Năm 2004, vụ án “đạo nhạc” và tranh giành bản quyền của bản nhạc “Tình thôi xót xa” giữa hai nhạc sĩ Nhật Bản và Việt Nam đã làm rúng động làng nhạc Việt và cả làng viết báo VHVN. Các nhà báo đổ xô đi tìm nhạc sĩ Bảo Chấn – tác giả “Tình thôi xót xa” để “hỏi tội” người nhạc sĩ này, xem có phải anh là người “đạo nhạc” của nhạc sĩ người Nhật Bản không trong khi
chưa có những bằng chứng cụ thể, khiến cho gia đình vị nhạc sĩ này cũng trở nên suýt nữa thì tan nát. Con không muốn đến trường, vợ anh phải vào nhập viện. Một số người khác thì cho rằng việc báo chí “đánh hội đồng” như thế là không công bằng, trong khi chưa có bằng chứng nào cụ thể để khẳng định đó là bản nhạc gốc của hai vợ chồng nhạc sĩ Nhật Bản kia, thì báo chí trong nước, thay vì đi tìm bằng chứng hoặc có một lời tốt đẹp về một nhạc sĩ cũng khá tài danh của mình, thì lại kết tội. Hơn thế nữa, còn liên tục cho đăng những lời viết qua email không có gì là hay ho của nhạc sĩ Nhật Bản lên án, thậm chí có báo còn đề cao quá đáng nhạc sĩ người Nhật Bản với bài viết về thành tích dày đặc của họ thông qua chính những thông tin họ gửi sang mà không biết rằng, sự thật họ là nhạc sĩ như thế nào ở Nhật Bản, có gì đảm bảo họ là chủ nhân bài hát và thực sự là những nhạc sĩ tài danh?
Có một nguyên tắc về đạo đức báo chí mà chúng ta dường như đã vi phạm phải trong chuyện này đó là “Nhớ rằng, trong con mắt của luật pháp, một người bị nghi ngờ phạm tội thì vẫn được coi là vô tội cho đến khi có chứng cứ phạm tội. Cần phải đưa kết quả cuối cùng của vụ việc cho độc giả được biết” (Nguyên tắc đạo đức báo chí Thuỵ Điển”)
Được biết, sự việc này cho đến nay vẫn chưa có “kết quả cuối cùng”, tuy nhiên, xét tất cả những bài viết trên báo thì cứ như ông nhạc sĩ Bảo Chấn đích thực là có tội. Điều này ảnh hưởng lớn đến thanh danh của ông trong khi sự vụ đã đi qua, dư luận không nhớ nhiều đến hai vợ chồng nhạc sĩ người Nhật Bản, nhưng bản thân nhạc sĩ BC và gia đình ông cho đến giờ vẫn sống trong phiền muộn khi mà không biết uy tín và danh dự của mình đến khi nào mới được hồi phục.
Trong khi báo chí trong nước rộ lên việc lên án nhạc sĩ trong nước về việc này thì tại Nhật Bản, một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam người Việt đang sinh sống và công tác tại đây đã viết một bài báo như sau:
“Dù sao, vay mượn và bắt chước trong nghệ thuật không phải là điều đáng xấu hổ, mà đó là một điều hoàn toàn tự nhiên trong quá trình kế thừa. Đạ idanh họa Salvador Dali từng nói: “Những ai không muốn bắt chước bất cứ thứ gì, sẽ không bao giờ sáng tạo ra cái gì hết!” Pablo Picasso cũng từng khẳng định: “Có gì xấu đâu nếu một họa sỹ bắt chước một họa sỹ khác? Ngược lại, đấy là một điều hay. Bạn phải liên tục cố mà vẽ giống như một người nào đó. Nhưng vấn đề là ở chỗ bạn không thể bắt chước được. Và đây chính là chỗ nảy sinh ra cá tính của bạn”. Tuy nhiên chớ nên lẫn lộn điều này với plagiarism (đạo văn, đạo nhạc, đạo họa) là sự ăn cắp sáng tạo của người khác và nói đó là của mình. Cái khó là ở chỗ, trong nhiều trường hợp, không dễ dàng gì có thể vạch ra ranh giới giữa plagiarism và ảnh hưởng, vay mượn
Kẻ hèn này nghĩ rằng trong những trường hợp như thế, nếu không có việc bên A đâm đơn kiện bên B, hoặc cả hai A và B bị bên C kiện vì cả A lẫn B đều thuổng nhạc (văn) của C, thì chỉ có lương tâm, tài năng và trình độ chuyên nghiệp của nghệ sỹ là người phán xử duy nhất. Nếu nghệ sỹ thiếu một trong ba hoặc cả ba cái đó, thì đó không phải là nghệ sỹ, và chúng ta cũng khỏi cần bận tâm tới họ làm gì”.
