ung thƣ thân tử cung
Bảng 3. 21. Liên quan giữa việc nạo hút thai với ung thư TTC
Từng nạo hút thai Ung thƣ Không ung
thƣ OR (95%CI) p Có 56 174 0,95 (0,65-1,38) >0,05 Không 105 309 Tổng 161 483
Kết quả cho thấy, tỷ lệ đối tượng ở nhóm bệnh và nhóm chứng đã từng nạo hút thai gần tương đương tỷ lệ lần lượt là 34,8% và 36,0%. Sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê với P>0,05.
Bảng 3. 22. Liên quan giữa số lần nạo hút thai với ung thư TTC
Số lần nạo hút thai Ung thƣ Không ung thƣ OR (95%CI) p <2 lần 30 91 1,07 (0,58-1,96) >0,05 ≥2 lần 25 81 Tổng 55 172
Kết quả cho thấy, tỷ lệ phụ nữ ở nhóm bệnh và nhóm chứng nạo hút thai lớn hơn hoặc bằng 2 lần nhỏ hơn nhóm phụ nữ nạo hút thai một lần trở xuống và ít có sự khác biệt giữa nhóm bệnh (45,5%) và nhóm chứng (47,1%). Kết quả phân tích cũng cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Mặc dù kết quả phân không tìm thấy sự liên quan giữa việc nạo hút thai với ung thư TTC nhưng khi phụ nữ nạo hút thai, đặc biệt nạo hút thai nhiều lần sẽ ảnh
vấn đề hết sức lo ngại. Bệnh cạnh đó phải kể đến tỷ lệ nạo hút thai ở các cơ sở y tế tư nhân chưa đủ tiêu chuẩn cũng là một vấn đề không chỉ về mặt y tế mà còn là vấn đề mang tính xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, theo Niên giám Thống kê Y tế, trong năm 2009 tỷ lệ nạo hút thai hiện còn rất cao, với tỷ lệ 26,9/100 trẻ sinh sống. Đây là con số được báo cáo chính thức qua hệ thống quản lý thông tin số liệu của ngành y tế. Thực tế số lượng nạo hút thai còn lớn hơn con số trên do có một lượng không nhỏ phụ nữ nạo hút thai ở ngoài cơ sở y tế nhà nước, không thu thập được số liệu. Vì vậy, việc tuyên truyền để phụ nữ tránh mang thai ngoài ý muốn và nạo hút thai mang ý nghĩa hết sức quan trọng.
Bảng 3. 23. Liên quan giữa việc sử dụng thuốc tránh thai với ung thư TTC
Biện pháp tránh thai Ung thƣ Không ung thƣ OR (95%CI) p Viên uống Có 7 27 0,77 (0,33-1,8) >0,05 Không 154 456 Tổng 161 483 Thuốc tiêm Có 1 2 1,5 (0,14-16,69) >0,05 Không 160 481 Tổng 161 483
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ có 5,3% đối tượng nghiên cứu dùng viên uống tránh thai, trong đó nhóm bệnh là 4,3%, nhóm chứng 5,6%. Khi phân tích chúng tôi cũng không tìm thấy mối liên quan giữa ung thư TTC với việc dùng viên uống tránh thai (p>0,05).
