đảm bảo an toàn

Năm 2012 cơ cấu huy động vốn chuyển sang hướng tích cực ,tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân vươn lên dẫn đầu thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hang là các tổ chức kinh tế .Hết ngày 31/12/2012 tỷ trọng tiền gửi của nhóm cá nhân ,dân cư chiếm 57.67% tăng them 4.12% so với cùng thời điểm

năm 2011 .Trong khi đó tiền gửi của nhóm tổ chức kinh tế chỉ đạt 29.7 % trong tổng huy động vốn từ tiền gửi khách hang .giảm 4.5% so với thời điểm 31/12/ 2011

+Cá nhân : với chiến lược chuyển sang ngân hang bán lẻ ,ổn định nền khách hang ,khối khách hang các nhân ,dân cư trở thành nhóm khách hàng tăng trưởng tốt nhất trong các khôi khách hàng ,đạt mức 1488037.3 tr đồng tăng trưởng 36.323%

+ Tổ chức kinh tế :trong điều kiện lãi suất hạ ,nền kinh tế gặp khó khăn ,các doanh nghiệp có xu hương tối ưu hóa nguồn vốn bằng cách gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn ngắn nhằm kiếm lời mà vẫn đảm bảo có thể sử dụng vốn linh hoạt .Theo đó tiền gửi khối Tổ chức kinh tế tăng 9.9% Vào thời điểm 31/12/2012,đạt 766 616.68 tr đồng .Tuy nhiên mặc dù tăng nhưng tiền huy động được từ khối tổ chức kinh tế giảm tỷ trọng so với cùng thời điểm 2011 (giảm 4.5% trong tổng huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng)

Về tín dụng

Bảng 3:Cơ cấu tín dụng (PHỤ LỤC 96)

- Về quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng

Bảng 4: Tốc độ tăng dư nợ năm 2010- 2012

Chỉ tiêu 31/12/2010 triệu đồng 31/12/2011 triệu đồng 31/12/2012 triệu đồng 1. Tổng tài sản (tr đồng) 3 103 964.14 3 438 605.54 4 107 420.02 2. Tổng dư nợ tín dụng (tr đồng) 2 154 165.9 2490992.54 2 861 249.64

3. Tăng trưởng dư nợ - 15.6% 14.86%

4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng /Tổng TS 64.73% 67.6% 69.66%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2010- 2012)

Kết thúc 31/12/ 2011 dư nợ tín dụng đạt 2 490 992.542tr đông tăng 336 826.65 tr đồng tương đương với 15.6% .Từ đó nâng tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản lên 67.6% (tăng 2.87% so với cùng thời điểm năm 2010) Việc tăng trưởng tín dụng chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ tuyệt đối giới hạn tín dụng được BIDV giao từng thời kỳ

Hoạt động tín dụng của chi nhanh trong năm 2012 được điều hành chủ động linh hoạt kịp thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của toàn hệ thống .Dư nợ tín dụng đén ngày 31/12/2012 đạt 2 861 249.636 tr đồng tăng trưởng 14.86 % so với cùng thời điểm năm 2011 được kiểm soạt theo đúng chỉ đạo kế hoạch tăng trưởng tín dụng của hội đồng quản trị BIDV và đảm bảo chỉ đạo của NHNN .Tăng cường tín dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng ,tập trung ưu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu ,các công trình trọng điểm quốc gia ,hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

-Về Cơ cấu tín dụng

Bảng 5 Cơ cấu thời hạn vay vốn 2010- 2012 (ĐV: tr đồng) (phụ lục tr 96)

Biểu đồ 3: Tình hình dư nợ tín dụng theo thời hạn của Chi nhánh

Có thể thấy trong 3 giai đoạn từ 31/12/ 2010 đến 31/12/2012, mặc dù tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng 42.285% nhưng lượng tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn (tăng 478 507.632 tr đồng). Dư nợ trung dài hạn tăng ít hơn so với dư nợ ngắn hạn , trong 3 giai đoạn từ 31/12/ 2010 đến 31/12/2012 dư nợ trung và dài hạn tăng 229 034.1 tr đông tương đương với 22.4% .Vậy nên trong thời kỳ này chủ yếu tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh tập trung chủ yếu vào dư nợ tín dụng ngắn hạn Tuy nhiên, về cơ bản thực trạng này là tuân thủ theo định

hướng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2010 - 2012 là giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn, tăng tín dụng ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách tiền ệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định các cơ cấu vĩ mô.

Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống, còn phản ánh thực trạng giai đoạn sau suy thoái nền kinh tế. Các dự án trung hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh.

Tại thời điểm 31/12/2012 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm mạnh so với thời điểm 31/12/2011 (chiếm 43.727% trong tổng dư nợ của chi nhánh ,giảm 1.153% so với cùng thời gian năm 2011 và giảm 3.743 so với 31/12/2010).Dư nợ trung và dài hạn được kiểm soát ở mức thấp hơn nhiều so với giới hạn được giao năm 2012 (<45%) .Đây là cơ cấu tín dụng trung và dài hạn thấp nhất từ năm 2006 đến nay .Trong khi đó dư nợ tín dụng ngắn hạn có mức tăng trưởng tốt trong năm 2012 (Tăng trưởng 17.3% tính tới thời điểm 31/12/2012 bằng 1610108.7 tr đồng Tăng trưởng 17.3% so với thời điểm 31/12/2011 ) và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh (Vào thời điểm 31/12/2012 chiếm 56.27% trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh và tăng 1.17% so vơi cùng thời điểm năm 2011)

Về cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng, số liệu trong bảng trên có thể thấy rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển mở rộng thị trường ngoài quốc doanh và tiêu dùng bán lẻ. Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước giảm dần qua các năm và năm 2012 là thấp nhất trong 3 năm kể từ giai đoạn 2010-2012 (Kết thúc Năm 2012 chỉ còn chiếm 27.29% trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh ,giảm 3.737% so với cùng thời gian 2011 và giảm 9.353% so với 31/12/2010) Trong khi đó, tỉ trọng dư nợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục qua các kỳ đánh giá. Đến ngày 31/12/2012 dư nợ tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1 679 137 tr đồng tăng 285 751.9 tr đồng so với 31/12/2011 tương đương với mức tăng trưởng 20.5%,và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh (Vào thời điểm 31/12/2012 chiếm 58.69%,tăng 2.75% so với thời điểm 31/12/2011 và tăng 7.06% so vơi thời điểm 31/12/ 2010) Dư nợ bán lẻ ngày một tăng và tỷ trọng cũng tăng dần qua các năm , Kết thúc ngày 31/12/ 2012 đạt mức 401 367.47Tr đồng , Tăng trưởng 57% tương đương với 536 643.246Tr đồng so với cùng thời điểm năm 2011.Ghi nhận bược chuyển quan trọng trong chặng đường phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV

-Về chất lượng tín dụng

Bảng 6 Phân tích chất lượng nợ cho vay (phụ lục tr 97)

Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng ,song chất lượng tín dụng của BIDV đã được kiểm soát tốt .Trong cả 3 năm 2010-2012 tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (<3%) Năm 2012 ,chi nhánh tiếp tục kiểm soát chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (Trang 28)