Chúng ta có thể coi sự kiện này như là một hiện tượng điển hình của những nhà báo viết VHVN. Nếu người cầm bút là những nhà báo có trách nhiệm và lương tâm trong sáng, sẽ đem lại cho bạn đọc những suy nghĩ và cảm nhận trong sáng hơn là áp đặt, tạo dư luận không tốt đến cuộc sống của cả một tập thể những con người. Chẳng hạn như nghi án “đạo nhạc” còn được tiếp tục đưa ra về sau với hàng loạt nhạc sĩ khác, khiến dư luận ngày càng hoang mang.
Một bản nhạc dễ nghe có ca từ ý nghĩa, một vở kịch hay, một phim truyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp giúp định hình những cảm nhận về
nghệ thuật của một tâm hồn đang trưởng thành. Điều này chỉ có thể đưa đến bằng con đường ngắn nhất: báo chí. Các phương tiện truyền thông vốn là kênh thông tin vô cùng quan trọng của tất cả mọi người. Ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhu cầu con người luôn luôn cần và muốn tăng thêm hiểu biết về thế giới nội tâm phong phú và đẹp đẽ này. Có những bài múa nổi tiếng thế giới nhưng “Cái chết của con thiên nga” đã được trình diễn từ đầu thế kỷ 20 đến nay nhưng vẫn không bao giờ là đề tài cũ để báo chí khai thác. Dễ có đến hàng ngàn bài viết về vở kịch này kể từ khi bài múa này xuất hiện. Nhưng hàng ngàn bài viết này không hề giống nhau. Mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm lịch sử và với mỗi đạo diễn, diễn viên, biên kịch khác sẽ hình thành nên vở diễn mang phong cách khác nhau. Chính vì thế cũng tạo ra hàng nghìn bài viết có phong cách khác nhau về một vở múa kinh điển. Điều này chứng tỏ đề tài làm nên phong cách chứ phong cách không thể định hình đề tài. Đề tài chính là nguồn gốc của một bài báo, mọi thứ hay dở, nghệ thuật hay vị nghệ thuật… chính là nằm ở những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày mà các văn nghệ sĩ đưa lên trang sách, lên sân khấu, lên phim. Nhà báo làm người trung gian cho sự luân chuyển này. Và vì thế, hơn bất kỳ một cách nói nào, cách dẫn dắt người đọc đến với cái đẹp, cái hoàn thiện của VHVN chính là phụ thuộc vào những bài viết của nhà báo.
3.2. Hạn chế của những thông tin Văn hóa văn nghệ trên báo Đoàn thanh niên
Có một câu nói rằng “Típ người đáng sợ nhất trong xã hội chính là loại người có trí thông minh nhưng lại không được giáo dục tính nhân văn”.
Nhà báo Bo Buringham (Mỹ) cho rằng “Không thể truyền thụ sự cảm thông hoặc sự quan tâm đến người khác cho những người không có phẩm chất nhân văn”.
Một nhà báo hội đủ tư chất sẽ thuộc vào típ người thông minh và giàu chất nhân văn. Chỉ có điều bản thân nhà báo phải luôn giữ vững quan điểm và lập trường chính trị tư tưởng để rèn luyện chất nhân văn ngày càng sâu đậm hơn. Như vậy mới bản lĩnh hơn. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng có được đức tính cao đẹp này. Thậm chí có những nhà báo đến một giai đoạn nào đó vì quá hám danh, muốn được nổi tiếng nhanh chóng nhờ những bài viết gây sốc, đã quên hẳn “chất nhân văn” của mình. Điều này dẫn đến những hạn chế của một bài viết nói riêng và uy tín của tờ báo nói chung.