Cũng như đối với việc dùng thuốc tránh thai dạng uống, đại đa số các đối tượng trong nghiên cứu đều cho biết họ chưa từng sử dụng biện pháp tránh thai dạng tiêm (99,5%), tỷ lệ này giống nhau ở cả 2 nhóm bệnh và nhóm chứng. Chỉ có 0,5% đối tượng ở cả 2 nhóm nói rằng họ có sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích cũng có thể đi đến kết luận là dạng thuốc tiêm tránh thai
không có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư TTC vì sự khác biệt về tỷ lệ ung thư TTC giữa nhóm bệnh và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3. 24. Liên quan giữa việc áp dụng vòng tránh thai với ung thư TTC
Không đặt vòng tránh thai Ung thƣ Không ung thƣ OR (95%CI) p Không 76 153 1,93 (1,34-2,78) <0,001 Có 85 330 Tổng 161 483
Đặt vòng tránh thai là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam từ trước đến nay. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ đặt vòng tránh thai ở nhóm bệnh 52,8%, tương đương như ở nhóm chứng là 68,3%. Kết quả bảng trên chúng tôi thấy, có sự liên quan giữa ung thư TTC với đặt vòng tránh thai (p<0,001), việc đặt vòng tránh thai là yếu tố thuận lợi giảm nguy cơ ung thư TTC hay nói cách khác không đặt vòng tránh thai có nguy cơ ung thư TTC cao hơn nhóm phụ nữ đặt vòng tránh thai 1,93 lần.
Hiện nay, việc sử dụng vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai khá phổ biến và tiện dụng, đặc biệt mang lại hiệu quả tránh thai cao tới 99%. Vòng tránh thai làm giảm lượng máu kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung. Tuy nhiên, đặt vòng tránh thai cũng có một số nhược điểm như có thể gây viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, đặt vòng tránh thai có nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung. Vì vậy, việc đặt vòng tránh thai không thể tùy tiện mà phải tuân theo chỉ dẫn của các bác sỹ.
Trong nghiên cứu của bác sĩ Lucas Minig (Bệnh viện Universitario Madrid Sanchinarro, Tây Ban Nha) và các đồng nghiệp, 20 phụ nữ có bệnh lý nội mạc tử
sau đó phải qua thêm một đợt chữa trị bổ sung. Ngoài ra, 57% phụ nữ ung thư giai đoạn đầu cũng hết bệnh sau 6 tháng, 2 trong số này cần chữa trị bổ sung. Tất cả đều được tháo vòng tránh thai ra sau 1 năm. 9 trong số 34 phụ nữ kể trên sau đó đã có thai. 10 năm sau cuộc nghiên cứu, tất cả những người tham gia đều còn sống. Giới chuyên môn nhận định nghiên cứu kể trên là đặt vòng tránh thai có thể chữa khỏi chứng ung thư nội mạc tử cung ở giai đoạn đầu và đưa ra một giải pháp đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, nó còn phải được thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn nữa trước khi có thể áp dụng rộng rãi ra bên ngoài.
Bảng 3. 25. Liên quan giữa việc triệt sản bằng Quinacrine với ung thư TTC
Triệt sản bằng
Quinacrine Ung thƣ Không ung
thƣ OR (95%CI) p Có 0 7 - - Không 161 476 Tổng 161 483
Phương pháp triệt sản bằng Quinacrine là việc dùng một dụng cụ đặt vòng tử cung cải tiến để đưa viên thuốc Quinacrine vào trong buồng tử cung. Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) đã nghiên cứu phương pháp triệt sản bằng Quinacrine từ những năm 1970. Ở Việt Nam triệt sản bằng Quinacrine được Chính phủ áp dụng một chương trình thử nghiệm từ năm 1989, đến năm 1993 đã có 31.781 phụ nữ ở 24 tỉnh sử dụng phương pháp triệt sản bằng Quinacrine [48].
Ước tính rằng có hơn 100.000 phụ nữ ở 13 nước đã được triệt sản bằng Quinacrine trong đó có phụ nữ sử ở Việt Nam. Các thử nghiệm lâm sàng ở Chi-lê trong những năm 1980 đã phát hiện được 8 trường hợp ung thư, bao gồm 2 trường hợp ung thư sản khoa (trong đó có một trường hợp rất hiếm gặp là ung thư cơ trơn tử cung) trong số những người sử dụng Quinacrine. Sau đó FHI đã tiến hành một nghiên cứu thuần tập hồi cứu bao gồm các số liệu theo dõi đến tận năm 1991 trên 1.492 phụ nữ Chi-lê là những người đã sử dụng Quinacrine và cho thấy rằng các trường hợp ung thư trên là do ngẫu nhiên và không liên quan đến việc sử dụng
Quinacrine. Chính vì thế, việc xác định liệu có mối quan hệ giữa việc áp dụng biện triệt sản bằng Quinacrine với ung thư TTC ở Việt Nam cũng là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Đề tài của chúng tôi thực hiện cũng góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu đang được quan tâm đó.
