công việc, các mối quan hệ cố vấn giúp nhân viên tiến bộ trong nghề nghiệp của mình.
Bất kỳ công ty nào có mục đích giữ chân những nhân viên có giá trị nhất và thay thế những vị trí đang trống do về hưu, rời bỏ công ty, thăng tiến từ trong công ty… đều phải thực hiện các chương trình phát triển nghề nghiệp.
Điều này sẽ tạo điểm tựa vững chắc cho những nhân viên mà một ngày nào đó họ sẽ dẫn dắt doanh nghiệp với vai trò là các chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý và điều hành cao cấp.
Nhân viên nguồn nhân lực thường nhắc đến cụm từ các nấc thang nghề nghiệp khi nói về việc phát triển nghề nghiệp. Nấc thang nghề nghiệp là một chuỗi lô-gíc các giai đoạn thăng tiến một nhân viên tài năng và tận tụy lên từng vị trí thử thách hơn với nhiều trách nhiệm hơn. Ví dụ, trong một công ty xuất bản, một nhân viên có khát vọng trở thành biên tập viên có thể được thăng tiến dần qua các vị trí khác nhau từ sản xuất hay marketing cho đến trợ lý biên tập. Từng bước đó sẽ mở rộng các kỹ năng và tầm hiểu biết về công việc của nhân viên đó. Một số công ty phân tích mức kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của nhân viên một cách hệ thống và đào tạo cho phù hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho bước tiếp theo để leo lên nấc thang nghề nghiệp. Khoảng cách giữa những gì mà một nhân viên có và những gì mà người đó cần phải có sẽ được giải quyết thông qua một kế hoạch kết hợp đào tạo chính thức, các nhiệm vụ cụ thể và sự cố vấn thường xuyên từ một cấp trên được nể trọng, như được trình bày ở hình 7-1.
Xét từ quan điểm duy trì nhân viên, nấc thang nghề nghiệp là phương pháp hiệu quả nhất vì nó tránh được trạng thái "giậm chân tại chỗ". Nhân viên cần cảm thấy mình đang học hỏi và đương đầu với thử thách qua những trách nhiệm mới vừa sức với họ. Nhân viên cũng cần có sự sôi động trong công việc và không có chỗ cho cảm giác giậm chân tại chỗ trong nghề nghiệp để duy trì sự gắn bó của nhân viên với công ty. Nếu một nhân viên đầy hứa hẹn bị cản đường trong quá trình phát triển sự nghiệp, cấp trên của nhân viên đó nên giao một số nhiệm vụ với nhiều thử thách hơn để lôi kéo sự quan tâm của họ và giúp họ có thêm kinh nghiệm làm việc.
Bạn hãy nhìn lại tổ chức của mình và trả lời những câu hỏi sau:
* Những nấc thang nghề nghiệp nào hiện đang có sẵn cho các nhân viên tiềm năng? * Nhân viên có ý thức được những nấc thang đó và tận dụng chúng không?
* Bản thân bạn đã xác định và đề xuất những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn cần phải có để leo lên nấc thang kế tiếp chưa?
* Có nhân viên nào hiện đang rơi vào trạng thái giậm chân tại chỗ? Bạn có thể làm gì để giúp họ thoát khỏi tình trạng đó?
Trong vai trò một nhà quản lý, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng những nhân viên mà bạn đánh giá cao đang dần phát triển sự nghiệp. Sự tiến bộ của nhân viên sẽ tạo cơ hội cho bạn dễ dàng tiến lên vị trí quản lý cao hơn vì bạn đã có được người thay thế tin cậy.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp
Tạo nấc thang nghề nghiệp cho tất cả những người mà bạn mong muốn giữ lại.
Đối với những cá nhân có khả năng thăng tiến, hãy xác định khoảng trống giữa kỹ năng và kinh nghiệm mà họ hiện có với kỹ năng và kinh nghiệm họ cần để thực hiện vai trò mới. Sau đó hãy lấp đầy những khoảng trống đó bằng cách đào tạo và giao những nhiệm vụ thích hợp. Không để nhân viên có năng lực bị rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ.
Đảm bảo rằng luôn có một người cố vấn phù hợp mỗi khi nhân viên cần tư vấn, hướng dẫn. Phát triển nghề nghiệp là một thuật ngữ mô tả nhiều kinh nghiệm đào tạo, thực hành công việc, các mối quan hệ cố vấn giúp nhân viên tiến bộ trong nghề nghiệp của mình. Bất kỳ công ty nào có mục đích giữ chân những nhân viên có giá trị nhất và thay thế những vị trí đang trống do về hưu, rời bỏ công ty, thăng tiến từ trong công ty… đều phải thực hiện các chương trình phát triển nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo điểm tựa vững chắc cho những nhân viên mà một ngày nào đó họ sẽ dẫn dắt doanh nghiệp với vai trò là các chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý và điều hành cao cấp.
