trong việc nhân viên đó quyết định có khởi kiện hay không. Sau đây là những điều "cần tránh" mà bạn nên tham khảo trong một vụ sa thải:
* Đừng đứng về phía nhân viên hay cổ vũ cho trạng thái tâm lý chống lại công ty để làm nhẹ nỗi khó chịu của riêng bạn. Ví dụ, đừng nói: "Riêng cá nhân tôi thì tôi không nghĩ rằng để anh ra đi là một quyết định đúng".
* Đừng nói với nhân viên bị sa thải rằng vụ sa thải này là do tình hình tạm ngưng sản xuất nếu thực sự không phải như thế. "Lời nói dối vô tội" này có thể dẫn bạn đến một vụ kiện nếu bạn lại tuyển người mới để lấp vào chỗ trống.
* Đừng nói những điều đại loại như: "Chúng ta đang theo sau một lực lượng làm việc năng động và tích cực hơn", "Anh không phù hợp với nhóm đó", "Chúng tôi cần những người ít bận tâm về gia đình để có thể gặp khách hàng sau giờ làm việc thông thường", hoặc "Chúng tôi cần một nhân viên năng động hơn". Những câu nói kiểu này có thể gây ấn tượng rằng nhân viên bị sa thải vì lý do phân biệt đối xử, chẳng hạn như quá già, là người nước ngoài, đã lập gia đình…
* Đừng nói chuyện khôi hài hay cố làm nhẹ tình huống. Bạn sẽ chỉ làm cho cuộc họp trở nên rắc rối hơn mà thôi. Tệ hơn nữa là bạn có thể làm cho người bị sa thải cảm thấy bị chế nhạo hay bẽ mặt, và vì thế họ sẽ có nhiều động cơ hơn để khởi kiện về việc sa thải sai.
* Đừng đe dọa nhân viên khi họ ngụ ý rằng họ có thể phản đối việc sa thải, chẳng hạn như bằng cách tỏ ý rằng bạn sẽ giữ lại kỳ lương cuối của người đó trừ khi họ đồng ý không khởi kiện. Kiểu thuyết phục như vậy bị xem là bất hợp pháp và có thể dẫn bạn đến tòa án.
Sau khi sa thải
Một khi bạn đã thực hiện việc sa thải nhân viên sau một cuộc trao đổi đầy khó khăn, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì nhiệm vụ đã xong tuy nhiên bạn vẫn còn nhiều việc phải làm. Để đối mặt với hậu quả trước mắt và lâu dài của vụ sa thải, bạn cần phải thực hiện những bước sau:
* Đảm bảo công ty và nhân viên thực hiện đúng hợp đồng lao động
* Tránh nói bất kỳ điều gì về nhân viên trước đây (dù là dưới dạng chính thức hay không chính thức thông qua việc tham khảo nghề nghiệp) vì những gì bạn nói có thể được suy diễn theo cách ảnh hưởng xấu đến uy tín nghề nghiệp của người đó
* Lưu hồ sơ về việc sa thải nhân viên.
Bạn hoặc phòng quản lý nguồn nhân lực của công ty bạn có thể giải quyết điểm cuối cùng này bằng thư cho thôi việc và gửi cho nhân viên đó trong cuộc trao đổi trước khi rời công ty. Thư này nên nêu rõ thời gian chấm dứt công việc của nhân viên. Tùy theo tình huống mà thư này có thể mô tả những thông tin khác như:
* Trợ cấp thanh toán khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm hình thức và thời điểm cung cấp
* Thanh toán lần cuối, bao gồm các khoản thưởng còn tồn đọng, các khoản phúc lợi tích lũy như khoản nghỉ mát
* Chi trả bảo hiểm y tế
* Hỗ trợ tìm công việc mới bên ngoài * Giải quyết các quyền lợi cổ phần
* Bất kỳ thỏa thuận ngầm hoặc chưa hoàn chỉnh nào
* Bất kỳ điều khoản nào đã được quy định trong một cuộc thỏa thuận tập thể
* Bất kỳ thỏa thuận nào bạn đã đưa ra về việc cung cấp cho nhân viên đó một thư giúp đỡ hay làm người tham khảo;
* Bất kỳ sự nhân nhượng nào mà nhân viên đã đồng ý, như lời hứa không kiện công ty để đổi lấy phúc lợi đặc biệt, chẳng hạn như thêm tiền.
Ở một số nước, đặc biệt là ở Mỹ, nếu nhân viên bị sa thải thuộc tầng lớp được bảo vệ, như thành phần thiểu số, thiểu năng, phụ nữ hay người già, và nhân viên đó đồng ý ký vào biên bản nhân nhượng, thì luật về việc chấp nhận thư cho thôi việc có thể phức tạp hơn. Trong trường hợp này, bạn hoặc công ty bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp lý về việc chính xác nên viết như thế nào trong thư cho thôi việc.
Đừng phát ngôn tiêu cực
Khi nhân viên bị sa thải đã rời khỏi công ty, chú ý đừng làm hay nói gì khiến ai đó có thể hiểu là làm tổn hại đến uy tín hay khả năng tìm việc khác của nhân viên cũ, ngay cả khi lời nói hay hành động đó xảy ra bột phát không suy nghĩ trước. Một lời tuyên bố như thế vẫn có thể khiến bạn bị kiện vì tội nói xấu hoặc gây nỗi oán giận giữa các đồng nghiệp thân thiết của nhân viên cũ. Tốt hơn hết là đừng nói điều gì tiêu cực về nhân viên đã ra đi.
Về vấn đề tham khảo
Chắc chắn nhân viên bị sa thải sẽ tìm việc ở nơi khác và có khả năng bạn sẽ nhận được nhiều cuộc điện thoại từ những công ty khác với mục đích thực hiện quy trình kiểm tra người tham khảo trước khi tuyển dụng. Nếu bạn có rất ít hoặc chẳng có điều gì tốt đẹp để nói về người đó, hãy tập trung vào những điều thực chất. Trong thực tế, một số công ty có chính sách rõ ràng quy định những thông tin gì bạn có thể cung cấp trong vai trò người tham khảo. Hãy kiểm tra với bộ phận phụ trách pháp lý và nguồn nhân lực để hiểu biết đầy đủ về các chính sách tham khảo của công ty.
Đặc biệt lưu ý về sự phân biệt đối xử
Nhiều quốc gia đã ban hành luật chống phân biệt đối xử nhân viên dựa trên chủng tộc, giới tính, định hướng giới tính, tình trạng hôn nhân, thiểu năng về thể chất và tinh thần, tuổi tác,
và tình trạng sinh sản (tức là tình trạng mang thai hay có kế hoạch có thai). Trong một số trường hợp, việc tuân thủ những luật này đòi hỏi sự tinh tế, điều đó giải thích tại sao sự phân biệt đối xử là lý do được viện ra nhiều nhất cho những tuyên bố thải hồi sai trái. Vì thế trước khi sa thải, bạn hãy lưu ý yếu tố phân biệt đối xử trong nghề nghiệp được xác định như thế nào trong tình huống sa thải. Tham khảo luật sư nhiều kinh nghiệm là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn không vô tình phân biệt đối xử với nhân viên khi sa thải người đó.