3.2.1 Phóng viên Văn hóa Văn nghệ
Một nhà báo viết VHVN có thể là một phóng viên tốt nghiệp từ trường đào tạo báo chí cũng có thể là một phóng viên tốt nghiệp từ trường Cao đẳng văn hóa hay Đại học tổng hợp các nghành Văn chương, lịch sử, khảo cổ hay thậm chí là bất cứ ngành nào. Cũng có những phóng viên (PV) VHVN học ngành ngoại ngữ hay du lịch và có khi là sinh viên trường viết văn Nguyễn Du… Miễn là người PV VHVN hội đủ 3 tố chất:
- Có kiến thức cơ bản về VHVN,
- Có khả năng cảm thụ và cảm nhận sâu sắc về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật,
- Có năng khiếu viết và sử dụng ngôn ngữ văn hóa nghệ thuật thành thạo, phong phú để diễn đạt ý tưởng một cách giản dị, trong sáng.
Không nhất thiết phóng viên viết VHVN phải là “một người trong nghề” nhưng nếu là diễn viên kịch thì dễ dàng viết về sân khấu, hay diễn viên điện ảnh thì viết bài về điện ảnh như trở bàn tay… Tuy nhiên người PV
VHVN phải am hiểu tất cả các loại hình nghệ thuật trên, cũng như có kiến thức tối thiểu về văn hóa Việt Nam, Văn hóa thế giới. Kể cả ngày nay, việc chuyên nghiệp hóa các phóng viên theo từng lĩnh vực mình được phân công, thì PV VHVN vẫn phải là những người am hiểu hầu hết các lĩnh vực VHVN. Điều này đòi hỏi người viết VHVN phải luôn chịu khó học hỏi, đọc, nghe và đi càng nhiều càng tốt. Cũng như tất cả những lĩnh vực khác của cuộc sống, văn hóa nghệ thuật của con người ngày càng phát triển với những tìm tòi và khám phá liên tục. Nguời viết VHVN không thể không cập nhật mọi lúc mọi nơi.
PV viết VHVN còn là những nhà lý luận sâu sắc, và nếu có thể sẽ là nhà phê bình quý giá cho những tác phẩm văn hóa nghệ thuật của các danh nhân, nghệ sĩ. Chưa có một xã hội nào không có những nhà phê bình cho các tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Trọng trách lớn nhất của nhà phê bình chính là thúc đẩy sự tiến hóa của tư duy con người từ thời xa xưa đến thời đại của hạt nhân, tên lửa và kỹ thật số ngày nay.
“Muốn viết phê bình tác phẩm sân khấu, điện ảnh, trước hết phải biết viết một tác phẩm báo chí/loại tác phẩm báo chí đặc thù. Đặc thù ở chỗ, đối tượng viết bài phê bình của nó là vở diễn, bộ phim, là một thế giới nghệ thuật khác với cái hiện thực đang trôi chảy triền miên bất tận, là chính cuộc sống hiện thực của chúng ta. Do hai thế giới là khác biệt, nhưng lại có liên quanmật thiết đến nhau, vì không có hiện thực đời sống thì không có một thế giới khác thường là nghệ thuật, chồng lên trên cái hiện thực thuần tuý đó, để giúp con người có một đời sống tinh thần phong phú mới mẻ và dạt dào lãng mạn, mà trong đó, nhất định, người thưởng thức thế giới nghệ thuật này đã được sống một cách có chất lượng hơn nhiều lần. Hai thế giới khác nhau đòi hỏi hai cách ứng xử khác nhau về mặt thông tin báo chí. Nhưng trong khi thực hiện hai cách ứng xử khác nhau này, những người viết lại phải hiểu được mối liên
quan thẩm mỹ biện chứng giữa thế giới hiện thực đời sống với thế giới nghệ thuật. Vì vậy một bài báo viết về vở diễn kịch chính là một loại tác phẩm báo chí, cần được tổ chức một cách đặc biệt, nghĩa là cần một ứng xử đặc biệt của người viết, với tư cách là chủ thể của loại bài viết đặc biệt này. Khi sáng tạo một bài viết như vậy, chúng ta có được kết quả: bài phê bình sân khấu, theo đúng nghĩa đích thực của từ này”. (Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí - Tiến sĩ Nguyễn thị Minh Thái).