Nhân viên nguồn nhân lực thường nhắc đến cụm từ các nấc thang nghề nghiệp khi nói về việc phát triển nghề nghiệp. Nấc thang nghề nghiệp là một chuỗi lô-gíc các giai đoạn thăng tiến một nhân viên tài năng và tận tụy lên từng vị trí thử thách hơn với nhiều trách nhiệm hơn. Ví dụ, trong một công ty xuất bản, một nhân viên có khát vọng trở thành biên tập viên có thể được thăng tiến dần qua các vị trí khác nhau từ sản xuất hay marketing cho đến trợ lý biên tập. Từng bước đó sẽ mở rộng các kỹ năng và tầm hiểu biết về công việc của nhân viên đó. Một số công ty phân tích mức kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của nhân viên một cách hệ thống và đào tạo cho phù hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho bước tiếp theo để leo lên nấc thang nghề nghiệp. Khoảng cách giữa những gì mà một nhân viên có và những gì mà người đó cần phải có sẽ được giải quyết thông qua một kế hoạch kết hợp đào tạo chính thức, các nhiệm vụ cụ thể và sự cố vấn thường xuyên từ một cấp trên được nể trọng, như được trình bày ở hình 7-1.
Xét từ quan điểm duy trì nhân viên, nấc thang nghề nghiệp là phương pháp hiệu quả nhất vì nó tránh được trạng thái "giậm chân tại chỗ". Nhân viên cần cảm thấy mình đang học hỏi và đương đầu với thử thách qua những trách nhiệm mới vừa sức với họ. Nhân viên cũng cần có sự sôi động trong công việc và không có chỗ cho cảm giác giậm chân tại chỗ trong nghề nghiệp để duy trì sự gắn bó của nhân viên với công ty. Nếu một nhân viên đầy hứa hẹn bị cản đường trong quá trình phát triển sự nghiệp, cấp trên của nhân viên đó nên giao một số nhiệm vụ với nhiều thử thách hơn để lôi kéo sự quan tâm của họ và giúp họ có thêm kinh nghiệm làm việc.
Bạn hãy nhìn lại tổ chức của mình và trả lời những câu hỏi sau:
* Những nấc thang nghề nghiệp nào hiện đang có sẵn cho các nhân viên tiềm năng? * Nhân viên có ý thức được những nấc thang đó và tận dụng chúng không?
* Bản thân bạn đã xác định và đề xuất những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn cần phải có để leo lên nấc thang kế tiếp chưa?
* Có nhân viên nào hiện đang rơi vào trạng thái giậm chân tại chỗ? Bạn có thể làm gì để giúp họ thoát khỏi tình trạng đó?
Trong vai trò một nhà quản lý, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng những nhân viên mà bạn đánh giá cao đang dần phát triển sự nghiệp. Sự tiến bộ của nhân viên sẽ tạo cơ hội cho bạn dễ dàng tiến lên vị trí quản lý cao hơn vì bạn đã có được người thay thế tin cậy.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp
Tạo nấc thang nghề nghiệp cho tất cả những người mà bạn mong muốn giữ lại.
Đối với những cá nhân có khả năng thăng tiến, hãy xác định khoảng trống giữa kỹ năng và kinh nghiệm mà họ hiện có với kỹ năng và kinh nghiệm họ cần để thực hiện vai trò mới. Sau đó hãy lấp đầy những khoảng trống đó bằng cách đào tạo và giao những nhiệm vụ thích hợp. Không để nhân viên có năng lực bị rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ.
Đảm bảo rằng luôn có một người cố vấn phù hợp mỗi khi nhân viên cần tư vấn, hướng dẫn.
Tóm tắt
* Việc phát triển nhân viên bắt đầu bằng sự thông hiểu kiến thức chuyên môn, hiệu suất làm việc, mong muốn và động lực thúc đẩy hiện tại của nhân viên.
* Sau khi xác định được những động lực thật sự của nhân viên, bước tiếp theo là triển khai kế hoạch đáp ứng nguyện vọng của nhân viên và quyền lợi của công ty.
* Ba yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển nhân viên là động lực thúc đẩy nhân viên, nguồn lực tổ chức (thông qua đào tạo), và một nhà quản lý biết giúp đỡ.
Xử lý những người thực hiện hạng C