Vào cuối những năm 1980, các biện pháp KHHGĐ ở Việt Nam dựa chủ yếu vào dụng cụ trách thai trong tử cung, chủ yếu là vòng tránh thai. Trước năm 1990 mới chỉ có một số rất ít phụ nữ thắt vòi trứng để triệt sản và thường chỉ tiến hành trong khi mổ lấy thai hoặc một phẫu thuật khác trong ổ bụng và ở vùng chậu. Phẫu thuật triệt sản khi không có thai rất ít được thực hiện. Triệt sản thắt vòi trứng chỉ chiếm không đến 1% các biện pháp tránh thai. Năm 1989, triệt sản bằng Quinacrine được tiến hành thử ở hai tỉnh phía Bắc là Hà Nam Ninh (nay được tách làm 3 tỉnh là Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình) và Hải Hưng (nay được tách làm 2 tỉnh là Hưng Yên và Hải Dương) và sau đó được chấp nhận sử dụng rộng rãi trong chương trình KHHGĐ của Bộ Y tế. Đến cuối năm 1993, chương trình triệt sản bằng Quinacrine bị ngừng để đánh giá lại sau khi nhận được thư của Tổ chức Y tế Thế giới đề cập rằng Quinacrine có thể gây ung thư đối với người sử dụng. Đến nay phương pháp triệt sản này vẫn chưa được tiến hành lại vì vấn đề lo ngại trên.
Trong bối cảnh biện pháp triệt sản bằng Quincarine được áp dụng rộng rãi thì việc xác định mối quan hệ giữa việc áp dụng biện pháp này với ung thư TTC có ý nghĩa lớn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không có đối tượng nào ở nhóm bệnh sử dụng biện pháp triệt sản bằng Quinacrine, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 1,5%. Chúng tôi đã tiến hành phân tích thống kê đơn biến cho kết quả là không có mối liên quan giữa ung thư TTC với việc sử dụng phương pháp triệt sản bằng Quinacrine ở phụ nữ (p>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết nghiên cứu của Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) tiến hành tại Chi-lê như đã trình bày ở trên.
Bảng 3. 26. Liên quan giữa việc triệt sản bằng cắt vòi trứng với ung thư TTC Triệt sản bằng thắt vòi trứng Ung thƣ Không ung thƣ OR (95%CI) p Có 5 27 0,54 (0,2-1,43) >0,05 Không 156 456 Tổng 161 483
Trong cuộc đời sinh sản của người phụ nữ buồng trứng có vai trò hết sức quan trọng. Buồng trứng có chức năng ngoại tiết, tiết ra trứng và chức năng nội tiết, tiết ra các nội tiết tố nữ giúp người phụ nữ phát triển và duy trì giới tính nữ. Đến tuổi 48-50, thường phụ nữ sẽ mãn kinh vì buồng trứng teo dần và không hoạt động nữa, lúc đó cơ thể già yếu đi theo tiến trình sinh lý tự nhiên của con người. Ở người đã phẫu thuật cắt 2 buồng trứng, tức là cũng giống như đã mãn kinh (mãn kinh sớm), điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý của người phụ nữ. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ có phẫu thuật cắt buồng trứng đối với nhóm bệnh là 3,1%, đối với nhóm chứng là 5,6%. Kết quả bảng trên cho thấy, không có mối liên quan chặt chẽ giữa cắt buồng trứng và ung thư TTC (p>0,05).