Trong quá trình “ứng xử đặc biệt” này, người viết – phóng viên VHVN cần phải có một thái độ rõ ràng với tác phẩm mà mình phê bình. Đó là thái độ đồng thuận hay không đồng thuận nhưng phải nêu rõ lý do vì sao và phân tích lý do đó bằng ngôn ngữ của quần chúng chứ không thể đem học thuật vào báo chí. Việc đưa học thuật vào báo chí là điều tối kỵ, chỉ trừ phi thấy thực sự cần thiết. Ngoại trừ một số tờ báo chuyên nghành về nghệ thuật, bạn đọc của những tờ nhật báo phần đông là quần chúng nhân dân lao động ở mọi tầng lớp, vì thế phải rất cẩn thận và cân nhắc khi viết bài phê bình lý luận các tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí cũng như phải có một trình độ ngôn ngữ nhất định mới dễ dàng chuyển tải được hết tinh thần của tác phẩm bằng ngôn ngữ đại chúng.
Một thái độ khác với tác phẩm VHNT mà người viết cần phải có đó là sự công bằng và khách quan. Bên cạnh đó họ phải thật sự dũng cảm. Có dũng cảm mới nói thật những suy nghĩ của mình, dám phê bình thẳng thắn, không vì tình riêng, không lo sợ sẽ làm người khác khó chịu khi nói đến sự thật. Đã có những nghệ sĩ rất sợ người viết phê bình lý luận nói thật ra điểm yếu của họ hoặc đi ngược lại với ý kiến hay tư tưởng của họ. Nhưng cũng có những người làm nghệ thuật rất tâm đắc với những gì nhà phê bình lý luận viết dựa trên sự hiểu biết sâu sắc tác phẩm của họ. Nhưng người viết phê bình lý luận phải là những nhà khoa học chân chính, biết lý luận, đưa ra những chứng
minh rõ ràng khi phê phán hay góp ý, có như thế ngươi đọc mới cảm nhận được sự chân thành của người viết. Nếu không sẽ vô tình xúc phạm và làm tổn thương những nghệ sĩ sáng tác và cả người đọc.
Chính vì lý do này mà hơn lúc nào hết, người ta ngày càng nhận thấy rõ những hạn chế của một PV viết VHVN ngày nay thể hiện không chỉ trên bài báo mà ngay cả ở lối sống của họ.
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả những bài viết của Phóng viên viết VHVN
Về Văn hóa văn nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bức thư cũng như các bài phát biểu trong các Đại hội báo chí. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc” viết vào tháng 10 năm 1947, Bác đã chỉ ra rất nhiều hạn chế của cách viết mà các phóng viên báo chí phạm phải. Bác viết:
“Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau. Vì thói ba hoa còn, tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng chưa khỏi hẳn.
Thói ba hoa tỏ ra nhiều vẻ:
- Dài dòng rỗng tuếch - nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại dài.
Viết làm gì dài dòng và rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời: là quyết không muốn cho quần chúng xem. Vì đã dài lại rỗng, quần chúng trông thấy đã lắc đầu, ai còn dám xem nữa? Kết quả chỉ để cho những ai vô công rồi nghề xem, và người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết.
- Có thói “cầu kỳ” – trên các sách báo, bức tường có những bức vẽ, những khẩu hiệu, nhiều người xem không ra, đọc không được.
Tục ngữ nói “đàn gẩy tai trâu” là có ý chế người nghe không hiểu. Song chính những người tuyên truyền mà viết và nói khó hiểu, thì chính người đó là “trâu”.
Muốn làm bạn, phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau, không thành bạn. Người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiều biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại.
- Khô khan, lúng túng – nói đi nói lại, cũng chẳng qua kéo ra những chữ “tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan” và một xốc danh từ học thuộc lòng. Thậm chí những danh từ đó cũng dùng không đúng. Chỉ làm cho quần chúng chán và ngủ gật.
Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới lọt tai quần chúng. Tục ngữ có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng phải học, mà phải chịu khó mới học được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất giản đơn. Anh em đi